Trang chủNewsThế giớiRủi ro từ kịch bản "mèo vờn chuột" sau vụ UAV Mỹ...

Rủi ro từ kịch bản “mèo vờn chuột” sau vụ UAV Mỹ rơi ở Biển Đen


Rủi ro từ kịch bản mèo vờn chuột sau vụ UAV Mỹ rơi ở Biển Đen - 1

UAV MQ-9 Reaper (Ảnh: Getty).

Sáng 14/3, một máy bay không người lái (UAV) trinh sát MQ-9 Reaper của Mỹ đã lao xuống Biển Đen. Washington cáo buộc máy bay chiến đấu Su-27 của Nga áp sát nguy hiểm, xả thẳng nhiên liệu lên chiếc UAV nhiều lần. Chiếc Su-27 sau đó va chạm với động cơ cánh quạt của MQ-9 khiến UAV của Mỹ rơi xuống biển.

Trong khi đó, Moscow nói rằng không xảy ra vụ va chạm và UAV của Mỹ rơi do thay đổi hướng đột ngột khiến thiết bị này mất lái. Nga cũng cáo buộc UAV của Mỹ không bật hệ thống hồi đáp tín hiệu nhận dạng và “vi phạm ranh giới của không phận tạm thời được thiết lập cho chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Vụ việc đánh dấu lần đầu tiên máy bay quân sự Nga và Mỹ đối đầu trực tiếp kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự tại Ukraine cách đây hơn một năm và có nguy cơ làm leo thang hơn nữa quan hệ Moscow – Washington. Đây dường như cũng là lần đầu tiên kể từ thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, một máy bay Mỹ đã rơi sau khi chạm trán với một máy bay chiến đấu của Nga.

Hãng tin AFP dẫn lời một chuyên gia Pháp nhận định, vụ việc trên được xem là “bất thường” và “ngoại lệ”, tuy nhiên chưa thể hiện sự thay đổi rõ ràng về lập trường.

“Đây là sự trở lại tình hình vào thời điểm cuối Chiến tranh Lạnh khi các thiết bị bay của phương Tây thỉnh thoảng bị phá hủy”, chuyên gia Pháp nói thêm, đồng thời đề cập đến việc Liên Xô thường xuyên bắn vào khinh khí cầu của Mỹ trong những năm 1980.

Theo CNN, các chuyến bay trinh sát của Mỹ diễn ra thường xuyên ở không phận quốc tế trên Biển Đen trong vài năm qua và khu vực này đã quân sự hóa mạnh mẽ kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Do vậy, việc một máy bay không người lái của Mỹ bị phát hiện trên vùng biển này không phải là chuyện lạ.

Rủi ro từ kịch bản mèo vờn chuột sau vụ UAV Mỹ rơi ở Biển Đen - 2

Vị trí Biển Đen (Ảnh: Sky).

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, các quốc gia thành viên NATO vẫn điều máy bay qua Biển Đen hàng ngày, nhưng luôn cẩn trọng để không xâm phạm không phận của Nga. Động thái này một phần nhằm thu thập thông tin tình báo, nhưng cũng gửi một thông điệp tới Nga rằng NATO vẫn luôn cảnh giác cao độ khi cuộc xung đột diễn ra khốc liệt ở sườn phía đông.

“NATO giám sát mọi thứ xảy ra ở Biển Đen, không có gì xảy ra ở đó mà chúng tôi không biết. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng Nga biết rõ về sự hiện diện của chúng tôi dọc theo biên giới, cũng như chúng tôi biết rõ về sự hiện diện của họ”, Đại tá Italy Michele Morelli cho biết hồi tháng 12 năm ngoái.

Trong những năm gần đây, Nga cũng không do dự khi gửi thông điệp tới NATO bằng cách điều máy bay quân sự đến gần không phận của các nước châu Âu.

Hôm 14/3, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các máy bay chiến đấu của lực lượng không quân Anh và Đức đã xuất kích để chặn một máy bay Nga gần không phận Estonia. Anh và Đức đang tiến hành các nhiệm vụ trinh sát chung trên không ở Estonia như một phần trong nỗ lực củng cố sườn phía đông của NATO.

Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, các quốc gia thành viên ở sườn phía đông của NATO gồm 3 nước Baltic, Ba Lan, Bulgaria và Romania, đã được hưởng lợi từ hoạt động trinh sát trên không được tăng cường từ NATO. Theo NATO, vào năm 2022, các lực lượng không quân của NATO trên khắp châu Âu đã xuất kích khoảng 570 lần để chặn máy bay quân sự Nga tiếp cận không phận của liên minh. Tuy nhiên, hầu hết các vụ ngăn chặn diễn ra trên Biển Baltic, thay vì Biển Đen.

“Phần lớn các cuộc chạm trán trên không diễn ra an toàn và chuyên nghiệp. Trong một số trường hợp, máy bay quân sự Nga đã tiến hành các hành động mạo hiểm gần các máy bay trinh sát không vũ trang của đồng minh đang bay trong không phận quốc tế”, một quan chức NATO cho biết.

“Các máy bay quân sự của Nga thường không gửi mã cho biết vị trí và độ cao, không lập kế hoạch bay hoặc không liên lạc với các kiểm soát viên không lưu, gây ra rủi ro tiềm ẩn cho các máy bay dân dụng”, theo NATO. Các máy bay chiến đấu của NATO sau đó sẽ được xuất kích để chặn máy bay Nga và hộ tống nếu cần thiết.

Cuộc xung đột tại Ukraine, với sự tập trung đáng kể của các lực lượng vũ trang trong không phận khu vực, đã làm tăng nguy cơ xảy ra các sự cố có thể châm ngòi cho kịch bản leo thang.

Anh từng cáo buộc lực lượng không quân Nga phóng tên lửa gần một máy bay của lực lượng không quân Anh vào cuối tháng 9 năm ngoái khi máy bay này đang tuần tra trên Biển Đen. Quan chức NATO cũng cáo buộc máy bay quân sự của Nga từng bay qua các tàu của NATO tuần tra định kỳ ở Biển Baltic một cách không an toàn vào tháng 11.

“Việc một máy bay bay qua lãnh thổ một quốc gia là cực kỳ hiếm. Kịch bản thường xảy ra là quá cảnh trên vùng biển quốc tế, bên ngoài lãnh thổ có chủ quyền, nhưng trong không phận mà các nhà kiểm soát không lưu ở vùng Baltic hoạt động để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay”, một sĩ quan không quân Pháp cho biết.

Ngay sau khi vụ rơi UAV Mỹ xảy ra, Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ cảnh báo hành động “gây hấn” của Nga là nguy hiểm và có thể dẫn đến những tính toán sai lần cũng như rủi ro leo thang ngoài ý muốn. Các nghị sĩ Mỹ cũng chỉ trích gay gắt động thái của Nga và yêu cầu đáp trả.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng vụ việc khó có thể đẩy căng thẳng Mỹ – Nga vượt tầm kiểm soát.

Theo Becca Wasser, chuyên gia tại viện nghiên cứu Trung tâm An ninh Mỹ Mới, mặc dù trước đây đã xảy ra một số sự cố va chạm với máy bay Nga, nhưng vụ việc lần này có liên quan đến máy bay không người lái của Mỹ, do vậy căng thẳng khó có nguy cơ bùng nổ.

“Vụ việc gây lo ngại sâu sắc trong bối cảnh diễn ra như vậy, nhưng đó là một máy bay không người lái nên cũng giảm nguy cơ bùng phát căng thẳng”, bà Wasser nói, đề cập đến một sự cố tương tự vào năm 2019 khi Iran bắn hạ một chiếc UAV RQ-4 Global Hawk mà Mỹ không có phản ứng quân sự trực tiếp nào.

Mary Ellen O’Connell, chuyên gia về luật pháp quốc tế và sử dụng vũ lực, cho biết Mỹ không nên đáp trả Nga bằng vũ lực trực tiếp. “Trong khi máy bay không người lái (Mỹ) có thể đang tiến hành hoạt động trinh sát cho Ukraine, Nga có thể làm gián đoạn hoạt động của (UAV) Reaper theo luật xung đột vũ trang, mặc dù Nga có thể chọn cách tốt hơn để thực hiện. Cho đến nay, Mỹ đã thành công trong việc hỗ trợ Ukraine mà không phải đối đầu trực tiếp với Nga. Cách tiếp cận đó cần phải tiếp tục”, chuyên gia O’Connell nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

"Câu chuyện phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là câu chuyện dài hạn", đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam; tại Hội thảo Phát triển bền vững năm 2024, do báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, tại Hà Nội. Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam, chủ đề của phiên thứ 2 Hội thảo...

Hấp dẫn giải bóng rổ sinh viên toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng

Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2024 khu vực miền Trung đã chính thức khởi tranh tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo sinh viên từ khắp nơi đến thi đấu và cổ vũ, tạo nên bầu không khí sôi động. Giải...

Hiệu trưởng xin không nhận quà 20-11 mà đổi thành tập, sữa cho học sinh

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ xin không nhận hoa, quà ngày 20-11, mà đổi thành tập, sữa… cho học sinh. "Tuy nhiên, kinh phí của nhà trường chỉ có thể dừng lại ở việc trao...

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Theo Tập đoàn Trí Nam, sự cần thiết của hoạt động khuyến nông là đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; Tạo đìều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; Đóng góp vào phát triến kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Theo báo...

Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn

(MPI) - Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong hai ngày 11-12/11/2024, Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn về các lĩnh vực ngân hàng; y tế; thông tin và truyền thông. Theo dự kiến, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng một số Bộ sẽ cùng tham gia giải trình về những vấn đề có liên quan. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thanh Thủy lọt top 20 Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International 2024) diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) vào chiều 12/11 (giờ Việt Nam). Đại diện Việt Nam tại cuộc thi tranh tài với 70 người đẹp khác. Mở đầu chung kết, Thanh Thủy và 70 người đẹp trình diễn trang phục dân tộc. Ban tổ chức cũng công bố người chiến thắng hạng mục Trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất thuộc về đại diện...

Một tuần sau bầu cử tổng thống Mỹ, giá bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD

(Dân trí) - Chiến thắng gần đây của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã tạo ra những tác động lớn đến thị trường tiền điện tử và giúp bitcoin tiến sát mốc kỷ lục 90.000 USD. Một tuần sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đà tăng giá của bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Bitcoin đã vượt 82.000 USD và tiến thẳng lên mốc 84.000 USD chỉ trong 1 giờ, sau đó...

Điểm sáng cho nguồn cung bất động sản TPHCM từ Masteri Grand View

(Dân trí) - Nguồn cung thị trường địa ốc phía Nam vừa được bổ sung 600 căn hộ của phân khu cao tầng Masteri Grand View thuộc The Global City - quỹ đất "vàng" hiếm hoi còn sót lại của khu Đông TPHCM đã được quy hoạch bài bản về hạ tầng, tiện ích chuẩn quốc tế. Chọn "thời điểm vàng"Với nỗ lực nâng cao chuẩn sống của khách hàng bằng loạt động thái đầu tư tiện ích, chỉn chu...

Ông Trump chọn nữ thống đốc đứng đầu cơ quan an ninh nội địa

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thống đốc South Dakota Kristi Noem làm người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa (DHS). Bà Kristi Noem (trái) sẽ thực hiện các chính sách của ông Donald Trump về nhập cư (Ảnh: Reuters). Báo Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết bà Kristi Noem, Thống đốc bang South Dakota, được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa (DHS) Mỹ. Với...

Giới trẻ chụp ảnh, check-in với tòa nhà Pháp cổ đẹp như châu Âu ở Hà Nội

(Dân trí) - Lần đầu mở cửa đón khách tham quan, tòa nhà Đại học Khoa học Tự nhiên (trước là Đại học Tổng hợp) gây ấn tượng bởi lối kiến trúc Pháp độc đáo. Tọa lạc tại 19 Lê Thánh Tông (Hà Nội), tòa nhà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, là một trong những không gian sáng tạo, sắp đặt nghệ thuật độc đáo tại Lễ hội thiết kế...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Cùng chuyên mục

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tối 11.11. ...

Nêu ý tưởng kỳ quặc về phụ nữ, chính khách Nhật Bản xin lỗi

Lãnh đạo đảng Bảo thủ tại Nhật Bản Hyakuta Naoki vừa phải xin lỗi vì đã đặt vấn đề cấm phụ nữ kết hôn và phải triệt sản. ...

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Mới nhất

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bỏ ‘tiền túi’ rót thêm cho VinFast gần 2 tỉ USD

Ông Phạm Nhật Vượng, với tư cách tổng giám đốc và cổ đông lớn của VinFast, sẽ tài trợ 50.000 tỉ đồng được thu xếp từ các nguồn tài sản cá nhân cho hãng xe. ...

TP.HCM tiếp tục phạt nguội xe quá tải đến hết năm 2024

TP.HCM sẽ tiếp tục thí điểm xử phạt nguội thông qua các trạm cân đến ngày 31/12/2024. ...

Nâng chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho bệnh nhân

Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức...

Mới nhất