Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSách giáo khoa chương trình mới chưa quan tâm đúng mức đến...

Sách giáo khoa chương trình mới chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội?


Giáo dục phổ thông Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội? - Ảnh 1.

Các bài đọc trong sách giáo khoa tiếng Anh chương trình mới có nhắc đến nữ quyền, một vấn đề liên quan đến công bằng xã hội

Các vấn đề xã hội như đói nghèo, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới hay giáo dục chất lượng cao đã được Liên Hiệp Quốc đưa vào Chương trình nghị sự 2030 từ năm 2015 như những mục tiêu phát triển bền vững của thời đại. Ở Việt Nam, việc thúc đẩy công bằng xã hội (social justice) cũng là một trong những mục tiêu then chốt mà chính phủ hướng đến.

Dù đã được nghiên cứu và đưa vào sách giáo khoa ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các vấn đề xã hội hầu như chưa được sự quan tâm đúng mức trong sách giáo k chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nét ở môn tiếng Anh, môn học được kỳ vọng sẽ làm “cầu nối” giữa Việt Nam và thế giới.

Chiếm tỷ trọng “khá nhỏ” trong một số SGK

Hiện, các trường THPT được chọn một trong 9 loại sách giáo khoa tiếng Anh để giảng dạy trong chương trình mới, trong đó có 3 đại diện là Global Success (NXB Giáo dục Việt Nam), Bright (NXB ĐH Huế) và C21-Smart (NXB ĐH Quốc gia TP.HCM). Đây cũng là 3 bộ sách giáo khoa được nhóm tác giả nghiên cứu, đánh giá.

Theo khảo sát, mật độ bao phủ các vấn đề công bằng xã hội trong các bài đọc chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, trung bình 21% so với tổng các bài đọc (reading text) của 3 loại sách giáo khoa được nghiên cứu. Cụ thể, 32% với sách tiếng Anh 10 Global Success, 24% với sách tiếng Anh 10 Bright và 5% với sách tiếng Anh 10 C21-Smart.

Giáo dục phổ thông Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội? - Ảnh 2.

Các chủ đề về công bằng xã hội như bình đẳng giới tuy có xuất hiện trong sách giáo khoa chương trình mới nhưng với mật độ chưa cao

Song song đó, tần suất xuất hiện các chủ đề không đều nhau giữa các sách. Chẳng hạn, số chủ đề về công bằng xã hội ở sách tiếng Anh 10 Global Success, Bright gấp đôi sách tiếng Anh 10 C21-Smart. Các chủ đề được đề cập chủ yếu liên quan đến bình đẳng giới giữa nam và nữ, tập trung vào các khía cạnh là môi trường sống an toàn, thu nhập, cơ hội việc làm, khả năng tiếp cận giáo dục. Ngoài ra, cả 3 sách đều tập trung chủ yếu vào nhóm phụ nữ và nam giới người lớn, sau đó mới đến trẻ em và người khuyết tật.

Có thể thấy, sách giáo khoa đã được cải cách với mục đích giúp học sinh chuẩn bị tốt với những thách thức trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, những vấn đề trong sách chưa đủ để cung cấp cho các em cái nhìn cập nhật và toàn diện về tình hình toàn cầu hiện nay. Cụ thể, quyền của cộng đồng LGBTQ+, tội phạm mạng xã hội, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, lạm dụng trẻ em… hoàn toàn không được ghi nhận.

Các vấn đề công bằng xã hội là gì?

Khi nhắc đến công bằng xã hội, mọi người thường nghĩ đến những chủ đề phổ biến như bất bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc hay quyền bầu cử. Tuy nhiên, vấn đề này còn được mở rộng ở nhiều phương diện khác, gồm tiếp cận dịch vụ y tế, an ninh xã hội, môi trường sống an toàn; sự bất bình đẳng về giáo dục chất lượng và sự tiếp cận tri thức; cơ hội bình đẳng trong công việc; sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản, cơ hội tham gia vào bộ máy chính trị.

Tại Việt Nam, nhóm những chủ đề đang nhận được sự quan tâm phải kể đến là bình đẳng giới, quyền của cộng đồng LGBTQ+, nhóm dân tộc thiểu số, môi trường và bền vững, nhà ở, lao động và việc làm, giáo dục, y tế.

Giáo viên muốn lồng ghép công bằng xã hội khi dạy học

Việc lồng ghép các chủ đề công bằng giáo dục được cho là xu hướng giảng dạy không quá mới trong giáo dục trên thế giới, nhưng vẫn là hình thức lạ lẫm tại Việt Nam. 

Trong một cuộc khảo sát do nhóm tác giả thực hiện, nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Anh bày tỏ mong muốn dạy và lồng ghép thêm các chủ đề công bằng xã hội ngoài sách giáo khoa trong tiết học trên trường phổ thông.

Giáo dục phổ thông Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội? - Ảnh 4.

Nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Anh mong được lồng ghép công bằng xã hội vào bài học bồi dưỡng năng lực liên văn hóa, tư duy và phản biện cho học sinh

Các thầy cô cho rằng, việc này giúp họ có thể thúc đẩy bản thân học hỏi và trau dồi kiến thức xã hội thường xuyên, nâng cao tinh thần tự học. Đồng thời, với mỗi lần thiết kế bài học, hoạt động trong lớp, kỹ năng sư phạm của họ cũng được cải thiện. Việc tự học, trang bị kiến thức xã hội và năng lực liên văn hoá là cần thiết khi vai trò của giáo viên thời đại mới không chỉ hướng dẫn, mà còn vận hành quá trình giáo dục.

Quan trọng hơn cả, giáo viên nhìn nhận qua việc truyền tải những vấn đề công bằng xã hội, học sinh có thể nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa. Cụ thể, các em được tiếp xúc và nâng cao nhận thức về những vấn đề xã hội trên thế giới; được trang bị kiến thức cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Từ đây, các em cũng có thể phát triển tư duy và kỹ năng phản biện, tự tin phát biểu quan điểm cá nhân về những vấn đề xã hội ngày nay.

Đâu là giải pháp?

Mặc dù nhận thức được những điểm sáng từ việc lồng ghép các chủ đề công bằng xã hội vào tiết học, việc giáo viên áp dụng và tiếp cận vẫn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn.

Thứ nhất, giáo viên có thể linh hoạt thay đổi và thêm bớt tài liệu dạy học, nhưng việc này tốn khá nhiều công sức, thời gian. Bởi lẽ, thầy cô hiện chưa có một chương trình đào tạo hay hướng dẫn cụ thể về việc thêm, bớt lồng ghép các chủ đề công bằng xã hội vào tiết học. Điều này dẫn tới việc giáo viên phải tự chủ động tìm hiểu, học hỏi từ đồng nghiệp hoặc cộng đồng giáo viên trên các nền tảng trực tuyến.

Giáo dục phổ thông Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội? - Ảnh 5.

Một lớp luyện thi tiếng Anh tại TP.HCM

Thứ hai, giáo viên phải cân nhắc lồng ghép công bằng xã hội dựa trên từng đối tượng học sinh, nhằm cân bằng với việc phát triển năng lực ngôn ngữ của các em. Thực tế, mỗi tiết học tiêu chuẩn chỉ kéo dài 45 phút, nên buổi học muốn đạt được hiệu quả cần nhiều nỗ lực từ giáo viên và cả hợp tác từ học sinh.

Theo đó, đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể dễ dàng tổ chức các hoạt động trong lớp như xây dựng nội dung thảo luận và thuyết trình. Song, điều này sẽ bất khả thi đối với học sinh có năng lực ngôn ngữ yếu, chỉ muốn tập trung học và ôn luyện ngữ pháp, từ vựng để chuẩn bị cho các bài kiểm tra trên trường.

Từ những vấn đề tồn đọng nêu trên, nhóm tác giả đề xuất cần có chương trình đào tạo, hội thảo tập huấn để trang bị, hỗ trợ giáo viên lồng ghép hiệu quả những vấn đề xã hội trong tiết học, nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức xã hội và phát triển ngôn ngữ của học sinh.

Ngoài ra, việc đào tạo tập huấn này nên bắt đầu từ sinh viên sư phạm, chứ không chỉ dành cho những giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy. Bản thân thầy cô cũng nên mang tinh thần tự học suốt đời, tự giác trau dồi thêm kiến thức xã hội, chuyên môn bằng việc liên tục cập nhật tin tức xã hội lẫn đọc sách, báo chuyên ngành.



Source link

Cùng chủ đề

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho 3 giáo viên trường mầm non có gia đình bị ảnh hưởng nặng do bão số...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cô giáo Yên Bái không son phấn vẫn đẹp kiên cường trong lấm lem bùn đất

(Dân trí) - Cô Hoàng Minh Diệp - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Minh Chuẩn, Yên Bái - vẫn chưa hết bất ngờ khi bức ảnh ăn mì gói giữa bùn lầy được chia sẻ khắp mạng xã hội. Trường Tiểu học và THCS Minh Chuẩn nằm bên bờ sông Chảy, thuộc thôn Khau Nàng, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trường gồm có 3 cấp học từ mầm non tới THCS. Cô Hoàng Minh...

Quốc gia nhiều năm đứng số 1 về trình độ tiếng Anh, giáo dục song ngữ từ sớm

Năm 2023, Hà Lan một lần nữa đứng số 1 trong Bảng xếp hạng độ thông thạo Tiếng Anh EF EPI (EF English Proficiency Index). Hà Lan đã nằm trong top ba của bảng xếp hạng này kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào 2011 và giữ vị trí đầu bảng mỗi năm kể từ 2019. Tổ chức EF đã kiểm tra kỹ năng tiếng Anh của 113 quốc gia dựa trên kết quả bài kiểm tra chuẩn...

Đề xuất mới về phụ cấp thâm niên, tiền lương giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nhiều chính sách về tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.Một trong những chính sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trong dự án luật là quy định về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo.Tại Dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Hàng loạt địa phương miễn 100% học phí cho năm học tới

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong 9 tháng của năm học 2024 - 2025, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ này thực hiện theo mức thu học phí năm học 2024 - 2025.Lần 1 hỗ trợ học phí 4 tháng năm...

Một trường Hà Nội kêu gọi học sinh ủng hộ vùng bão lụt, nhìn số tiền “quy định” ai cũng đồng tình

Sau cơn bão số 3, nhiều trường học trên cả nước tổ chức kêu gọi ủng hộ cho vùng bão lụt và được giáo viên, học sinh tham gia với số tiền khác nhau. Tuy nhiên, tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, có một trường...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa phụ huynh để vận động tài trợ sau bão số 3

Theo đó, để tránh áp lực đối với cha mẹ học sinh trong điều kiện khắc phục hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nghiêm quy định về công khai học phí, các khoản thu, nhất là các khoản dịch...

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho 3 giáo viên trường mầm non có gia đình bị ảnh hưởng nặng do bão số...

Tay máy Nha Trang đoạt giải thưởng cao nhất từ Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Thái Lan

Ông Lâm kể niềm đam mê với nhiếp ảnh đến với ông từ thời còn là sinh viên Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn (nay là Trường đại học Quy Nhơn). Khi đó thấy bạn học thường mang theo máy ảnh để chụp, ông tìm hiểu và dần đam mê nhiếp ảnh."Dù công tác trong ngành giáo dục, đam mê về...

Nhiều trường đại học không tổ chức, không nhận hoa ngày khai giảng, chuyển hàng tỷ đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, TS Trần Đình Lý, hiệu phó Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho hay: "Theo kế hoạch sáng 17/9 trường sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025. Lễ Khai giảng là một sự kiện quan trọng, có...

Mới nhất

Người dân lại chật vật nhích từng mét trên đường giữa cơn mưa lớn giờ tan tầm

TPO - Cơn mưa lớn vào giờ cao điểm chiều nay (16/9) khiến nhiều tuyến đường Hà Nội tắc cứng, người dân chật vật tìm đường về nhà. VIDEO: Giao thông Hà Nội chiều tối 16/9. ...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Ông A Nhen (dân tộc Ba Na), già làng thôn Đăk Tiêng K’Lah, xã Đăk La, huyện Đăk Hà chia sẻ: Trước đây, đời sống của đồng bào DTTS hết sức khó khăn. Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk...

Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh

Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình MinhNgày 12/9, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng đường Phan Văn Năm (đoạn từ đường 3 tháng 2 đến đường Nguyễn Văn Thảnh) phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh. ...

Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness

Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness - Smart” giữa lòng Thủ đôNhu cầu về môi trường sống gần gũi với thiên nhiên đi cùng tiện ích, dịch vụ đa dạng, khép kín đang trở thành một xu thế. Hội tụ những tiêu chí của phân khúc bất động sản “Wellness - Smart”, The...

Bài viết của Tổng Bí thư về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư...

Mới nhất