Trang chủNewsThế giớiRủi ro nào cho kinh tế

Rủi ro nào cho kinh tế


Đứng đầu trong danh sách trên chính là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.

Từ bầu cử Tổng thống Mỹ…

Báo cáo trên nhận định: “Năm 2024, Mỹ phải đối mặt với sự suy yếu hơn nữa. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ chính trị của đất nước, thử thách nền dân chủ Mỹ ở mức độ mà đất nước này chưa từng trải qua trong 150 năm qua”.

Điều đó bắt nguồn từ việc “hệ thống chính trị Mỹ bị chia rẽ đáng kể”, không những vậy mà “niềm tin của công chúng vào các thể chế cốt lõi – như Quốc hội, tư pháp và truyền thông – đang ở mức thấp lịch sử”, “sự phân cực và đảng phái đang ở mức cao lịch sử”, theo đánh giá của Eurasia Group. Và sự chia rẽ này sẽ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian trước cuộc bầu cử sắp tới.

Rủi ro nào cho kinh tế - chính trị toàn cầu 2024 ?- Ảnh 1.

Lực lượng Israel tại Dải Gaza trong ảnh được công bố ngày 21.1

Sự chia rẽ nội bộ chính trị Mỹ tác động sâu sắc đến chính sách của nước này với các đồng minh và đối tác. Điển hình là chính sách của Mỹ đối với Ukraine, Israel trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài sang năm thứ 3 và chưa có lối thoát, còn căng thẳng ở Trung Đông cũng khó sớm hạ nhiệt.

…Đến các “mồi lửa” căng thẳng

Báo cáo trên nhận định: “Kyiv đã bị giáng một đòn mạnh từ sự ủng hộ chính trị và viện trợ của Mỹ đối với Ukraine. Người Mỹ đang ngày càng chia rẽ về cuộc chiến, và nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa tích cực phản đối viện trợ nhiều hơn. Ngay cả khi Quốc hội thông qua hỗ trợ quân sự bổ sung cho năm 2024, đây có lẽ sẽ là khoản phân bổ đáng kể cuối cùng mà Kyiv sẽ nhận được từ Washington. Nếu ông Donald Trump thắng cử, ông sẽ cắt giảm mạnh viện trợ. Nếu Tổng thống Joe Biden giành chiến thắng thì việc viện trợ vẫn rất khó khăn nếu đảng Dân chủ không kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ”.

“Sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine phải đối mặt với những cơn gió ngược mạnh mẽ hơn từ Đồi Capitol, làm căng thẳng liên minh xuyên Đại Tây Dương”. Khi đó, Kyiv có thể sẽ có những hành động “liều lĩnh” để đạt được những gì có thể trước khi tổng thống tiếp theo của Mỹ nhậm chức nếu ông Biden thất cử – vốn có thể dẫn đến hạn chế về nguồn viện trợ. Ngược lại, việc kỳ vọng viện trợ của Mỹ cho Ukraine sẽ chấm dứt vào năm 2025 có thể thúc đẩy Nga quyết tâm chiến đấu”, cũng theo báo cáo của Eurasia Group.

Ở Trung Đông, sự ủng hộ nổi bật của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Israel và sẵn sàng tấn công Iran sẽ có thể khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng. Không những vậy, theo đánh giá của Eurasia Group thì Trung Đông không còn yên tĩnh và điều đó còn kéo dài. “Có một mạng lưới các mối quan hệ răn đe – một bên là Israel và Mỹ, bên kia là Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ, và các quốc gia vùng Vịnh được xem là “bên thứ ba” đến nay đã kiềm chế phần nào xung đột ở Dải Gaza. Không quốc gia nào muốn một cuộc chiến tranh khu vực nổ ra”, báo cáo phân tích và cho rằng vì quá nhiều bên liên quan nên ẩn chứa rủi ro. Vì thế, chiến sự hiện tại ở Gaza có thể chỉ là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc xung đột mở rộng vào năm 2024. Rủi ro lan rộng xung đột mà báo cáo trên đặt ra chính là nguy cơ Israel tấn công lực lượng Hezbollah ở Li Băng dẫn đến kích hoạt phản ứng của nhiều bên thân Iran.

Bức tranh kinh tế không tươi sáng

Không chỉ bất ổn về chính trị – an ninh, thế giới năm 2024 còn đứng trước nhiều nỗi lo, theo đánh giá của Eurasia Group.

Trong đó, rủi ro nổi bật về kinh tế là nền kinh tế Trung Quốc đại lục không phục hồi mạnh. Là một động lực quan trọng, nên nếu kinh tế Trung Quốc phục hồi không khả quan thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Thế nhưng, theo báo cáo trên, quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc đang đối mặt 4 thách thức lớn.

Thứ nhất là xu thế tăng trưởng, sau khi Trung Quốc kết thúc chính sách zero-Covid, đang mờ dần. Sự thúc đẩy từ việc mở cửa trở lại vào năm 2023 sẽ biến mất khi tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn… Thứ hai, thị trường bất động sản vốn là trụ cột của kinh tế Trung Quốc nhưng vẫn đang rất yếu kém và chưa có dấu hiệu phục hồi khả quan. Thứ ba, các thị trường quan trọng đối với xuất khẩu của Trung Quốc, nổi bật là Mỹ và châu Âu, vẫn đang trì trệ nên nhu cầu giảm sút khiến cho xuất khẩu Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Thứ tư là Trung Quốc vẫn chưa có các biện pháp kích thích kinh tế đủ sức thuyết phục giới đầu tư.

Chẳng những Trung Quốc mà tình hình chung của kinh tế toàn cầu cũng đang có nhiều khó khăn. Báo cáo của Eurasia Group đánh giá: “Cú sốc lạm phát toàn cầu bắt đầu vào năm 2021 sẽ tiếp tục gây ra lực cản kinh tế và chính trị mạnh mẽ vào năm 2024. Lãi suất cao do lạm phát sẽ làm chậm tăng trưởng trên toàn thế giới”. Thế nhưng nhiều nước đã “tất tay” về chính sách và thậm chí lạm dụng quá đà một số chính sách dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về cả kinh tế, xã hội lẫn chính trị.

Bên cạnh đó, các căng thẳng về thương mại khiến các nước sẽ thực hiện các biện pháp bảo hộ làm gián đoạn dòng chảy của các khoáng sản quan trọng, làm tăng biến động giá và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Các khoáng sản được đề cập ở đây chính là các loại nguyên liệu cần thiết của ngành bán dẫn, sản xuất pin cho ô tô điện…

Ngoài ra, một nguy cơ mà Eurasia Group đặt ra chính là hiện tượng khí hậu El Nino đạt đỉnh vào nửa đầu năm 2024, kéo theo tình hình thời tiết cực đoan dẫn đến mất an ninh lương thực, tăng căng thẳng về nước, làm gián đoạn hậu cần, lây lan dịch bệnh, di cư nhiên liệu và bất ổn chính trị.

Tất cả những rủi ro trên khiến thế giới năm 2024 sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Rủi ro nào cho kinh tế - chính trị toàn cầu 2024 ?- Ảnh 2.

AI sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2024

Mối lo trí tuệ nhân tạo (AI)

Theo báo cáo trên, các lỗ hổng trong quản trị AI sẽ trở nên rõ ràng vào năm 2024 khi các mô hình và công cụ AI mạnh mẽ hơn nhiều, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ.

Năm ngoái, thế giới đã chứng kiến làn sóng AI đầy tham vọng, nên các chính phủ đã thông báo chính sách và đề xuất để hợp tác các tiêu chuẩn mới phát triển AI. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đã cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn tự nguyện về phát triển AI. Mỹ, Trung Quốc và hầu hết thành viên G20 đã ký Tuyên bố Bletchley về an toàn AI. Nhà Trắng đã ban hành một lệnh hành pháp AI. EU cũng đã đồng ý về Đạo luật AI…

Nhưng những đột phá về AI đang phát triển nhanh hơn biện pháp kiểm soát. Thêm vào đó, những bất đồng về chính sách kiểm soát giữa các nước dẫn đến sự hạn chế về biện pháp kiểm soát. Không những vậy, cuộc chạy đua cạnh tranh AI có thể khiến các quốc gia, tập đoàn công nghệ vì lợi ích thương mại mà “lách” việc kiểm soát. Trong khi đó, mặt trái và rủi ro tiềm ẩn từ AI thì đã quá rõ ràng. Chính vì thế, dù đã có những động thái kiểm soát và hứa hẹn nhiều lợi ích, AI vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn cho thế giới.



Source link

Cùng chủ đề

Bà Harris dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sít sao trên toàn quốc

Trong cuộc khảo sát được The Guardian công bố, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris đang dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump với tỷ lệ ủng hộ toàn quốc là 47% và 46%. Dữ liệu khảo sát được The Guardian công bố cho thấy, tỷ lệ ủng hộ bà Harris và ông Trump trên toàn nước Mỹ tính tới ngày 30/10 lần lượt là 47% và 46%, và số liệu này vẫn giữ nguyên từ hôm...

Bầu cử Mỹ 2024: Các cử tri bỏ phiếu sớm mang lại hy vọng cho cả 2 ứng cử viên

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy bà Harris của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa đang bám đuổi sát nút, kể cả ở 7 bang chiến địa có khả năng quyết định số phiếu bầu trên cả nước. Hơn 62 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, phá vỡ kỷ lục ở một số bang và mang lại hy vọng cho cả 2...

Cuộc đua đổ tiền quảng cáo tại bang chiến địa Pennsylvania – Chi tiêu cho quảng cáo chính trị trong năm 2024 ước đạt...

Khi nước Mỹ sắp bước vào một trong những cuộc bầu cử Tổng thống gay cấn nhất trong lịch sử hiện đại, cử tri tại "các bang chiến địa" đang chứng kiến chiến dịch quảng cáo phức tạp và tốn kém. Theo công ty nghiên cứu thị trường Emarketer, chi tiêu cho quảng cáo chính trị ở Mỹ trong năm 2024 ước đạt 12,32 tỷ USD, tăng so với mức chi 9,57 tỷ USD cho cuộc bầu cử cách đây...

Bầu cử Mỹ: Kiểm phiếu và công bố kết quả khi nào?

Bầu cử Mỹ sẽ diễn ra vào đầu tháng 11 tới, tuy nhiên việc thông báo kết quả có thể chậm hơn dự kiến tùy vào tiến độ kiểm phiếu tại từng tiểu bang. Thời gian công bố kết quả bầu cử Mỹ sẽ phụ thuộc phần lớn vào quy định kiểm phiếu của từng tiểu bang - Ảnh: GETTY IMAGES Giới quan sát quốc tế nhận định cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay sẽ là một trong những sự...

‘Phó tướng’ của ông Trump định hướng ngoại giao với Nga, Trung Quốc ra sao?

Thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa và là người liên danh tranh cử cùng cựu Tổng thống Donald Trump, cho hay Mỹ cần “ngoại giao khôn ngoan” với các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả Nga và Trung Quốc. Chia sẻ trên chương trình “Meet the Press” của Đài NBC vào ngày 27.10, Thượng nghị sĩ J.D. Vance cho biết ông coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Uống nước ép rau nào để vừa hạ huyết áp, vừa tránh ung thư?

Nước ép làm từ các loại thực vật tự nhiên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Mọi người thường dùng nước ép trái cây. Nhưng trên thực tế, nước ép từ các loại rau...

Chuộng áo dài cách tân tôn nét đẹp quý phái, hiện đại

Mùa áo dài tết 2025 đến sớm hơn thường lệ khi mới chỉ bước vào tháng 10 âm...

Bài đọc nhiều

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Bà Harris và ông Trump ‘so găng’ gay cấn trong các cuộc thăm dò toàn quốc

Kết quả thăm dò gần đây của Reuters/Ipsos cho thấy Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump 3% trên toàn quốc. ...

Ghế Thủ tướng Nhật Bản của ông Ishiba lung lay, lãnh đạo đảng đối lập tìm thế “cướp cờ”

Ngày 30/10, lãnh đạo đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Noda Yoshihiko đã tăng cường nỗ lực tập hợp sự ủng hộ từ các đảng đối lập để quốc hội chọn ông làm thủ tướng tiếp theo.

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Cùng chuyên mục

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.

Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn...

Theo Reuters, ngày 1/11, quân đội Israel cho biết đã tiêu diệt quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào thành phố Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.

Căng thẳng mới xoay quanh Triều Tiên

Trong khi vấn đề binh sĩ của CHDCND Triều Tiên được cho là đã hiện diện ở chiến trường Ukraine gây nhiều chỉ trích, Bình Nhưỡng lại vừa tiến hành thử tên lửa dẫn đến nhiều căng thẳng mới. ...

Mới nhất

Nam Long ký kết hợp tác cùng đại lý chiến lược phân phối dự án Waterpoint

(Dân trí) - Tại khu đô thị tích hợp Waterpoint, Nam Long vừa ký kết hợp tác cùng 7 đại lý phân phối chiến lược, sẵn sàng cho kế hoạch ra mắt các phân khu mới thuộc khu đô thị Waterpoint trong thời gian tới. Sự hợp tác mạnh mẽ, hiệu quả với hệ thống các sàn giao dịch đánh...

Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư công

HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua các nghị quyết quan trọng như chuyển mục đích sử dụng đất lúa quy mô dưới 500 ha để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Diên Thọ (huyện Diên Khánh); Đề án thành lập quỹ phát triển đất tỉnh Khánh Hòa... Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai...

Giá cà phê hôm nay 2/11: Đồng loạt giảm

Giá cà phê thế giớiĐầu giờ sáng 2/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 giảm 85 USD/tấn, ở mức 4.284 USD/tấn, còn kỳ hạn tháng 1/2025 giảm 67 USD/tấn, đạt 4.214 USD/tấn.Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 3,60 cent/lb, xuống 242,30 cent/lb; kỳ...

Pepsi và Coca-Cola bị kiện vì ‘lừa dối’ về tái chế nhựa

(CLO) Trong đơn kiện, quận Los Angeles (Los Angeles, Mỹ) cáo buộc Pepsi và Coca-Cola đánh lừa công chúng về khả năng tái chế chai nhựa, cũng như coi nhẹ tác...

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có chữa khỏi không?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, có thể gây ra một số hậu quả nặng nề như thiếu máu, suy kiệt, thủng ruột,... thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được...

Mới nhất