Sau bão số 3, Quảng Ninh lại đối diện với nguy cơ cháy rừng với khoảng 6 triệu tấn gỗ cây keo, thông, bạch đàn gãy đổ, phủ dầy trên bề mặt rừng. Liên tiếp ghi nhận khoảng 30 điểm cháy, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để bảo vệ các diện tích rừng còn lại, coi nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng cấp thiết như phòng chống bão số 3.Từ ngày 01/12/2024, Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc có hiệu lực thi hành. Nghị định số 127/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm cơ chế đãi ngộ đối với Người có uy tín và một số đơn vị, cá nhân là người DTTS, qua đó từng bước luật hóa chính sách tôn vinh điển hình trong đồng bào DTTS.Chiều 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã họp phiên toàn thể để nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.Sau bão số 3, Quảng Ninh lại đối diện với nguy cơ cháy rừng với khoảng 6 triệu tấn gỗ cây keo, thông, bạch đàn gãy đổ, phủ dầy trên bề mặt rừng. Liên tiếp ghi nhận khoảng 30 điểm cháy, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để bảo vệ các diện tích rừng còn lại, coi nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng cấp thiết như phòng chống bão số 3.Trong những ngày tháng 10 và những tháng cuối năm với bộn bề công việc, trên cương vị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, mới đây ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã đến thăm và làm việc với Ủy ban Dân tộc. Tại buổi làm việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, trong tham mưu, hoạch định chính sách phải dành sự quan tâm đặc biệt đến vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn.Với sự quan tâm sát sao của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai và ngành công tác dân tộc, trong nhiều năm qua công tác bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS trên địa bàn toàn tỉnh luôn được giữ gìn, phát huy trong đời sống cộng đồng, qua đó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tìnhNhững công trình hạ tầng, những mô hình sinh kế đầu tư cho đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù ở Nghệ An đang được đưa vào hoạt động, góp phần làm đổi thay bộ mặt bản làng, đổi thay cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, để đồng bào được thụ hưởng nhiều hơn các chính sách của Đảng và nhà nước, thì cần phải sớm tháo gỡ những vướng mắc liên quan.Từ ngày 01/12/2024, Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc có hiệu lực thi hành. Nghị định số 127/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm cơ chế đãi ngộ đối với Người có uy tín và một số đơn vị, cá nhân là người DTTS, qua đó từng bước luật hóa chính sách tôn vinh điển hình trong đồng bào DTTS.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 6, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất. Chắp cách ước mơ” cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức. “Tiếp lửa” truyền thống múa sư tử mèo cho thế hệ trẻ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Xã A Lù, huyện Bát Xát (Lào Cai) là địa phương chịu nhiều thiệt hại về người và tài sản trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua. Để giúp các hộ dân bị sập đổ nhà hoàn toàn do mưa bão có nhà ở ổn định trước Tết Nguyên đán, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lào Cai phối hợp với Báo Thanh niên, Tập đoàn thép Hòa Phát và UBND huyện Bát Xát vừa tổ chức khởi công xây dựng 28 ngôi nhà cho các hộ dân trên địa bàn xã A Lù.Ngày 28/10, Phòng Cảnh sát Hình sự phối hợp Phòng Cảnh sát Cơ động Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa triệt phá thành một ổ đánh bạc quy mô lớn, với hệ thống đường hầm dài hơn 300m và các lối thoát hiểm, hàng rào phức tạp nhằm tránh sự truy xét của lực lượng chức năng.Ở Lào Cai, đồng bào La Chí sinh sống tập trung ở huyện Bắc Hà. Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều chương trình, dự án để khôi phục và bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc La Chí. Với cách làm sáng tạo, công tác bảo tồn văn hóa dân tộc La Chí ở huyện Bắc Hà đã góp phần kết nối giá trị truyền thống vào dòng chảy cuộc sống đương đại.Sáng 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra của dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).Sau những vòng thi hấp dẫn, cuộc thi “The Charming Beauty – Duyên dáng Thanh niên Yên Bái” năm 2024 đã tìm ra được top 15 thí sinh xuất sắc nhất. Những thí sinh xinh đẹp và tài năng này sẽ tranh tài trong đêm Chung kết Cuộc thi, dự kiến tổ chức tại Quảng trường 19/8 thành phố Yên Bái, ngày 09/11 tới.
Theo thống kê, từ sau bão số 3 đến nay đã có hơn 30 điểm cháy tại các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Ba Chẽ, Móng Cái, Đầm Hà, Quảng Yên, với tổng diện tích khoảng 265 ha. Địa phương đã phải huy động hơn 3.200 lượt người tham gia chữa cháy. Hiện nay có khoảng 6 triệu tấn vật liệu cháy đang khô nỏ là thân, cành lá từ 120.000ha rừng bị gãy đổ do bão số 3. Thời tiết dần chuyển vào mùa hanh khô trong khi diện tích rừng bị thiệt hại lớn, thiếu nhân công vệ sinh rừng nên mối lo cháy rừng ngày càng trở nên cấp thiết.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND phường Trưng Vương (TP. Uông Bí) chia sẻ: “Hiện nay nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng đã đang là nhiệm vụ cấp bách. Địa phương đã phân công nhiệm vụ và trực ban 24/24; tăng cường nâng cao ý thức, tuyên truyền vận động Nhân dân trên hệ thống thông tin truyền thông của phường và khu phố và các nhóm zalo để người dân, các chủ rừng nâng cao nhận thức PCCC rừng”.
Còn tại huyện Đầm Hà, sau ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn có gần 4.000ha rừng bị ảnh hưởng, tiềm ẩn khả năng cao cháy rừng khi thời tiết đang trong giai đoạn nắng, hanh khô. Ước tính thiệt hại về rừng bị đổ, gãy trên địa bàn huyện khoảng 150 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà Trần Anh Cường cho biết: “Để khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất lâm nghiệp, cùng với việc thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, huyện đã triển khai các phương án, định hướng trồng mới, thay thế diện tích rừng bị hư hại. Đối với các chủ rừng đang tiến hành tận thu rừng, chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện kiểm đếm thiệt hại, tăng cường tuyên truyền cho chủ rừng về phòng, chống cháy rừng và huy động lực lượng tại địa phương tiến hành thu dọn, cắt tỉa, tạo đường băng cản lửa phòng, chống cháy rừng đảm bảo an toàn”.
Nhận diện những mối nguy lớn nếu để xảy ra cháy rừng hàng loạt, tỉnh Quảng Ninh đã phát động đợt cao điểm 30 ngày đêm đến 31/10 tận thu lâm sản, vệ sinh rừng với mục tiêu cao nhất là hạn chế những thiệt hại do bão gây ra. Ông Nguyễn Thanh Khương, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tâm lý chủ quan của người dân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng thời gian qua.
“Các hộ gia đình cá nhân, các công ty doanh nghiệp muốn xử lý thực bì để đốt phải đăng ký với chính quyền địa phương cấp xã, đăng ký với lực lượng kiểm lâm để chúng tôi lên kiểm tra xem an toàn chưa thì mới cho đốt. Đốt là phải đăng ký, không phải cứ đăng ký mà cho đốt toàn bộ mà phải lần lượt từng hộ, từng cá nhân và đốt trong khung giờ phải đảm bảo cho việc PCCC nếu giữa trưa chúng ta đốt, thì rất nguy hiểm và không cho đốt cùng lúc vì sẽ gây ra thảm họa môi trường do khói, bụi và không tránh được việc cháy lan”, ông Khương cho biết thêm.
Hiện nay, gần 50% diện tích rừng trồng bị gẫy ở độ tuổi 2-3 năm, giá trị lâm sản tận thu cơ bản không đủ chi phí thuê nhân công, dọn vệ sinh rừng dẫn đến việc chủ rừng chưa chủ động dọn dẹp thực bì để trồng rừng trong năm tới. Riêng với hàng nghìn ha rừng tự nhiên liền kề với các khu rừng trồng bị thiệt hại do bão, cũng cần được ngành lâm nghiệp đặc biệt quan tâm, triển khai ngay các biện pháp hạn chế nguy cơ cháy.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh hiện đã có kế hoạch phân vùng nguy cơ cháy rừng và phương án PCCC rừng sau bão số 3. Theo đó, yêu cầu tất cả các chủ rừng là tổ chức, công ty lâm nghiệp và hộ gia đình tự giác dọn dẹp rừng, làm đường băng cản lửa và xử lý (đốt) thực bì đúng thời gian quy định.
Mới đây nhất, ngày 28/10, phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp nghe báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường đánh giá, thời gian qua tần suất cháy rừng trên địa bàn tỉnh diễn ra liên tục, nhất là trong tháng 10 năm 2024.
Theo đó, Phó Chủ tịch tỉnh đã yêu cầu, cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; các địa phương từ cấp thôn trở lên, cho đến các chủ rừng phải có phương án tối ưu về công tác quản lý tài sản, phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng và ban hành phương án phân vùng nguy cơ cháy, phương án quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; các địa phương khẩn trương chỉ đạo triển khai phương án thu dọn, vệ sinh hiện trường rừng bị thiệt hại; vận động các chủ rừng không đốt vật liệu, thực bì tại hiện trường rừng bị thiệt hại vào những ngày nắng, hanh khô…
Nguồn: https://baodantoc.vn/sau-bao-so-3-quang-ninh-tiep-tuc-doi-dien-moi-nguy-co-chay-rung-lon-1730184795769.htm