Trang chủNewsThế giớiSau cuộc đối đầu mà giới phân tích nói rằng ông Trump...

Sau cuộc đối đầu mà giới phân tích nói rằng ông Trump “bị gài”, cựu Tổng thống “cạch mặt” tranh luận trực tiếp

Ngày 12/9, Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông sẽ không tham gia một cuộc tranh luận trên truyền hình khác với đối thủ bên đảng Dân chủ là Phó Tổng thống Kamala Harris.

Bầu cử Mỹ 2024: Sau cuộc đối đầu mà giới phân tích nói rằng ông Trump đã 'bị gài', cựu Tổng thống 'cạch mặt' tranh luận trực tiếp
Ông Trump và bà Harris có cuộc tranh luận trực tiếp hấp dẫn vào ngày 10/9, song đây có thể là cuộc tranh luận duy nhất giữa hai đối thủ trong mùa bầu cử Mỹ 2024. (Nguồn: AFP, Getty Images)

Trên mạng xã hội Truth Social của mình, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa viết: “SẼ KHÔNG CÓ CUỘC TRANH LUẬN THỨ BA!”, sau khi đã tiến hành cuộc tranh luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tháng 6 và cuộc đối đầu hôm 10/9 của ông với bà Harris.

Ông Trump nói: “Các cuộc thăm dò cho thấy rõ ràng là tôi đã thắng trong cuộc tranh luận với bà Kamala Harris, ứng cử viên cánh tả cấp tiến của đảng Dân chủ, và rồi bà ấy ngay lập tức kêu gọi một cuộc tranh luận thứ hai”.

Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò của CNNYouGov ngay sau tranh luận, tỷ lệ ủng hộ bà Harris đã áp đảo trong khi đảng Cộng hòa của ông Trump phải vật lộn để kiểm soát thiệt hại do những động thái giận dữ, thất thường của ông trên sân khấu.

Sau cuộc tranh luận vừa qua tại thành phố Philadelphia, giới phân tích nhận định, ông Trump đã bị bà Harris đánh bại khi liên tục bị đối thủ bên đảng Dân chủ gài vào thế bị động, lúng túng và nói sai sự thật.

Trong cuộc tranh luận, cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu khán giả truyền hình với một loạt vấn đề liên quan đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, trong đó có các vấn đề nóng như quyền phá thai, kinh tế, xung đột Ukraine và Israel-Hamas…

Trước thềm cuộc tranh luận, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, bà Harris đã thu hẹp đáng kể khoảng cách với ông Trump, thậm chí còn vượt lên dẫn trước ứng cử viên của đảng Cộng hòa tại 4/7 bang chiến trường có ý nghĩa quan trọng gồm Michigan, Wisconsin, Nevada và Pennsylvania.

Đây là cơ sở để nữ Phó Tổng thống Mỹ bước vào cuộc tranh luận trực tiếp bằng một phong thái tự tin, khi bà chủ động bắt tay ông Trump trước và nhiều lần đưa ra những luận điểm sắc bén nhằm công kích các quan điểm chính sách của đối thủ về quyền nạo phá thai, chính sách thuế quan và thương mại mang tính gây hấn…

Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích ông Trump về những thất bại trong chính sách đối ngoại, về một nền kinh tế yếu kém và thâm hụt thương mại kỷ lục khi ông giữ cương vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Về phần mình, khác với phong thái bùng nổ trong các cuộc tranh luận tổng thống trước đây, ứng cử viên Donald Trump phần nào giữ được vẻ điềm tĩnh trong suốt cuộc đối đầu với bà Harris, song cũng thể hiện khả năng ứng phó linh hoạt.

Ông đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Joe Biden về tỷ lệ lạm phát cao chưa từng thấy, chỉ trích quan điểm trong vấn đề nạo phá thai và chính sách nhập cư gây hại cho nước Mỹ. Một trong những “điểm nóng” của cuộc tranh luận là vấn đề chính sách đối ngoại.

Hai ứng cử viên đã thể hiện những quan điểm gần như hoàn toàn trái ngược liên quan cuộc xung đột Nga – Ukraine, hòa bình Trung Đông hay tình hình tại Dải Gaza…

Theo giới quan sát và dư luận báo chí tại Mỹ, đây là một cuộc tranh luận hấp dẫn giữa hai ứng cử viên tổng thống và có thể sẽ trở thành một bước ngoặt của chặng nước rút trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Ngay sau khi cuộc tranh luận kết thúc, chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ và cá nhân bà Kamala Harris đã nhận tin vui khi ca sĩ lừng danh Taylor Swift, người có hàng triệu khán giả hâm mộ tại Mỹ, tuyên bố ủng hộ bà Harris trở thành tổng thống tiếp theo.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bau-cu-my-2024-sau-cuoc-doi-dau-ma-gioi-phan-tich-noi-rang-ong-trump-bi-gai-cuu-tong-thong-cach-mat-tranh-luan-truc-tiep-286079.html

Cùng chủ đề

Ẩn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris

(Dân trí) - Trong khi sự bất định của ông Trump đã được dự báo trước, giới quan sát quốc tế chưa có nhiều thông tin để đánh giá về chính sách đối ngoại của bà Harris nếu ứng viên Dân chủ đắc cử tổng thống Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Elysee ở Paris tháng 11/2021 (Ảnh: AFP). Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong chưa đầy 2 tháng...

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Có Taylor Swift ủng hộ, bà Kamala Harris được lợi gì?

Sự ủng hộ của siêu sao nhạc pop Taylor Swift dành cho bà Kamala Harris có thể đã thúc đẩy hy vọng thu hút cử tri trẻ của Phó tổng thống thuộc đảng Dân chủ. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Sự ủng hộ của người nổi tiếng có tạo nên sự khác biệt vào ngày bầu cử không? Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/nha-lanh-dao-kim-jong-un-chuc-nga-thang-loi-185240915162202153.htm    

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số thứ tự 60 của kỳ bầu cử năm 2024 gắn với ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của tự...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới 151 km/giờ đã đổ bộ vào thành phố Thượng Hải, nơi có gần 25 triệu dân, vào khoảng 7h30 sáng...

Iran muốn siết tình thân với Nga và Trung Quốc, “hiến kế” xóa bỏ hiểu lầm với châu Âu, nói gì về bầu cử...

Ngày 16/9, trả lời phỏng vấn trực tuyến kênh truyền hình nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này Abbas Araghchi đưa ra bình luận về các mối quan hệ của Tehran với Nga, Trung Quốc và châu Âu.

Mới nhất

Mới nhất