Trang chủNewsNhân quyềnRuộng bậc thang - động lực phát triển vùng dân tộc thiểu...

Ruộng bậc thang – động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc


Đã từ lâu ruộng bậc thang trở thành hình thức canh tác độc đáo, tạo nên nét truyền thống đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở nhiều tỉnh vùng cao phía Bắc.

Không chỉ ổn định lương thực, trong những năm gần đây, ruộng bậc thang còn là điểm đến lý tưởng của du khách thập phương, tạo đà cho du lịch văn hoá cộng đồng phát triển, tăng sinh kế, nâng cao chất lượng đời sống người DTTS, góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế – xã hội giữa miền núi và miền xuôi.

Ruộng bậc thang - động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn liền với đời sống, tập tục của người Mông. (Nguồn: TTXVN)

Công trình kiến trúc vĩ đại

Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác với nét đặc trưng riêng của cư dân vùng cao trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có đồng bào các DTTS các địa phương vùng núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành và trải dài qua hàng trăm năm những thửa ruộng bậc thang là minh chứng rõ nét về lịch sử định cư lâu đời và tập quán lao động sản xuất nông nghiệp của các DTTS Việt Nam.

Do địa bàn có địa hình phức tạp, hầu hết là khu vực núi cao, độ dốc lớn, nên trồng lúa ở ruộng bậc thang là hoạt động sản xuất nông nghiệp giữ vị trí, vai trò trong cơ cấu kinh tế của đồng bào DTTS phía Bắc. Thiếu đất bằng phẳng để sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, vì thế đồng bào DTTS thường chọn các vạt đất không có đá trên triền đồi, sườn núi với diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối.

Nhiều DTTS nắm giữ kỹ thuật làm ruộng bậc thang, điển hình là người La Chí, Dao, Tày, Nùng, Cờ Lao, Phù Lá, Hà Nhì… Ruộng bậc thang được tạo nên từ chính sức lao động, bàn tay, khối óc, kinh nghiệm được tích lũy, công cụ lao động đơn giản như dao, cuốc, xẻng, xà beng, cày, bừa mà không cần đến nhiều sự trợ giúp của máy móc hiện đai.

Mặt khác, kỹ thuật canh tác ruộng bậc thang còn là phương thức canh tác hiếm có trên thế giới, biểu hiện của sản phẩm trí tuệ, chứng minh năng lực chinh phục thiên nhiên và thái độ sống hài hòa thiên nhiên của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc. Đồng thời, là vốn quý chứng minh khả năng vượt trội của con người trong việc chinh phục tự nhiên và tư duy sáng tạo, có năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Những thửa ruộng bậc thang hẹp về chiều ngang những vẫn đủ để cày bừa, thửa ruộng trên nằm chênh với thửa ruộng dưới khoảng cách giữa các thửa ruộng liền kề cao khoảng 1,5m; chỗ cao được người dân ủi bớt đất, chỗ trũng thì bồi thêm đất.

Khác với các đồng lúa vùng đồng bằng, những thửa ruộng bậc thang ở vùng cao ở phía Bắc cứ xếp chồng lên nhau. Từ lớp này đến lớp khác, người xem cảm tưởng giống như những bậc thang bắc lên tận trời xanh. Khi mùa đổ nước, ruộng bậc thang trông như như mặt gương soi cả mây trời xanh ngắt. Đến mùa lúa mới, ruộng bậc thang lại “khoác lên mình” tấm áo xanh mướt, đẹp đến lạ thường. Khi mùa lúa chín, ruộng bậc thang vàng rực trên những sườn đồi, tạo nên cảnh đẹp trù phú và thơ mộng. Vì vậy, ruộng bậc thang là một công trình kiến trúc nghệ thuật đầy tính sáng tạo, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vùng núi phía Bắc, mở ra tiềm năng du lịch đối với đồng bào DTTS nơi đây.

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các cụm ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái); Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai), Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã được xếp hạng di sản danh lam thắng cảnh cấp quốc gia với hơn 2.076 ha nằm trong vùng bảo vệ. Ruộng bậc thang tại Lai Châu hiện đã nằm trong danh mục kiểm kê di sản, tiến hành lập hồ sơ đề nghị công nhận xếp hạng di sản danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn văn hóa

Việt Nam là quốc gia có gần 65% dân số sống ở nông thôn. Phát triển kinh tế thông qua du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là xu thế tất yếu. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển du lịch từ thế mạnh của từng vùng. Theo đó, Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, xác định đưa du lịch nông thôn trở thành một chương trình để chỉ đạo thực hiện đồng bộ, mang tính hệ thống trên phạm vi cả nước, gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp nhiều giá trị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đến tất cả các tỉnh, thành phố. Theo bộ trên, đến hết tháng 6/2023 đã có 45/63 tỉnh, thành ban hành Đề án hoặc Kế hoạch triển khai phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nhiều địa phương ở vùng trung du và miền núi phía Bắc xác định mô hình ruộng bậc thang là một hướng đi chiến lược quan trọng, trở thành sản phẩm du lịch đặc sản, có thương hiệu riêng trên cơ sở khai thác các giá trị truyền thống của cộng đồng các DTTS.

Hiện nay, nước ta có 3 loại hình du lịch nông thôn cơ bản: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch canh nông. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, vùng trung du miền núi phía Bắc có hơn 215 mô hình du lịch, trong đó mô hình du lịch ruộng bậc thang đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lai đây. Ruộng bậc thang đã gắn bó với văn hóa, nếp sống cũng như việc sản xuất nông nghiệp của người dân. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã coi bảo tồn văn hóa gắn với phát triển kinh tế từ thửa ruộng của đồng bào DTTS là một trong những vấn đề cần quan tâm, chú trọng.

Ngày 16/9/2023, tại bản Lìm Mông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch và thể thao Viên Nam tổ chức Lễ khai mạc Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” năm 2023. (Nguồn: TTXVN)
Tháng Chín là lúc Mù Cang Chải vào thời điểm đẹp nhất trong năm, thời điểm tuyệt vời để các phi công thực hiện những chuyến bay cho khách ưa du lịch mạo hiểm. (Nguồn: TTXVN)

Ruộng bậc thang không chỉ mang đến giá trị kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp thu hoạch được mà là nguồn tài nguyên độc đáo thu hút du khách đến với vùng núi phía Bắc. Đa số địa phương thuộc vùng núi phía Bắc đã và đang tập trung khai thác du lịch ruộng bậc thang vào hai mùa chính trong năm là “mùa nước đổ” (còn gọi là mùa trắng) vào khoảng tháng 4-5, và “mùa lúa chín” (còn gọi là mùa vàng) vào khoảng tháng 9-10. Các lễ hội ruộng bậc thang tổ chức tại nhiều tỉnh, trong đó hoạt động trải nghiệm dù lượn bay trên mùa vàng Mù Cang Chải thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách…

Các hoạt động du lịch hết sức phong phú. Ví dụ như, tại Yên Bái nhằm phát huy giá trị của ruộng bậc thang, từ năm 2015 tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh danh thắng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải gắn với tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc Mông, nâng cao ý thức bảo tồn di sản, thu hút khách du lịch, sự kiện Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” và “Bay trên mùa nước đổ” hàng năm đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Hay, vừa qua chương trình “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” năm 2023 tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) là sự kiện du lịch hấp dẫn thông qua chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa lúa chín ở ruộng bậc thang cùng với khám phá nét văn hóa độc đáo của các dân tộc với những lễ hội, nghi thức truyền thống như: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn huyện lần thứ III, Ngày hội bản em tại xã Bản Phùng, Ngày hội bản Dao, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao; Lễ cúng cơm mới của dân tộc Dao. Cùng với đó là tour tham quan, trải nghiệm ruộng bậc thang, bắt cá chép ruộng tại đồi mâm xôi…

Phát triển du lịch ruộng bậc thang là cơ sở để hệ thống chính trị và đồng bào vùng cao nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Đồng thời, việc mở rộng du lịch đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân, tăng sinh kế, là cơ hội cho đồng bào vươn lên thoát nghèo, làm chủ cuộc sống từ chính những “công trình kiến trúc vĩ đại” được cha ông trao truyền lại.

Mới đây, TP Hồ Chí Minh và nhóm hợp tác gồm 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã công bố sản phẩm “Hành trình kết nối vùng di sản ruộng bậc thang quốc gia Tây Bắc” kết nối Hà Nội – Phú Thọ – Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải (Yên Bái) – Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ (Lai Châu) – Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) – Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang). Trong 6 tháng đầu năm 2023, các tỉnh trong nhóm hợp tác đã tổ chức 14/25 hoạt động; thu hút hơn 36,3 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu du lịch gần 105.000 tỷ đồng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 tặng quà Giáng Sinh tại Quảng Nam

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã trao tặng 60 suất quà cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số là tín đồ Đạo Tin Lành nhân dịp Giáng Sinh. ...

Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tiếp xúc với đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên

Ngày 16/12, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vùng Tây nguyên năm 2024. ...

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(Tổ Quốc) - Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư thương...

Giới thiệu nhiều sản phẩm đặc sắc của bà con dân tộc tỉnh Tuyên Quang

(Tổ Quốc) - Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024 của tỉnh Tuyên Quang, mới đây, tại thành phố Hải Phòng, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên...

Tiền thù lao cho người bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số ở Bắc Giang là thế nào?

Nghị quyết số 71/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành các chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn 2024-2030. Theo nghị quyết này, người tham...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân trong nước gừng mỗi ngày có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm cảm lạnh, sổ mũi...

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Quốc hội nhất trí, dự luật cho phép công dân có đa quốc tịch sắp thành hiện thực

Ngày 17/12, Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine đã thông qua lần đọc thứ nhất dự luật về đa quốc tịch tại quốc gia Đông Âu này với 247 phiếu thuận.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mexico và EU tổ chức Đối thoại cấp cao lần thứ 12 về nhân quyền

Mexico và EU xem xét những diễn biến gần đây về tình hình nhân quyền, đồng thời trao đổi thông tin về các sáng kiến, chính sách trong lĩnh vực này.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Mới nhất

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Khó sở hữu nhà trước tuổi 30

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá nhà liên tục tăng trong nhiều năm, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Giá nhà có thể giảm hay không là câu hỏi khó, thách thức rất lớn của thị trường. Tại tọa đàm Bất động sản 2025 do VTV Digital phối hợp tổ chức, câu chuyện về giá...

Từ 2025 cơ sở đăng kiểm mới phải cách trường học, bệnh viện tối thiểu 50m

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới vừa được Bộ GTVT ban hành quy định rõ về khoảng cách tối thiểu với trường học, bệnh viện. ...

Cháy nhà hàng 3 tầng ở trung tâm TPHCM, nhiều người bỏ chạy

Nhà hàng 3 tầng ở trung tâm TPHCM xảy ra cháy kèm khói đen bốc nghi ngút khiến nhiều người phải bỏ chạy tạo nên khung cảnh hỗn loạn. Khoảng 10h sáng nay (18/12), người dân sống trên đường Cao Thắng, phường 4, quận 3 (TPHCM) phát hiện ngọn lửa bốc lên cao tại một nhà hàng 'bít tết kiểu...

Mới nhất