Từng trang trong sách ảnh “Nghề truyền thống Việt” của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong thể hiện sinh động nhiều cung bậc cảm xúc và khoảnh khắc ấn tượng từ các làng nghề truyền thống, những sản phẩm thủ công đặc trưng, tinh tế của mỗi vùng miền đất nước.
Khách mời đến chúc mùng triển lãm ảnh của Trần Thế Phong, sáng 1/8. |
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong: ‘Tôi đã trả được nợ với nghề’ |
Sáng 1/8, tại TP. HCM, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong đã chính thức ra mắt sách ảnh “Nghề truyền thống Việt”, (tựa tiếng Anh: Vietnam’s Traditional Crafts). Đây là cuốn sách ảnh thứ 13 và triển lãm cá nhân thứ 19 trong sự nghiệp nhiếp ảnh của nhiếp ảnh gia này. Tại buổi triển lãm trưng bày 22 bộ ảnh với hơn 100 bức, chọn lọc từ 45 bộ ảnh đã đưa vào sách.
Chia sẻ về sách ảnh “Nghề truyền thống Việt”, tác giả cho biết, đây là lần thứ 19 ra mắt sách với 100 cuốn sách và chỉ in giới hạn 100 cuốn và là cuốn sách được anh chăm chút kỹ nhất.
Bên cạnh việc giới thiệu nét đẹp về nghề truyền thống đến độc giả trong nước, anh còn muốn chung tay quảng bá văn hóa, di sản Việt đến bạn bè quốc tế.
Để có được những bộ ảnh chân thật, rõ nét về những làng nghề truyền thống của Việt Nam, Trần Thế Phong đã dành 10 năm đi ngược xuôi ra Bắc vào Nam tìm đến những làng nghề nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, gốm Bàu Trúc, tranh Đông Hồ, dệt lụa An Giang, làm giấy bản tại Cao Bằng…, hỏi thăm, trò chuyện cùng các nghệ nhân, người lao động, ghi lại những khoảnh khắc làm việc của họ.
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong cùng cuốn sách ảnh Nghề truyền thống Việt |
Theo tác giá, tiêu chí thực hiện bộ ảnh là đi tới những làng nghề mà khi nhắc đến ai cũng sẽ có ấn tượng và nhớ đến. Bên cạnh đó, đi tìm những làng nghề phải còn tính truyền thống, sự mộc mạc, không có hiện đại.
Bác sĩ Vũ Hải Sơn người đặt đầu tiên 5 cuốn sách “Nghề truyền thống Việt” chia sẻ, anh rất thích tìm những điều tích cực của mọi người để hiểu, thưởng thức và quan sát, chính vì thế, anh đã quyết định đặt mua ấn phẩm khi nghe Trần Thế Phong nói ý tưởng cuốn sách.
Lưu bút cảm xúc của khán giả khi đến mua cuốn sách “Nghề truyền thống Viêt” |
Anh Hải Sơn đánh giá rất cao về ý tưởng và chất lượng cuốn sách, từ giấy in ảnh và giấy lót được Thế Phong chọn loại giấy mỹ thuật của Italy. Bìa sách là chất liệu giấy của Hà Lan, bìa hộp đựng sách giấy carton của Phần Lan.
Đặc biệt trên giấy có phần viết tay nội dung chứng nhận đây là cuốn sách giới hạn và hộp đựng sơn mài gia công do nghê nhân ưu tú Lê Bá Linh. “ Tấc cả chất liệu này đều thân thiện với môi trường”, anh Hải nói.
Được biết, trong mỗi cuốn sách, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong đính kèm thêm một tờ giấy được anh mua từ làng nghề làm giấy độc bản truyền thống ở Cao Bằng. Trên giấy có phần viết tay nội dung chứng nhận đây là cuốn sách giới hạn, giá bán 9.999.999 đồng/cuốn.
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong đã dành 10 năm đi ngược xuôi ra Bắc vào Nam tìm đến những làng nghề nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, gốm Bàu Trúc, tranh Đông Hồ… để có được những bức ảnh tâm đắc. |
Một số hình ảnh trong cuốn sách ảnh “Nghề truyền thống Việt” của Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong:
Bộ ảnh về nghệ nhân Trần Thị Có, người khiếm thị làm nghề nón lá hơn 50 năm qua, trong sách ảnh “Nghề truyền thống Việt” của Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong. |
Tác phẩm nghề làm hương – Quảng Phú Cầu (Hà Nội). |
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong sinh năm 1969 và lớn lên tại TP. HCM. Anh xuất thân từ trẻ em đường phố và ăn chay trường. Anh là tác giả của các tập sách ảnh nổi tiếng như: Gánh; Những nẻo đường tuổi thơ; Vượt qua bóng tối; Ánh sáng cuộc sống; 45 ngày tại Thụy Sĩ; Mưu sinh; Chân dung; Nhịp sống Sài Gòn; Sài Gòn Covid-19; Cười; Sài Gòn Covid-19 (2021); Bóng. Anh đã nhận hơn 200 giải thưởng về ảnh nghệ thuật và báo chí trong và ngoài nước, bao gồm: 16 giải thưởng ảnh báo chí quốc gia và thành phố; 12 giải thưởng xuất sắc quốc gia từ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Giải thưởng lớn-Grand Prix (Nhật Bản); 3 Huy chương Vàng Trierenberg Super Circuit (Áo) và 5 huy chương Asahi Shimbun (Nhật Bản). |
Nguồn: https://baoquocte.vn/sach-anh-nghe-truyen-thong-viet-day-cam-xuc-qua-ong-kinh-cua-nhiep-anh-gia-tran-the-phong-281090.html