Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPSản phẩm OCOP có thương hiệu, nông dân một huyện ở Bắc...

Sản phẩm OCOP có thương hiệu, nông dân một huyện ở Bắc Giang bán cả nghìn tấn ổi hết nhanh vèo vèo

Sản phẩm Ổi Tân Yên được công nhận OCOP 4 sao, việc kinh doanh của HTX nông nghiệp Quyên Phong, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên , tỉnh Bắc Giang được nâng lên và đạt giá trị hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Lan toả những sản phẩm OCOP tiêu biểu của nông dân Tân Yên

Sản phẩm OCOP “Ổi Tân Yên” là một trong những sản phẩm tiêu biểu của nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Bà Đỗ Thị Quyên, Phó Giám đốc HTX nông nghiệp Quyên Phong, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên chia sẻ: HTX Quyên Phong được thành lập năm 2017. Từ khi đi vào hoạt động đến nay chúng tôi đã xây dựng được 2 sản phẩm chứng nhận đạt OCOP đó là sản phẩm Ổi Tân Yên đạt chứng nhận OCOP 4 sao vào năm 2022 và sản phẩm Trà búp ổi Tân Yên đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2023.

Bà Quyên cho biết: Ban đầu các thành viên của HTX tiêu thụ quả ổi bằng việc buôn bán truyền thống rất vất vả, bị thương lái ép giá dẫn đến lợi nhuận thu về ít. Tuy nhiên khi chúng tôi có trong tay sản phẩm đạt chứng nhận OCOP thì việc kinh doanh của HTX được nâng lên và đạt giá trị hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, sức lan tỏa của sản phẩm rất nhanh, nhiều người biết đến từ đó sức tiêu thụ tốt.

Sản phẩm OCOP có thương hiệu, nông dân một huyện ở Bắc Giang bán cả nghìn tấn ổi hết nhanh vèo vèo

HTX nông nghiệp Quyên Phong, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tự hào giới thiệu sản phẩm Ổi Tân Yên đạt chứng nhận OCOP 4 sao.

“Hiện nay chúng tôi đã có những tệp khách hàng thường xuyên như chuỗi cửa hàng hoa quả sạch, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Kon Tum, Hải Phòng, Ninh Bình… đặt hàng đưa vào hệ thống phân phối ổn định. Về thị trường bán hàng online chúng tôi cũng đã có tệp khách mua lẻ rất ổn”- bà Quyên nói.

Năm 2024, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết “Xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm ổi Tân Yên, trà búp ổi Tân Yên theo chuỗi giá trị tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên” của HTX nông nghiệp Quyên Phong (Tân Yên).

Theo đó, có 99 hộ thuộc tổ dân phố Hòa Sơn, thị trấn Cao Thượng tham gia mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm ổi Tân Yên và trà búp ổi Tân Yên theo chuỗi giá trị; thời gian thực hiện 5 năm (2024-2028) với quy mô liên kết 80 ha. Các hộ tham gia trồng ổi đều áp dụng quy trình sản xuất VietGAP; tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Sản phẩm OCOP có thương hiệu, nông dân một huyện ở Bắc Giang bán cả nghìn tấn ổi hết nhanh vèo vèo

Sản phẩm OCOP “Ổi Tân Yên” là một trong những sản phẩm tiêu biểu của nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang được công nhận OCOP 4 sao.

“Trung bình mỗi năm, HTX Nông nghiệp Quyên Phong thu hoạch khoảng 1.000 tấn ổi, giá bán bình quân từ 15.000 – 25.000 đồng/kg. Việc hỗ trợ liên kết “Xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm ổi Tân Yên, trà búp ổi Tân Yên theo chuỗi giá trị tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên” nhằm góp phần triển khai hiệu quả  Đề án “Hội Nông dân các cấp là nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022-2025″, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả”-bà Quyên cho biết.

Tương tự, sản phẩm sâm Nam núi Dành cũng là tự hào của người nông dân huyện Tân Yên. Chị Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc HTX Sản xuất và Tiêu thụ sâm Nam núi Dành Liên Chung cho biết, sâm trồng sau gần 1 năm bắt đầu ra hoa. Vụ hoa sâm Nam kéo dài từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 10. Cây trồng đạt 4 tuổi trở lên sẽ cho năng suất tương đương 40 kg khô/sào. Chỉ tính tiền bán hoa sâm, người trồng thu về hàng trăm triệu đồng/ha/năm (tùy chất lượng sản phẩm).

Hoa sâm Nam núi Dành hiện trở thành đặc sản được chế biến thành sản phẩm Trà nụ hoa sâm Nam núi Dành – thức uống thanh nhiệt, bổ mát rất có giá trị. Từ năm 2022, HTX đã được Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang hỗ trợ tư vấn, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm để tham dự đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP và đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của Bắc Giang ngay trong năm 2022.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, từ khi HTX đạt sản phẩm OCOP 4 sao, lượng tiêu thụ sản phẩm “Trà hoa sâm Nam núi Dành” ngày càng tăng, giá sản phẩm cũng cao hơn. Đặc biệt thông qua các sự kiện trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương do các cấp Hội Nông dân tổ chức, sản phẩm “Trà hoa sâm Nam núi Dành” của HTX ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và đón nhận sản phẩm.

Hội Nông dân huyện Tân Yên đã tích cực tham gia chương trình OCOP

Thực hiện Chương trình OCOP, huyện Tân Yên được đánh giá có nhiều lợi thế bởi đây là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn của tỉnh. Huyện có rau màu, cây ăn quả đa dạng, có làng nghề truyền thống.

Hướng tới mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên lợi thế về nguyên liệu, văn hóa và tri thức bản địa, đến nay toàn huyện phát triển được 45 sản phẩm OCOP (trong đó 7 sản phẩm 4 sao). Tiêu biểu như: Vải sớm, vú sữa, măng lục trúc, nem nướng, ổi Tân Yên, sâm Nam núi Dành, mật ong, dưa chuột, dưa lưới, ổi, mỳ gạo, tương, chè lam…

Sản phẩm OCOP có thương hiệu, nông dân một huyện ở Bắc Giang bán cả nghìn tấn ổi hết nhanh vèo vèo

Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đợt I năm 2024. Ảnh: H.N.D

Phát huy vai trò nòng cốt của nông dân, các cấp Hội Nông dân huyện Tân Yên đã tích cực tham gia chương trình OCOP. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội Nông dân huyện Tân Yên đặt ra trong giai đoạn 2023 – 2028 là duy trì, nâng cao chất lượng 10 sản phẩm OCOP.

Bà Nguyễn Thị Yên – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Yên cho biết: Thực hiện Đề án “Hội Nông dân các cấp là nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP giai đoạn 2022-2025”, Hội Nông dân huyện Tân Yên đã xây dựng kế hoạch tham mưu Huyện ủy có văn bản chỉ đạo tham mưu, bổ sung lãnh đạo Hội tham gia hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện.

Đồng thời, Hội Nông dân huyện tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt thực hiện đến Hội Nông dân các xã, thị trấn thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các chủ thể xây dựng mới và củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đã được công nhận, trong đó Hội trực tiếp hướng dẫn xây dựng.

Giai đoạn 2023 – 2028, Hội Nông dân huyện Tân Yên đặt ra mục tiêu trọng tâm là xây dựng được 5 sản phẩm OCOP, duy trì, nâng cao chất lượng 10 sản phẩm OCOP.

Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội Nông dân các cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao.

nguồn: https://danviet.vn/san-pham-ocop-co-thuong-hieu-nong-dan-mot-huyen-o-bac-giang-ban-ca-nghin-tan-oi-het-nhanh-veo-veo-20241211224919428.htm

Cùng chủ đề

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với năm 2022, chương trình khai mạc năm nay sẽ giới thiệu nhiều khí tài quân sự hiện đại, khẳng...

Dương Trường Giang “bắt tay” với rapper Rica hát về sự cao thượng trong tình yêu

Tối 16/12, nhạc sĩ Dương Trường Giang ra mắt MV “Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết” tại Hà Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và người hâm mộ. ...

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Nhếch nhác hầm chui cửa ngõ phía Đông TP.HCM xây 8 năm chưa xong

Sau 8 năm khởi công, hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai đến nay vẫn chưa hoàn thành. ...

Bài đọc nhiều

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Cùng chuyên mục

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Mới nhất

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là...

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức...

Mới nhất