Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcRút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo luật Nhà...

Rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo luật Nhà giáo


Lý giải về việc rút quy định về chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo luật Nhà giáo sắp trình Quốc hội, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), đại diện ban soạn thảo, cho rằng: “Vì đây là một nội dung mới, cần phải thận trọng nên ban soạn thảo đã không đưa vào dự thảo luật ở thời điểm này và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thí điểm. Có thể nội dung này sẽ được đưa trở lại ở chu kỳ sửa đổi, bổ sung luật”.

Tại dự thảo công bố lần đầu vào tháng 5.2024, quy định về chứng chỉ hành nghề nhà giáo được quy định tại các điều 15, 16 và 17. Theo đó, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo có giá trị sử dụng trong toàn quốc và quốc gia khác theo chương trình hợp tác quốc tế với Việt Nam. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho nhà giáo đạt chuẩn đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục; nhà giáo nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định và có nhu cầu.

Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo sẽ bị thu hồi trong các trường hợp: nhà giáo có kết quả đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục; nhà giáo vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải; hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không đúng quy định.

Quy định này đã vấp phải phản ứng gay gắt của cả nhà giáo và dư luận xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là một dạng “giấy phép con” sẽ sớm phát sinh bất cập với cơ chế “xin – cho” như hiện nay, tạo sự khó khăn thêm cho thầy cô giáo”.

Điều bất hợp lý còn ở chỗ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (mẫu giáo) hoặc đại học sư phạm (giáo dục phổ thông)… có bằng cử nhân sư phạm tại sao vẫn chưa đủ điều kiện hành nghề nhà giáo? Vậy tại sao không để trường sư phạm làm nốt “kỳ sát hạch chứng chỉ hành nghề” cho trọn vẹn khâu đào tạo nhà giáo?

Thời điểm đó, trả lời những thắc mắc này của PV Thanh Niên, Cục trưởng Vũ Minh Đức cho rằng, muốn trở thành nhà giáo, cần có 3 yếu tố. Thứ nhất, kiến thức chuyên môn đối với những môn học mình sẽ giảng dạy. Thứ hai, nghiệp vụ sư phạm, hiểu rõ về phương pháp giảng dạy, tâm sinh lý của người học và nghiệp vụ sư phạm. Thứ ba, kỹ năng giảng dạy – yếu tố này rất là quan trọng. Có những người đủ bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhưng kỹ năng giảng dạy không có.

Cũng theo ông Đức, có 2 nguồn để trở thành giáo viên: thứ nhất, sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm. Thứ hai, người tốt nghiệp trường khác đạt trình độ đào tạo theo quy định và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì được tuyển dụng làm nhà giáo. Tất cả các đối tượng trên đều phải thực hiện tập sự trong thời gian 1 năm, sau đó được đánh giá, nếu hoàn thành việc thực tập thì được cơ quan tuyển dụng.

Theo ông Đức, kể cả người tốt nghiệp sư phạm và người chưa tốt nghiệp sư phạm, trước khi hành nghề cần có một quá trình đào tạo, tạm gọi là đào tạo nghề. Đối với những nội dung đào tạo nghề, cấu trúc của mô đun đào tạo nghề sẽ có những mô đun đã được giảng dạy trong trường đại học.

Nếu là sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm tham gia khóa đào tạo nghề, thì những nội dung đã được đào tạo trong chương trình ở các trường sư phạm sẽ không phải học và sẽ rút ngắn thời gian đào tạo nghề để có thể sớm được cấp chứng chỉ hành nghề. Như vậy, có sự phân biệt giữa sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm và không tốt nghiệp các trường sư phạm trong quá trình cấp giấy chứng nhận hành nghề.

Còn ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thì nhấn mạnh: “Chứng chỉ hành nghề không phải nhằm tăng cường quản lý nhà giáo, tăng thêm sức ép về văn bằng, chứng chỉ đối với nhà giáo mà để phát triển nhà giáo. Một nhà giáo có nhiều chứng chỉ theo nhu cầu và năng lực của nhà giáo đó. Ví dụ, một nhà giáo đủ điều kiện thì có thể không chỉ có chứng chỉ dạy ở bậc mầm non mà có thể dạy ở cấp học cao hơn và ngược lại. Trong lúc chúng ta đang tinh giản đội ngũ công chức, viên chức thì một người có thể làm được nhiều việc nếu họ có năng lực và đáp ứng đủ điều kiện”.

Những nội dung chưa được đồng thuận cao sẽ đưa ra khỏi dự thảo luật

Dự kiến, dự thảo luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8 tới đây. Bộ GD-ĐT cho biết tiếp tục tổng hợp các ý kiến, rà soát kỹ lưỡng, đánh giá tác động các quy định theo hướng đảm bảo tính khả thi, đảm bảo mối tương quan với các ngành nghề khác và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước để chỉnh sửa trong dự thảo luật trước khi trình Quốc hội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội là: những vấn đề gì đã chín, đã rõ, đồng thuận cao thì đưa vào luật; đưa các nội dung chưa được đánh giá tác động kỹ lưỡng hoặc các vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao ra khỏi dự thảo luật.



Nguồn: https://thanhnien.vn/rut-quy-dinh-chung-chi-hanh-nghe-khoi-du-thao-luat-nha-giao-185241012111215333.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Ủng hộ nhưng tránh đặc quyền, đặc lợi

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách. Với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp

Dự thảo Luật Nhà giáo với đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác thu hút sự quan tâm của dư luận. Với đề xuất này, căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà...

Sau 3 năm cấm dạy thêm, Bộ GD Trung Quốc: ‘Tiếp tục siết chặt tránh biến tướng’

Tại cuộc họp ngày cuối tháng 9 vừa qua, với chủ đề Thúc đẩy phát triển chất lượng cao do Văn phòng Báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc tổ chức, đại diện Bộ Giáo dục nước này cho biết, kết quả sau 3 năm thực hiện chính sách "giảm kép" khả quan.  "Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm tránh biến tướng xảy ra", ông Vương Gia Nghị - Thứ...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Cùng chuyên mục

Kỷ luật 3 giáo viên ở Hà Nội vì nữ sinh lớp 5 bị đánh rách mặt ngay tại trường

Sự việc được xác định diễn ra vào 14h30 ngày 28/8 tại Nhà thể chất của Trường Tiểu học Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội)  Cụ thể, trong giờ tập Aerobic, em N.N.P.L (học sinh lớp 5A3) mâu thuẫn và bị bạn trai cùng lớp là S. đánh gây xây xước ở vùng mặt.  Sau khi xảy ra xô xát với bạn cùng lớp, em P.L. bị nhiều vết xước lớn ở vùng mặt, tâm lý bị ảnh hưởng...

Sở Lao động TPHCM lập 2 tổ xác minh các khiếu nại, tố cáo liên quan đến DSS Việt Nam

TPO - Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, trên cơ sở tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công ty TNHH Du học định cư DSS (DSS Việt Nam), Sở đã ban hành các thông báo thụ lý và thành lập 2 tổ xác minh... Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TPHCM vào ngày 10/10 vừa qua, bà Lương Thị...

Công an điều tra vụ nam sinh bị đánh túi bụi trong lớp phải nhập viện

Ngày 12-10, ông Trần Xuân Bách, hiệu trưởng Trường THCS và THPT Bắc Sơn (Tuyên Hóa, Quảng Bình), xác nhận công an địa phương đang điều tra vụ một nam sinh bị hai bạn cùng trường đánh trong lớp phải nhập viện."Ngay khi vụ việc xảy ra, trường đã nắm bắt và làm việc với các em và gia đình, đồng thời...

Nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ

TPO - Cơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ việc một nữ sinh trên địa bàn huyện Nông Cống bị đánh hội đồng, dẫn đến bị đa chấn thương, phải nhập viện điều trị. Theo thông tin ban đầu, chiều 5/10, trên đường đi học về đến xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, L.V.G.N (16 tuổi, là học sinh lớp 11A6, Trường THPT Nông Cống 2) ở thôn Thanh Sơn, xã Trung Chính,...

Mới nhất

Vinh danh “100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024” | Doanh nhân | Tài Chính

Ngày 11-10, Diễn đàn "Phát triển bền vững, chinh phục toàn cầu" và Lễ vinh danh "100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024" do Vietnam Brand Purpose và Brand Finance, được tổ chức tại TP HCM.Đây là sự kiện mang đến cho doanh...

Những điều cần biết về Levofloxacin – Kháng sinh phổ rộng

Levofloxacin thuộc nhóm kháng sinh phổ biến và thường được áp dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Với khả năng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nên levofloxacin thường được lựa...

Sở Lao động TPHCM lập 2 tổ xác minh các khiếu nại, tố cáo liên quan đến DSS Việt Nam

TPO - Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, trên cơ sở tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công ty TNHH Du học định cư DSS (DSS Việt Nam), Sở đã ban hành các thông báo thụ lý và thành lập 2 tổ xác minh... Tại...

Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Theo Bộ Y tế, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng tại Việt Nam còn cao. Tỷ lệ trẻ em miền núi, bà mẹ mang...

Mới nhất