Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế – kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế – kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Theo đó, tại Thông tư do Bộ Y tế ký ban hành, Bộ này quy định sữa, thực phẩm chức năng và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật đối với sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế – kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá. |
Theo Thông tư, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm sau: Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành;
Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 06 tuổi nhưng không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế hoặc Bộ quản lý ngành ban hành.
Thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm sau: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
Thực phẩm dinh dưỡng y học (còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt); Thực phẩm bổ sung; Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (không chứa sữa).
Trong Thông tư 33, Bộ Y tế nêu rõ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai việc tiếp nhận kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ban hành văn bản đề nghị Cơ quan được UBND cấp tỉnh phân công tiếp nhận kê khai giá gửi giá kê khai về Bộ Y tế (qua Cục An toàn thực phẩm) để đánh giá mức độ biến động mặt bằng giá thị trường và xây dựng báo cáo bình ổn giá.
Tổ chức, cá nhân công bố sữa và thực phẩm chức năng sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi trong hồ sơ công bố và trên nhãn sản phẩm (bao gồm cả sản phẩm có công bố sử dụng cho nhiều lứa tuổi mà trong đó có lứa tuổi dưới 6 tuổi) có trách nhiệm gửi văn bản kê khai giá đến Cơ quan được UBND cấp tỉnh phân công tiếp nhận kê khai giá theo quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá.
Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện Thông tư 33.
Bộ Y tế cũng đồng thời nêu rõ, trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Cục An toàn thực phẩm) để xem xét, giải quyết.
Như vậy theo Thông tư 33, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi phải kê khai giá có thêm Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (không chứa sữa).
Trước đó, Thông tư số 30/2013/TT-BYT ngày 04/10/2013 của Bộ Y tế ban hành Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá và Thông tư số 22/2018/TT-BYT ngày 12/9/ 2018 của Bộ Y tế quy định Danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá không có phân loại sản phẩm này.
Về nhu cầu sữa tại Việt Nam, theo GS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, nhu cầu sử dụng sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện vẫn thấp so với thế giới, chỉ đạt 26 – 28 lít/người/năm, trong khi Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm và các nước châu Âu từ 80 – 100 lít/người/năm.
Thị trường sữa tại Việt Nam đã và đang phong phú về chủng loại từ sữa cho trẻ em đến người già, người khỏe đến người bệnh, người lao động, tập luyện thể thao đến người dưỡng bệnh…
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em Việt Nam chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ thiếu vi chất vẫn phổ biến.
Với đặc tính dễ hấp thu, cân đối về thành phần dinh dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi và thể trạng nên sữa và sản phẩm sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho người dân Việt Nam. Do đó, tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới.
Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, hàng năm, sản lượng sữa luôn duy trì đà tăng trưởng, trong đó sản lượng sữa nước của cả nước năm 2022 ước đạt 1,8 tỷ lít, tăng 2,7% so với năm 2021. Sản lượng sữa bột đạt 143,8 nghìn tấn, tăng 6,3% so với năm 2021.
Năm 2023, sản lượng sữa tươi của cả nước ước đạt 1.860,8 triệu lít, tăng 7.5% so với năm 2022, sản lượng sữa bột đạt 154,8 nghìn tấn, tăng nhẹ 0,1% so với năm 2022.
Nguồn: https://baodautu.vn/san-pham-sua-thuc-pham-chuc-nang-nao-phai-ke-khai-gia-d230357.html