Trang chủNewsThời sựSắp xếp đơn vị hành chính ở Hải Phòng: Đáp ứng định...

Sắp xếp đơn vị hành chính ở Hải Phòng: Đáp ứng định hướng phát triển bền vững

Hải Phòng là một trong 6 địa phương của cả nước được Thủ tướng Chính phủ biểu dương tại văn bản số 829/TTg-NC về thực hiện tốt việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Anh Quân phát biểu tại Lễ khởi công Dự án. (Ảnh: Hoàng Ngọc/TTXVN)
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Anh Quân phát biểu tại Lễ khởi công Dự án. (Ảnh: Hoàng Ngọc/TTXVN)

Cách làm khác biệt trong sắp xếp đơn vị hành chính của Hải Phòng đã tạo ra mô hình tiên tiến, hiệu quả và bền vững.

Thành phố đã triển khai những cải tiến đột phá, tận dụng tối đa công nghệ và dữ liệu lớn để định hình các khu vực hành chính một cách hợp lý, tối ưu hóa tài nguyên và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Nhờ vậy, thành phố đã giải quyết được các vấn đề hiện tại, đưa ra định hướng phát triển lâu dài, bền vững cho tương lai.

Hải Phòng là một trong 6 địa phương của cả nước được Thủ tướng Chính phủ biểu dương (tại văn bản số 829/TTg-NC, ngày 17/10/2024) về thực hiện tốt việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Phóng viên TTXVN đã có buổi trao đổi với Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Anh Quân về nội dung này.

Tạo đồng thuận, thống nhất cao

– Xin ông cho biết sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng để đảm bảo quá trình triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn đạt hiệu quả, đúng tiến độ?

Ông Lê Anh Quân: Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, thành phố đã triển khai xây dựng 3 Đề án sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

Cụ thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hải Phòng; Thành lập thành phố Thủy Nguyên; Thành lập quận An Dương và mở rộng quận Hồng Bàng.

Với 3 Đề án trên, thành phố thực hiện sắp xếp 4/15 đơn vị hành chính cấp huyện và 101/217 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 47% tổng số đơn vị hành chính cấp xã toàn thành phố) để thành lập 51 đơn vị hành chính cấp xã mới (các đơn vị hình thành sau sắp xếp đều đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định), giảm 50 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 23% số đơn vị hành chính cấp xã).

Sau khi hoàn thành việc sắp xếp, Hải Phòng có 15 đơn vị cấp huyện (8 quận, 6 huyện và 1 thành phố); 167 đơn vị hành chính cấp xã.

Có thể khẳng định, việc triển khai xây dựng các Đề án sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025 từ khi bắt đầu đã bám sát mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu tại Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về “tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030”; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030”; Nghị quyết số 117/NQ-CP, ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành “Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025” phù hợp với thực tế của thành phố và các địa phương, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ theo quy định.

Thành phố chuẩn bị các điều kiện để các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới đi vào hoạt động theo đúng quy định khi nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/1/2025).

Đồng thời, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân khi triển khai nghị quyết này; tạo động lực tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương.

ttxvn_cau rao.jpg
Cầu Rào – điểm nhấn cửa ngõ phía Nam thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng từ cơ sở

– Thưa ông, sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, “tâm tư của cán bộ” là cụm từ được nhắc tới nhiều nhất. Ai đi – ai ở, ai nghỉ – ai làm? Chế độ chính sách thế nào cho thỏa đáng? Vậy thành phố Hải Phòng đã có bước đi, cách làm cụ thể nào để giải bài toán này?

Ông Lê Anh Quân: Tại thời điểm xây dựng Đề án, theo báo cáo của các địa phương, khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, thành phố Hải Phòng sẽ dôi dư 1.147 người (gồm 840 cán bộ, công chức cấp xã và 307 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã).

Theo quy định, lộ trình giải quyết số lượng cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo chậm nhất sau 60 tháng (5 năm) kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành. Trường hợp đặc biệt, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, việc bố trí, sắp xếp hoặc giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là vấn đề quan trọng.

Do vậy, trong quá trình xây dựng Đề án, thành phố Hải Phòng đã có các bước chuẩn bị hết sức chủ động, bài bản. Ban Thường vụ Thành ủy, Hội đồng Nhân dân thành phố và Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản quan trọng và thực hiện các giải pháp phù hợp với thực tiễn từng địa phương.

Căn cứ các quy định và chỉ đạo của thành phố, các địa phương đã xây dựng phương án cụ thể để sắp xếp đối với 1.147 cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư nêu trên.

Cụ thể như cho nghỉ công tác đến nhiệm kỳ mới (50 người); chuyển sang công chức đối với cán bộ cấp xã là 141 người; tinh giản biên chế hoặc thôi việc đối với 547 người (152 cán bộ cấp xã, 122 công chức cấp xã và 273 người hoạt động không chuyên trách); bố trí sang địa phương khác đối với 284 người (45 cán bộ cấp xã, 205 công chức cấp xã và 34 người hoạt động không chuyên trách) và phương án khác đối với 125 người.

Như vậy, cùng với việc xây dựng các Đề án về sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính, các địa phương đã chủ động xây dựng phương án cụ thể để bố trí, sắp xếp cũng như giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính. Trường hợp địa phương có khó khăn, vướng mắc, thành phố sẽ xem xét để thực hiện việc bố trí, sắp xếp hoặc luân chuyển, điều động giữa các quận, huyện.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 18 Hội đồng Nhân dân thành phố (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 vừa qua), Ủy ban Nhân dân thành phố đã trình Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua Nghị quyết số 07/2024/NQ-HĐND ngày 19/7/2024 về chính sách hỗ trợ đối tượng tinh giản biên chế, đối tượng tự nguyện nghỉ công tác trước tuổi tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng.

Theo đó, đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được hưởng hỗ trợ bằng 1,5 lần tổng kinh phí được hưởng theo chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP, ngày 3/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền ngoài việc hưởng chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP được hỗ trợ thêm 12 tháng phụ cấp hiện hưởng.

Đồng thời, Hải Phòng thực hiện tốt công tác vận động, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; bố trí nguồn ngân sách để hỗ trợ kinh phí, chính sách cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư giúp họ ổn định cuộc sống sau khi nghỉ công tác.

ttxvn_trung tam hanh chinh chinh tri hai phong.jpg
Trung tâm Chính trị – Hành chính thành phố Hải Phòng gồm 2 khối nhà cao 14 tầng và 12 khối nhà thấp tầng đối xứng nhau. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

– Vai trò cấp ủy, người đứng đầu địa phương chuẩn bị như thế nào để chủ động thực hiện hiệu quả việc sắp xếp các đơn vị hành chính, thưa ông?

Ông Lê Anh Quân: Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030” có đưa ra 6 nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Trong đó, nguyên tắc đầu tiên của việc sắp xếp đơn vị hành chính là “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.”

Vì vậy, vai trò của cấp ủy và người đứng đầu các địa phương của Hải Phòng được lãnh đạo thành phố xác định là một trong những yếu tố quan trọng, có tính quyết định trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Trong quá trình xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố, Thành ủy Hải Phòng đã ban hành chỉ thị để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Trong đó, xác định việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt trong giai đoạn 2023-2030 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các địa phương.

Ngoài các giải pháp cũng như phương án nêu trên, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác vận động, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; vận động, thuyết phục các đồng chí giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ động nghỉ công tác để nêu gương, dành cơ hội cho người trẻ hơn.

Thành phố cũng bố trí nguồn ngân sách để hỗ trợ kinh phí, chính sách cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư, tạo điều kiện giúp các trường hợp này ổn định cuộc sống sau khi nghỉ công tác.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ giảm đầu mối, giảm biên chế mà còn phải an dân. Theo đó, các địa phương phải làm tốt công tác tuyên truyền để tổ chức và cá nhân nắm rõ được các quy định về sắp xếp đơn vị hành chính. Đồng thời, các cơ quan liên quan phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết kịp thời nhu cầu của tổ chức, cá nhân.

Cởi bỏ “chiếc áo” đô thị chật chội

– Việc sáp nhập góp phần tạo ra không gian phát triển mới của thành phố Hải Phòng như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Anh Quân: Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp, thành lập và điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố, Hải Phòng có 2 đơn vị hành chính cấp huyện được nâng cấp từ đơn vị hành chính nông thôn lên đô thị (huyện Thủy Nguyên nâng cấp lên thành phố Thủy Nguyên, huyện An Dương thành đơn vị hành chính quận An Dương) và mở rộng không gian quận Hồng Bàng.

Việc thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương, mở rộng quận Hồng Bàng và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để tổ chức hợp lý hơn quy mô các đơn vị hành chính, tạo ra không gian phát triển mới cho thành phố.

Đồng thời, góp phần xây dựng thành phố Hải Phòng xứng tầm với vị thế của đô thị loại I cấp quốc gia, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 108/NQ-CP, ngày 26/11/2019 của Chính phủ ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 “và mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Thành phố Thủy Nguyên (trên cơ sở toàn bộ diện tích huyện Thủy Nguyên và phần điều chỉnh địa giới hành chính quận Hải An và huyện Thủy Nguyên tại khu vực đảo Vũ Yên) với những tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng việc trung tâm hành chính của thành phố Hải Phòng sẽ chuyển về và hoạt động ổn định vào đầu năm 2025 sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển đột phá hơn nữa.

Đồng thời là hạt nhân thúc đẩy Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế lớn, động lực phát triển của cả nước; là thành phố hiện đại, có vị thế trong khu vực và quốc tế.

Quận An Dương được thành lập nhằm thiết lập bộ máy chính quyền phù hợp với sự phát triển hiện có, thực hiện tốt hơn nữa các chức năng về quản lý đô thị, đáp ứng yêu cầu đô thị hóa, tạo điều kiện phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Từ đó, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý như: quản lý công nghiệp, thương mại, dịch vụ; quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật; cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Điều chỉnh địa giới hành chính huyện An Dương để mở rộng quận Hồng Bàng là bước đi phù hợp nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị. Cởi bỏ “chiếc áo” đô thị chật chội, không gian phát triển của quận được mở rộng giúp giảm áp lực về cơ sở hạ tầng cũng như mật độ dân số lên khu vực nội thị hiện hữu.

Đồng thời, tạo tiền đề phát triển Hồng Bàng thành đô thị thương mại, dịch vụ xanh, văn minh, hiện đại; góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước như kỳ vọng của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố vừa qua.

– Trân trọng cảm ơn ông!

(TTXVN/Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/sap-xep-don-vi-hanh-chinh-o-hai-phong-dap-ung-dinh-huong-phat-trien-ben-vung-post994493.vnp

Cùng chủ đề

Cầu đi bộ ‘biến tướng’ thành tụ điểm vui chơi, ăn nhậu về đêm của giới trẻ

TPO - Thời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.  20/11/2024 | 10:53 ...

Lần đầu tổ chức Tuần lễ du lịch TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ

Tuần lễ du lịch - thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ diễn ra từ ngày 29-11 đến 2-12, với 15 sự kiện chính.   Khách du lịch tham quan chợ nổi Cái Răng, TP Cần Thơ - Ảnh: LAN NGỌC Ở buổi họp báo Tuần lễ du lịch - thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ chiều 19-11, bà Đào Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và...

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi...

“Làn sóng mới” về đầu tư giá trị cao

Ngày càng nhiều dự án công nghệ cao, dự án trong các lĩnh vực công nghiệp tiên phong đổ vào Việt Nam, khẳng định sự chuyển mình mạnh mẽ của chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ngày càng nhiều dự án công nghệ cao, dự án trong các lĩnh vực công nghiệp tiên phong đổ vào Việt Nam, khẳng định sự chuyển mình mạnh mẽ của chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài. ...

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch chung TP. Biên Hòa, loạt dự án chính thức được gỡ vướng

Hàng loạt dự án gặp vướng tại phân khu C4 (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) do sự không đồng nhất giữa quy hoạch của các cấp đã chính thức được tháo gỡ. Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch chung TP. Biên Hòa, loạt dự án chính thức được gỡ vướngHàng loạt dự án gặp vướng tại phân khu C4 (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) do sự không đồng nhất giữa quy hoạch của các cấp đã chính thức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cô giáo vượt hơn 70 km mỗi ngày để “gieo chữ” cho học trò vùng khó

Mỗi ngày của cô Trang bắt đầu từ 5 giờ sáng, vượt cung đường 36 km đến với học trò Tân Yên - một xã vùng III của Lạng Sơn, chiều lại vượt 35 km về với gia đình. Mỗi ngày của cô Trang bắt đầu từ 5 giờ sáng, vượt cung đường 36 km đến với học trò Tân Yên - một xã vùng III của Lạng Sơn, chiều lại vượt 35 km về với gia...

Đại biểu nữ Việt Nam quảng bá văn hóa đất nước tới bạn bè quốc tế tại Lào

Nữ cán bộ ngoại giao và các phu nhân của Đoàn Việt Nam trong trang phục áo dài truyền thống giới thiệu với bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, hình ảnh tươi đẹp và ẩm thưc Việt Nam. Nhân dịp này bà Alouni Kommasith bày tỏ lòng biết ơn tới các đại biểu tham dự cũng như là các bên liên quan đã hỗ trợ Lào trong suốt thời gian...

Sinh khí mới nâng tầm đại biểu Quốc hội

Để nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản pháp luật đòi hỏi đổi mới tư duy lập pháp, tăng cường phân cấp, phân quyền; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm.” Theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt, để tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế cần phân định rạch ròi chức năng nhiệm vụ, cũng như cá thể hóa trách nhiệm của từng cơ quan quản lý, từ cấp trung...

Nghiên cứu việc mở rộng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gợi mở các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm gắn với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gợi mở các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam...

Giúp trẻ tìm hiểu các ngành nghề qua bộ sách “Em thích nghề nào?”

Bộ sách nhằm giúp các em bước đầu có hiểu biết về một số ngành nghề trong cuộc sống. Bộ sách khơi dậy trong em mơ ước được làm những nghề mình yêu thích, có ích cho cộng đồng. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/giup-tre-tim-hieu-cac-nganh-nghe-qua-bo-sach-em-thich-nghe-nao-post994368.vnp

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Mưa sao băng cực đại, siêu trăng cuối cùng 2024 chờ người Việt

Mưa sao băng, siêu trăng… xuất hiện trong tháng 11 này được nhiều người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng như các chuyên gia đã dự báo về những hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được trên bầu trời Việt Nam tháng 11 này. Có gì thú vị? Mưa sao băng Taurids chờ người Việt Nam ngắm vào tháng 11 này ẢNH: LƯU HOÀI NAM 1. Trăng mới (ngày 1.11) Mặt trăng nằm ở cùng một...

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi...

Hội nghị G20:Thủ tướng đưa ra 3 đề xuất vì tầm nhìn phát triển bền vững

Kinhtedothi - Trích dẫn câu ngạn ngữ nổi tiếng: “Chúng ta không thừa hưởng Trái Đất từ tổ tiên, chúng ta vay mượn nó từ các thế hệ tương lai”, Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai. Ngày 19/11/2024 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo...

Nghệ An: Nhận diện, tháo gỡ khó khăn việc giải ngân nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG 1719

Còn thiếu cơ chế, cơ sở pháp lý, đang là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tại Nghệ An có tỷ lệ giải ngân thấp và chậm. Nhận diện khó khăn vướng mắc, tỉnh Nghệ An đã đề xuất, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc...

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải ưu tiên nguồn cát cho cao tốc Cần Thơ

Nhấn mạnh cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau phải hoàn thành năm 2025, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải tập trung, ưu tiên nguồn cát cho dự án. Ngày 20/11, Phó thủ...

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ ‘diễu phố’ gây bức xúc

Clip ghi lại cảnh nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển mô tô 'kẹp ba' lưu thông trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. XEM CLIP: (Nguồn: M.H.M.) Sáng 20/11, một đoạn clip ghi lại cảnh nhóm học sinh điều khiển mô tô "kẹp ba", không đội mũ bảo hiểm, cầm cờ, lạng lách trên đường Nguyễn Trãi (đoạn gần cầu vượt Ngã Tư Sở, quận Thanh...

Mới nhất

Thống nhất cao ban hành Luật, ngành Giáo dục chủ động tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Sáng 20/11, trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên...

Hội nghị G20:Thủ tướng đưa ra 3 đề xuất vì tầm nhìn phát triển bền vững

Kinhtedothi - Trích dẫn câu ngạn ngữ nổi tiếng: “Chúng ta không thừa hưởng Trái Đất từ tổ tiên, chúng ta vay mượn nó từ các thế hệ tương lai”, Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai. Ngày 19/11/2024 (theo giờ địa phương),...

HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp. ...

“Độc lạ” cách chào mừng Ngày 20/11 của thầy và trò ở TP Hồ Chí Minh

Đây là hoạt động mang tính thiết thực, đổi mới, sáng tạo rất cao, bám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, phòng ngừa trường hợp các em học sinh, sinh viên bị...

Cần có quy định cụ thể bảo vệ danh dự, nhân phẩm nhà giáo trên không gian mạng

Tại phiên thảo luận sáng 20/11 về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đồng...

Mới nhất