Trang chủNewsThế giớiSách lược "tiếp cận nhiều giỏ" của Tổng thống Hàn Quốc

Sách lược “tiếp cận nhiều giỏ” của Tổng thống Hàn Quốc

Hàn Quốc chủ động thúc đẩy nối lại cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vốn đã bị đình trệ từ 2019 cho thấy nỗ lực muốn phá bế tắc trong vấn đề Triều Tiên và nhu cầu để lại di sản của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 tại Phnom Penh, Campuchia vào tháng 11 năm 2022./News1
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (giữa), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 tại Phnom Penh, Campuchia, tháng 11/2022.(Nguồn: the Chosun Daily)

Sau hơn 4 năm liên tiếp bị trì hoãn, Hội nghị Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9 cuối cùng sẽ được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc trong các ngày 26-27/5. Hội nghị lần này có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.

Nối lại truyền thống

Sự kiện này vốn được kỳ vọng tổ chức vào năm 2020 sau Hội nghị lần thứ 8 tại Thành Đô, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, sự bùng phát nhanh chóng trên diện rộng của đại dịch Covid-19 và quan hệ căng thẳng Nhật-Hàn xoay quanh vấn đề bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng ép của Hàn Quốc đã khiến việc tổ chức sự kiện này trở nên khó khăn. Việc đăng cai Thượng đỉnh ba bên lần thứ 9 sau một thời gian ngắt quãng cho thấy thành công ngoại giao của chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol và phản ánh rõ hơn cách tiếp cận “nhiều giỏ” của ông Yoon đối với vấn đề Triều Tiên.

Bắt đầu từ năm 2008 tại Fukuoka, Nhật Bản, cơ chế Thượng đỉnh ba bên Trung-Nhật-Hàn được thành lập với ý định tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy trao đổi thường xuyên và hợp tác giữa ba nước Đông Bắc Á. Mỗi nước lần lượt làm Chủ tịch luân phiên qua từng năm, theo thứ tự Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên, cơ chế này đã bị ngắt quãng 3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3-4 năm.

Năm 2012, Thượng đỉnh lần thứ 5 do Trung Quốc chủ trì được tổ chức tại Bắc Kinh. Trong bối cảnh căng thẳng giữa ba nước gia tăng xoay quanh các vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ, phải mất tới 3 năm để nước Chủ tịch tiếp theo là Hàn Quốc tổ chức Hội nghị lần thứ 6 tại Seoul năm 2015 nhờ các nỗ lực vận động của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye.

Sau đó, khi đến lượt Nhật Bản đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 7 tại Tokyo năm 2016, ba nước đã quyết định trì hoãn việc này trong bối cảnh bà Park bị luận tội, dẫn đến bất ổn chính trị ở Hàn Quốc. Đến năm 2017, khủng hoảng THAAD (Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối tại Hàn Quốc) một lần nữa khiến cơ chế này bị hoãn do những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ Trung-Hàn.

Phải đến khi người thay thế bà Park là cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lên nắm quyền với chính sách “3 không” về vấn đề THAAD, Thượng đỉnh lần thứ 7 tại Tokyo mới chính thức được tổ chức năm 2018.

Tạo thêm dấu ấn

Có thể thấy, hai lần ngắt quãng của cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn đều xảy ra khi đến phiên Hàn Quốc làm Chủ tịch, và lần tạm hoãn thứ 3 cơ bản là hệ quả của biến động chính trị ở Hàn Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc là nước đã chủ động đề xuất việc thành lập Ban Thư ký Hợp tác Ba bên (TCS) vào năm 2009, góp phần dẫn đến việc thành lập chính thức cơ quan này vào năm 2011 sau đó, đặt trụ sở tại Seoul.

TCS là một tổ chức liên chính phủ có mục đích thúc đẩy hợp tác lâu dài giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn thông qua các khuyến nghị chính sách. Việc thành lập TCS đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thể chế hóa hợp tác ba bên vốn đã được bắt đầu từ năm 1999. Với thực tế này, việc Hàn Quốc có thể nối lại cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn bị trì hoãn từ năm 2019 đến nay có thể được đánh giá là một thành công ngoại giao, một dấu ấn nhất định trong di sản nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm của ông Yoon Suk Yeol.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt ngoại giao, sự kiện này còn là một nỗ lực của Hàn Quốc nhằm gửi đi thông điệp liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Trước mối đe dọa hạt nhân và chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Yoon Suk Yeol đang theo đuổi cách tiếp cận “bỏ trứng vào nhiều giỏ”, vận động đa dạng các đối tác ở cả Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Trước đó, Tổng thống Yoon cần dành nhiều quan tâm và nguồn lực cho cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc ngày 10/4. Sau bầu cử, ông Yoon đã có thể tập trung nhiều hơn vào vấn đề Triều Tiên. Hàn Quốc đã và đang thúc đẩy việc chính thức nâng cấp quan hệ ASEAN-Hàn Quốc lên Đối tác chiến lược toàn diện vào cuối năm nay, nhân kỷ niệm 35 năm Đối tác đối thoại giữa hai bên. Vừa qua, Hàn Quốc và Campuchia cũng đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược trong chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Campuchia Hun Manet đến Hàn Quốc từ 15/5. Gần đây, Hàn Quốc cũng có động thái đáng chú ý khi cử Ngoại trưởng Cho Tae Yul đến Bắc Kinh gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị (lần đầu tiên sau 6 năm) trong bối cảnh Trung Quốc còn tương đối “trầm lặng” về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.

Nỗ lực tạo đột phá

Chuỗi các hoạt động ngoại giao nói trên thể hiện các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm tìm ra “lối thoát” trong tình thế bế tắc trên bán đảo Triều Tiên hiện nay. Thay vì thay đổi cách tiếp cận cứng rắn của mình (trong đó có việc thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ và thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản trong khuôn khổ ba bên Mỹ-Nhật-Hàn), ông Yoon tìm cách vận động nhiều nước ở khu vực để tác động lên Triều Tiên, đưa nước này quay trở lại tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.

Bằng việc tái khởi động cơ chế Thượng đỉnh Ba bên Trung-Nhật-Hàn chỉ gần hai tuần sau chuyến đi Bắc Kinh của Ngoại trưởng Cho và chuyến thăm Seoul của Thủ tướng Campuchia – đối tác gần gũi của Trung Quốc ở Đông Nam Á, Hàn Quốc đang ngầm gửi đi thông điệp khá rõ ràng cho phía Trung Quốc rằng nước này nên đóng vai trò lớn hơn nhằm ngăn chặn chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên.

Trong khi cựu Tổng thống Park Geun Hye đã không thể tiếp tục duy trì thường niên cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn sau năm 2015, việc Tổng thống Yoon có thể tiếp nối đà tổ chức định kỳ hàng năm của cơ chế này sau năm 2024 hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Nhưng ít nhất tại thời điểm hiện nay, có thể thấy những tiến triển nhất định trong chiến thuật “nhiều giỏ” của Tổng thống Yoon kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4.

Với chiến thắng giòn giã của Đảng Dân chủ (DPK), chính quyền của Tổng thống Yoon sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi thi hành các chính sách đối nội cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2027. Do đó, để có thêm thành tựu trong 3 năm còn lại trên cương vị Tổng thống, ông Yoon cần thúc đẩy nhiều hơn trên mặt trận đối ngoại. Và Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9 tại Seoul là một nỗ lực nằm trong tổng thể chiều hướng đó.





Nguồn: https://baoquocte.vn/sach-luoc-tiep-can-nhieu-gio-cua-tong-thong-han-quoc-272570.html

Cùng chủ đề

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Tổng thống Hàn Quốc tập chơi golf để chuẩn bị gặp ông Trump

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng xác nhận thông tin này, đồng thời cho biết đây chỉ là một hoạt động bình thường của ông chủ Nhà Xanh.Còn theo truyền thông Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk-yeol không có thói quen chơi golf, lần gần đây nhất ông chơi môn thể thao này là vào năm 2016.Trong một cuộc họp báo sau cuộc điện đàm với ông Trump vào ngày 7/11, Tổng thống Yoon Suk-yeol cho...

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.

Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Ngày 7/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, nước này không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm đáp trả việc Triều Tiên triển khai quân đội đến Nga.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Ngày 07/11, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi chân thành và tình cảm hữu nghị tốt đẹp dành cho nhau giữa Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Hôm nay (15/11), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

UN Tourism vinh danh làng rau Trà Quế là ‘Làng Du lịch tốt nhất năm 2024’

Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) là 1/3 ngôi làng ở Việt Nam, 1/130 ngôi làng trên thế giới được UN Tourism công nhận là ‘Làng Du lịch tốt nhất thế giới’.

Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu

Cuốn sách Chiến trường bán dẫn: Cạnh tranh chiến lược và tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc thế kỷ 21 được tác giả Phạm Sỹ Thành và Nguyễn Tuệ Anh nghiên cứu khá kỹ lưỡng nhằm vén màn bí mật về cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc nhằm kiểm soát một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của thế giới: Bán dẫn.

Tâm thế người thầy trong kỷ nguyên số

Việc chuyển mình của giáo viên trong kỷ nguyên số đã và đang tạo ra những thay đổi căn bản trong phương thức dạy và học, cũng như những thách thức và cơ hội mới cho nghề giáo.

Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” lần thứ 3 sắp diễn ra tại...

Giải "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hồ Thiền Quang, Hà Nội vào ngày 8/12.

Bài đọc nhiều

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tối 11.11. ...

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga khi Mỹ cảnh báo về việc điều quân sang Nga

Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Choe Son-hui đã rời thủ đô Bình Nhưỡng để thăm Nga, theo Hãng thông tấn KCNA hôm nay 29.10. ...

Cùng chuyên mục

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982

Ngày 15.11, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) phối hợp cùng Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia '30 năm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến...

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng. ...

Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi “hòa bình thông qua sức mạnh”

Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha ngày 14/11 hy vọng ông Marco Rubio, ứng cử viên cho chiếc ghế Ngoại trưởng Mỹ, sẽ theo đuổi chính sách "hòa bình thông qua sức mạnh" trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về cách chính quyền mới sẽ giải quyết xung đột ở Ukraine.

Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Tổng chưởng lý Israel ngày 14/11 đã yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu xem xét lại nhiệm kỳ của Bộ trưởng An ninh quốc gia cực hữu Itamar Ben-Gvir, đồng thời viện dẫn sự can thiệp của ông Ben-Gvir vào các vấn đề của cảnh sát.

Mới nhất

‘Tôi muốn được gọi là nghệ sĩ đến từ Việt Nam’

Han Sara là một trong số những nữ ca sÄ© nước ngoài hiếm hoi thành công và gây được chú ý tại showbiz Việt. Han Sara là một giọng ca gốc Hàn, nổi tiếng từ sau chương trình Giọng hát Việt 2017. Nữ ca sĩ có thời gian dài im hơi lặng tiếng sau khi rời công ty quản lý của...

Bật mí công nghệ sản xuất ‘siêu đỉnh’ tạo nên Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm...

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ quản lý về sản xuất, lưu thông hàng hóa là thực phẩm... theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ. Trước đó, vào ngày 17/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc Bộ...

Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm. Thông tin tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ: Đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững diễn ra vào...

Mới nhất

Mùa Cỏ Hồng Đà Lạt