Trang chủNewsThế giớiRomania bắt đầu mở rộng căn cứ không quân gần biên giới...

Romania bắt đầu mở rộng căn cứ không quân gần biên giới Ukraine


Bộ trưởng Quốc phòng Romania Angel Tîlvăr công bố động thái này vào ngày 11/6 trong một buổi lễ tại Căn cứ Không quân Mihail Kogălniceanu, nằm cách biên giới Ukraine chưa đầy 200 km (124 dặm).

Dự án mở rộng căn cứ quân sự, nơi đặt quân đội và lực lượng của Mỹ từ năm 1999, đã được phê duyệt trước khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2/2022.

Đại tá Không quân Romania Nicolae Cretu, chỉ huy căn cứ, nói về lý do quốc gia thành viên NATO này quyết định mở rộng khả năng, đó là trong bối cảnh những căng thẳng ở Gruzia (Georgia) vào năm 2008 và sau đó là Crimea vào năm 2014.

“Kế hoạch của chúng tôi đã được phê duyệt từ năm 2018 cho việc này”, ông Cretu nói với Defense News trong cuộc tập trận Ramstein Legacy do NATO dẫn đầu được tổ chức tại đây.

Dự án này một phần sẽ liên quan đến việc xây dựng một đường băng mới, một tháp canh và các nhà chứa máy bay bổ sung để bảo vệ các tài sản quân sự hiện có và sắp được quốc gia Đông Âu này mua. Vị quan chức này ước tính chi phí liên quan đến việc mở rộng sẽ lên tới 2,5 tỷ Euro (2,7 tỷ USD).

Thế giới - Romania bắt đầu dự án mở rộng căn cứ không quân gần biên giới Ukraine

Trực thăng tấn công Apache của Mỹ trong cuộc tập trận trình diễn tại Căn cứ Không quân Mihail Kogalniceanu, Romania, ngày 31/3/2023. Ảnh: Balkan Insight

Romania, một quốc gia thành viên EU và NATO, đang thực hiện một số chương trình mua sắm, chủ yếu tập trung vào các hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm rất ngắn, dự kiến chi tới 2,1 tỷ USD.

Năm ngoái, họ cũng đã nhận được thêm 2 khẩu đội Patriot do Mỹ sản xuất, và hiện có tổng cộng 4 khẩu đội. Bucharest đang tham gia mua sắm chung tới 1.000 tên lửa Patriot PAC-2 GEM-T theo Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu Sky Shield (ESSI) do Đức dẫn đầu.

Vị trí của Căn cứ Không quân Mihail Kogălniceanu, nằm gần thành phố cảng Constanta bên Biển Đen, đã chứng tỏ tính chiến lược cao trong những năm gần đây, đối với cả Romania và các đồng minh NATO của nước này. Lấy ví dụ, sĩ quan Romania trích dẫn giá trị của căn cứ này trong cuộc chiến Iraq, vì nó được các đồng minh sử dụng “để triển khai lực lượng bên ngoài lãnh thổ của họ và trên một khoảng cách xa”.

Truyền thông Romania từng đưa tin hé lộ về quy mô mở rộng của căn cứ này, theo đó, sau khi mở rộng căn cứ Kogălniceanu sẽ có quy mô tương tự Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, nhưng chưa có xác nhận nào về vấn đề này từ các quan chức Romania.

Với khả năng tiếp cận trực tiếp tới Biển Đen và gần lãnh thổ Nga, căn cứ không quân này đã tổ chức một số nhiệm vụ Kiểm soát trên không tăng cường do NATO điều hành, bao gồm cả phiên bản năm nay, hoan nghênh việc triển khai máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Phần Lan lần đầu tiên.

Thông tin về việc mở rộng căn cứ Kogălniceanu nổi lên từ hồi tháng 3 năm nay, được gọi là căn cứ quân sự NATO lớn nhất ở châu Âu, đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Moscow, với việc Thượng nghị sĩ Nga Andrei Klimov cảnh báo rằng căn cứ quân sự “chống Nga” càng lớn và càng gần biên giới Nga thì “càng có nhiều khả năng trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên cho các cuộc tấn công trả đũa”.

Minh Đức (Theo Defense News)





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/romania-bat-dau-mo-rong-can-cu-khong-quan-gan-bien-gioi-ukraine-a668439.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiềm năng to lớn của kinh tế Ukraine bất chấp xung đột

Những dấu hiệu của cuộc sống đời thường ở Ukraine thời chiến phản ánh khả năng phục hồi vượt trội của nền kinh tế nước này bất chấp cuộc xung đột đang diễn ra với Nga. Giao tranh liên miên đã tàn phá nền kinh tế, với mức giảm 30% trong năm 2022 khi Moscow bắt đầu mở chiến dịch quân sự. Tình hình cải thiện vào năm 2023. Được hỗ trợ bởi hàng chục tỷ USD viện...

Người Đưa Tin đạt giải A giải thưởng Báo chí Huỳnh Thúc Kháng

Hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), chiều 14/6, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Tổng kết và trao Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng, tỉnh Thái Nguyên, lần thứ I - năm 2024. Đây là giải báo chí quy mô cấp tỉnh đầu tiên của Thái Nguyên. Theo ban tổ chức, dù là lần đầu tiên tổ chức nhưng Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng đã thu hút...

Báo chí cần tận dụng tốt lợi thế của các nền tảng mạng xã hội

Không nên chạy theo mạng xã hội Chiều 14/6, câu lạc bộ Cafe Số (Hội Truyền thông Số Việt Nam) tổ chức Tọa đàm “Báo chí trong kỷ nguyên số: Thời cơ và thách thức”. Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân với vai trò diễn giả đã nhận được nhiều câu hỏi về...

Bổ nhiệm nhà báo Phùng Công Sưởng làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

Chiều 14/6, tại trụ sở Báo Tiền Phong, Ban Bí thư Trung ương (T.Ư) Đoàn triển khai Quyết định về công tác cán bộ tại Báo Tiền Phong. Dự buổi lễ có anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Thanh Tùng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy T.Ư Đoàn; anh Bùi Minh Tuấn - Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Đoàn;...

Người dân “ngóng” dự án sơ chế nông sản gần 440 tỷ

Chiều 13/6, theo phản ánh của người dân xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng, chúng tôi có mặt tại khu vực Dự án tổ hợp sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm công nghệ cao do Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hiền Lê có trụ sở chính tại tỉnh Hải Dương làm chủ đầu tư. Khu đất rộng lớn, vuông vức nằm cạnh Quốc lộ 10 hướng từ Tp.Hải Phòng...

Bài đọc nhiều

Hợp tác Ấn Độ-Nhật Bản đảm bảo sự cân bằng tại châu Á

Quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản được xem là phần quan trọng trong mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của hai nước, nhằm thúc đẩy ổn định khu vực và đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhiều sản phẩm có chất độc hại bán trên sàn thương mại điện tử

Ngày 14-6, Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc (KCA) thông báo, phát hiện một số sản phẩm mỹ phẩm và đồ chơi của trẻ em bán trên 3 nền tảng thương mại điện tử nước ngoài gồm AliExpress (của tập đoàn Alibaba-Trung Quốc), Temu (của PDD Holdings -Trung Quốc) và Qoo10 (của Singapore) có chứa chất độc hại vượt mức tiêu chuẩn an toàn lên đến hàng trăm lần. Theo...

Cùng chuyên mục

Australia hạn chế sinh viên quốc tế: Các trường đại học khó đủ đường

Quy định hạn chế số lượng sinh viên quốc tế tại Australia khiến các trường đại học tại quốc gia châu Đại Dương này trở thành nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Không chỉ vậy, quy định được cho là còn ảnh hưởng sang nhiều lĩnh vực khác. Theo quy định, Bộ Giáo dục Australia được phép quản lý sinh viên quốc tế bằng cách tạm dừng việc đăng...

Tổng thống Zelensky đến Thụy Sỹ, 100 phái đoàn xác nhận tham dự, đề xuất của Nga bị bác bỏ, LHQ kêu gọi

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/6 cho biết, ông đã đến Thụy Sỹ trước thềm Hội nghị hòa bình kéo dài 2 ngày tại một khu nghỉ dưỡng ven núi.

Tiềm năng to lớn của kinh tế Ukraine bất chấp xung đột

Những dấu hiệu của cuộc sống đời thường ở Ukraine thời chiến phản ánh khả năng phục hồi vượt trội của nền kinh tế nước này bất chấp cuộc xung đột đang diễn ra với Nga. Giao tranh liên miên đã tàn phá nền kinh tế, với mức giảm 30% trong năm 2022 khi Moscow bắt đầu mở chiến dịch quân sự. Tình hình cải thiện vào năm 2023. Được hỗ trợ bởi hàng chục tỷ USD viện...

Nga nêu 5 điều kiện để chấm dứt xung đột, G7 tuyên bố hỗ trợ Ukraine vô thời hạn, Quân đội Israel đột kích...

Philippines tăng cường tuần tra ở Biển Đông, Houthi tuyên bố tấn công 3 tàu trên Biển Đỏ, Nga cảnh báo Argentina về cung cấp vũ khí cho Ukraine, Mỹ trả lại Malaysia hàng trăm triệu USD… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai...

Australia hạn chế sinh viên quốc tế: Các trường đại học khó đủ đường

Quy định hạn chế số lượng sinh viên quốc tế tại Australia khiến các trường đại học tại quốc gia châu Đại Dương này trở thành nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Không chỉ vậy, quy định được cho là còn ảnh hưởng sang nhiều lĩnh vực khác. Theo...

Ông Phạm Nhật Vượng quyết đi đến cùng giấc mơ xe điện

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế. Hãng không sản xuất xe giá rẻ, mà tập trung vào những sản phẩm có giá hợp lý, đúng với giá trị thực. Và mong muốn của ông là để lại một...

Chơi gì ở Đà Nẵng dịp Lễ hội pháo hoa?

(VTC News) - Du khách đến Đà Nẵng dịp Lễ hội pháo hoa 2024 sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn. Từ ngày 8/6 đến 13/7 sẽ chính thức diễn ra Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 (DIFF 2024). Bên cạnh chương trình chính, năm nay lễ hội có nhiều...

Mới nhất