Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngRốt ráo gỡ vướng, thúc đẩy đầu tư công

Rốt ráo gỡ vướng, thúc đẩy đầu tư công


Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt, nhưng giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm nay chưa như kỳ vọng. Theo ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước), vướng ở đâu phải sửa ngay ở đấy mới có thể đạt 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.





Ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước)
Ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước)

Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải có quyết tâm cao nhất trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Nhưng thưa ông, kết quả đạt được chưa như kỳ vọng?

Giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất chú trọng, yêu cầu các đơn vị thi công phải “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”… Yêu cầu này tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ nhắc lại tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024, tổ chức ngày 16/7/2024.

Quyết tâm rất lớn, nhưng kết quả đạt được còn thấp. Theo số liệu mới được Bộ Tài chính công bố, ước thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/7/2024 vào khoảng 232.091 tỷ đồng, tức là mới đạt 32,22% tổng kế hoạch, tương đương 34,68% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Có lẽ sự thúc giục còn chưa đủ mạnh, thưa ông?

Tôi không nghĩ vậy, vì ngay từ cuối quý I, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, trong đó nhấn mạnh đến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của đầu tư công đối với phát triển kinh tế – xã hội; xác định giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần phải tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. 

Để tránh tình trạng đầu năm “đủng đỉnh”, cuối năm “vắt chân lên cổ”, Chính phủ thường xuyên yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý.

Trong hoạt động đầu tư công, một khâu, một công đoạn bị vướng, bị tắc là tất cả công đoạn sau bị ngưng trệ, đặc biệt là giải phóng mặt bằng – khâu quan trọng nhất, vì vậy, không phải chỉ năm nay, mà trong nhiều năm gần đây, Chính phủ luôn yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên…

Chủ đầu tư phải tăng cường kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ; phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng khi đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.

Vậy khó khăn nào khiến hoạt động đầu tư công chưa chuyển biến mạnh mẽ?

Như tôi đã nói, đầu tư công là cả một quá trình với rất nhiều công đoạn, một khâu, một công đoạn bị gián đoạn là cả quá trình còn lại bị ngưng trệ. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải thực sự quan tâm đến việc thúc đẩy tiến độ, tháo gỡ dứt điểm khó khăn về cung ứng vật liệu thi công, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, lựa chọn nhà thầu các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.

Trước những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân, cuối tháng 4/2024, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó nhấn mạnh hoạt động đầu tư công. Đầu tư công được coi là một trong 3 trụ cột tăng trưởng kinh tế, nên Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn nữa trong khâu giải phóng mặt bằng, thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm. 

Sau chỉ thị này, tiến độ giải ngân khả quan hơn, tháng sau cao hơn tháng trước vì các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ; kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia.

Chỉ thị 12/CT-TTg cũng yêu cầu Bộ Tài chính (cụ thể là Kho bạc Nhà nước) đẩy nhanh tiến độ thanh, quyết toán. Giải ngân là khâu cuối cùng trong công đoạn đầu tư công, thưa ông, khâu này có vướng mắc gì không?

Không hề vướng mắc, bởi Kho bạc Nhà nước đã thực hiện đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công thông qua đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến. Ngay từ đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã chỉ đạo cả hệ thống thực hiện công tác kiểm soát thanh toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo theo đúng kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, tuân thủ nguyên tắc kiểm soát thanh toán, hồ sơ và thời gian kiểm soát thanh toán; đồng thời ghi nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Kho bạc Nhà nước đã phát hành đạt khoảng 50% kế hoạch huy động vốn trái phiếu chính phủ năm 2024 (400.000 tỷ đồng). Đây là khối lượng vốn trái phiếu chính phủ lớn nhất từ trước đến nay, với lãi suất rất thấp, chỉ 2,33%/năm – thấp hơn rất nhiều mức lãi suất huy động bình quân năm 2023 (3,21%/năm). Vốn đã đủ, thủ tục thanh toán thuận lợi, hồ sơ thanh toán đã giản lược đến mức thấp nhất, chỉ đợi chủ đầu tư, nhà thầu hoàn thiện hồ sơ, gửi đến là được giải ngân ngay.

Dù kết quả có khả quan hơn, nhưng thực tế giải ngân vốn đầu tư công vẫn vướng. Theo ông, nguyên nhân do đâu?

Ngoài căn bệnh cố hữu và rất nan giải là giải phóng mặt bằng, hiện đã xuất hiện một số vướng mắc ngay trong cơ chế, chính sách.

Giải ngân vốn đầu tư công không chỉ cần quyết tâm chính trị, mà phải tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, vướng đến đâu gỡ đến đấy, vướng chỗ nào gỡ ngay chỗ đó. Theo quan điểm này, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành rà soát các quy định để kiến nghị sửa đổi, tạo thuận lợi nhất cho giải ngân.





Nguồn: https://baodautu.vn/rot-rao-go-vuong-thuc-day-dau-tu-cong-d221629.html

Cùng chủ đề

Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách nhà nước

Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách nhà nướcThủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 2/9/2024 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước, gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ...

Chủ tịch UBND TPHCM truy vấn các chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu trưởng các ban quản lý dự án thuộc TPHCM ngay trong tuần đầu tháng 9 phải cập nhật lại kế hoạch, tiến độ giải ngân từ nay đến cuối năm và phải điều hành từng dự án, từng tháng, giao nhiệm vụ cho từng ban, từng tổ dự án và phải chịu trách nhiệm về việc này. Sáng 4-9, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp...

Sửa luật để khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế

Nhiều nhóm chính sách đã được đề xuất sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho việc chuẩn bị, thẩm định và triển khai thực hiện, giải ngân… các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Thi công cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang.  Ảnh: Minh Anh Gỡ khó từ “gốc” bằng sửa luật Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương,...

Hải Dương mới giải ngân được 2.025 tỉ đồng vốn đầu tư công

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và bàn giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn trong thời gian tới.Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư công năm 2024 của Hải Dương là 8.426,9 tỉ đồng. Đến ngày 20.8, toàn tỉnh đã giải ngân được 2.025 tỉ đồng, đạt 24%...

Bước nước rút của “đầu tàu” giải ngân vốn đầu tư công ngành giao thông

Bước nước rút của “đầu tàu” giải ngân vốn đầu tư công ngành giao thôngBộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đang đứng trước cơ hội rất lớn để lần đầu tiên hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, ngay cả khi vừa được bổ sung hơn 13.000 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách trong nước. Kỷ lục giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị hiếu người mua nhà có nhiều biến động trong năm 2024

Sau các yếu tố giá và vị trí, không gian sống mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần hay được thiết kế theo chuẩn sống “wellness” đang được người mua lẫn người thuê quan tâm ngày càng cao. Theo Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản 2 quý đầu năm và dự báo xu hướng nửa...

Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường

Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường Với tinh thần chủ động, tự lo là chính, các hoạt động khắc phục bão lũ của TKV đang được triển khai khẩn trương. Dù vậy, vẫn cần thêm thời gian để doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất bình thường. Dọn dẹp cây xanh bị...

HoSE đình chỉ giao dịch một loạt cổ phiếu

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có quyết định đưa cổ phiếu TNA, DRH và LEC vào diện đình chỉ giao dịch vì vi phạm quy định công bố thông tin. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết sẽ chuyển cổ phiếu của Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA), Công ty cổ phần DRH Holdings...

Lần đầu sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp nhận cổ tức bằng tiền

Lần đầu sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp nhận cổ tức bằng tiềnEximbank sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 3% (300 đồng/cổ phiếu), tương đương với số tiền xấp xỉ 522 tỷ đồng cho đợt cổ tức này. Cùng đó, Eximbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7%. Eximbank chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt lần đầu...

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớnTheo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến năm học 2023-2024, đã có khoảng 19,1 triệu học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 97,8% tổng số học sinh sinh viên trên toàn quốc. Trong 6 tháng...

Bài đọc nhiều

Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, “giải khát” vật liệu cho dự án trọng điểm

Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểmĐể đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các dự án trọng điểm, thành phố Đà Nẵng sẽ cho phép nâng công suất khai thác, xem xét gia hạn giấy phép cho nhiều mỏ khoáng sản. Thành phố Đà Nẵng vừa thông tin về các giải pháp đảm...

VARS đề xuất ‘tịch thu’ đất dự án chậm tiến độ 24 tháng

Nhiều năm trở lại đây, khái niệm "nhà hoang", "biệt thự hoang", "khu đô thị hoang" ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến. Ở bất cứ đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng này. Ngay tại các thành phố lớn, nơi được cho...

tiếp tục giảm khi đồng USD tăng giá

Hợp đồng đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) giảm 1,1% xuống còn 8.994 USD/tấn. Kim loại này đã đạt mức cao nhất trong phiên là 9.175,5 USD vào đầu ngày trước khi giảm. Nó đã kiểm tra mức kháng cự tại đường trung bình động 200 ngày và 21 ngày lần lượt là 9.127 USD và 9.113 USD, ngay sau khi dữ liệu được theo dõi chặt chẽ cho thấy việc làm của...

Thưởng tới 500 triệu đồng nếu bàn giao đúng tiến độ khi thu hồi đất

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 56/2024 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.Theo đó, Quyết định 56 có hiệu lực từ ngày 20/9, sẽ thay thế các quy định trước đó, gồm: Quyết định số 10/2017 và Quyết định số 27/2024.Quyết định số 56 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ,...

Tìm đường trở lại cho hợp đồng BT

Thay đổi cách tiếp cận, hoàn thiện kỹ lưỡng cơ chế thực hiện đang là giải pháp được đặt lên bàn thảo luận để phương thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) phát huy hiệu quả trong huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân. Các dự án BT được đánh giá vẫn có một số đóng góp nhất định trong việc...

Cùng chuyên mục

Gia hạn tiến độ ba dự án lớn liên quan đến tranh chấp với 1.000 người dân

3 dự án là "điểm nóng"Ngày 10/9, ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã chính thức phê duyệt việc điều chỉnh tiến độ thực hiện ba dự án trọng điểm thuộc Công ty Cổ phần Bách Đạt An, bao gồm Khu...

Đấu giá 50 lô đất huyện Phúc Thọ: Giá trúng cao nhất gần 70 triệu đồng/m2

Chiều nay (ngày 10/9), Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) phối hợp cùng Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 50 thửa đất ở tại 3 xã trên địa bàn.Các thửa đất được đem ra đấu giá gồm 30 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc; 9 thửa đất tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc thuộc TT8...

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ SingaporeCông ty Future Enterprises (Singapore) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Ông Amrish Rungta, Phó chủ tịch Tập đoàn Food Empire Holdings (bìa phải) trao...

Khởi công căn hộ xanh – sức khỏe Essensia Sky do Phú Long làm chủ đầu tư

Phú Long là một trong những công ty bất động sản hàng đầu tại Việt Nam với các dự án đô thị và nghỉ dưỡng.Áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp) và hướng đến tính bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển dự án, Phú Long được đánh giá đã góp phần khai mở những giá trị mới cho vùng đất phía Nam TPHCM, đặc...

Du lịch Móng Cái đón hàng triệu du khách trở lại

Màn "lột xác" của thành phố vùng biênTrong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, TP Móng Cái là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách nhất của tỉnh Quảng Ninh, với tổng lượng khách ước đạt 60.000 lượt, khách lưu trú đạt 20.000 lượt. Lũy kế từ đầu năm, thành phố vùng biên đã đón 2,7 triệu lượt khách, tăng 60% so với cùng kỳ.Ngoài phát huy các lợi thế vốn có của...

Mới nhất

Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thuận Bắc

Ninh Thuận: Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS Nguồn: https://baodantoc.vn/ninh-thuan-giam-sat-thuc-hien-du-an-1-chuong-trinh-mtqg-1719-tai-huyen-thuan-bac-1725963013969.htm

Giá vàng nhẫn có bước đi mới, thị trường chờ tin Fed, người Việt hết hứng mua vàng?

Giá vàng hôm nay 11/9/2024 ghi nhận thị trường thế giới giảm nhẹ do đồng USD mạnh lên, vàng nhẫn bật tăng. Chuyên gia nhận thấy, thị trường dường như đang chấp nhận Fed có nhiều khả năng sẽ thực hiện mức cắt giảm 25 điểm cơ bản.

Thị hiếu người mua nhà có nhiều biến động trong năm 2024

Sau các yếu tố giá và vị trí, không gian sống mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần hay được thiết kế theo chuẩn sống “wellness” đang được người mua lẫn người thuê quan tâm ngày càng cao. Theo...

Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường

Ngành than tích cực khắc phục hậu quả bão Yagi để quay lại sản xuất bình thường Với tinh thần chủ động, tự lo là chính, các hoạt động khắc phục bão lũ của TKV đang được triển khai khẩn trương. Dù vậy, vẫn cần thêm thời gian để doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất bình...

HoSE đình chỉ giao dịch một loạt cổ phiếu

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có quyết định đưa cổ phiếu TNA, DRH và LEC vào diện đình chỉ giao dịch vì vi phạm quy định công bố thông tin. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết sẽ chuyển cổ...

Mới nhất