Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếRối loạn tâm thần vì nghiện rượu

Rối loạn tâm thần vì nghiện rượu


Người đàn ông 43 tuổi, trú tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thường xuyên uống rượu, không ăn, không ngủ và bị lên cơn co giật, mê sảng. Gia đình đưa anh đến bệnh viện điều trị khỏi nhưng về nhà anh lại tiếp tục uống.

Đây là lần thứ 3 người đàn ông này vào viện điều trị do rối loạn tâm thần từ lạm dụng rượu. Lần này, anh vào viện trong tình trạng mê sảng, rối loạn cảm xúc, ảo giác, co giật. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu và chỉ định điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

Bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu có biểu hiện mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc. (Ảnh: BVCC)

Bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu có biểu hiện mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc. (Ảnh: BVCC)

Theo bác sĩ Trịnh Thị Việt Hà, Phó trưởng khoa Tâm thần – Thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, gần đây, mỗi ngày khoa tiếp nhận 1-2 bệnh nhân nhập viện điều trị do mắc các rối loạn tâm thần liên quan đến rượu.

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày. Đặc biệt, nhiều người bị sảng run với các biểu hiện như mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác, đánh người, gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.

“Đây là biến chứng trầm trọng và thường gặp nhất ở người lạm dụng rượu. Biểu hiện này cũng được gọi là “trạng thái cai rượu”. Nguyên nhân gây ra sảng run là nhiễm độc hệ thần kinh và rối loạn chuyển hóa do rượu. Bệnh xuất hiện sau khi ngừng uống rượu từ khoảng 12 – 48 giờ với triệu chứng nổi bật là rối loạn ý thức kiểu mê sảng và các rối loạn về thần kinh, bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn co giật kiểu động kinh”, bác sĩ Hà nói.

Rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả của quá trình lạm dụng rượu lâu năm, gây ra tổn hại trực tiếp lên não bộ và các cơ quan nội tạng, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến bệnh phức tạp, khó điều trị.

Các bác sĩ phải theo dõi sát sao các diễn biến, biểu hiện của bệnh nhân để điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc, vừa phải động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

Đa phần bệnh nhân đều đáp ứng tốt trong quá trình điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên việc điều trị rối loạn tâm thần và cắt cơn cho người lạm dụng rượu không khó bằng giai đoạn duy trì và chống tái sử dụng rượu cho người bệnh tại gia đình và cộng đồng.

Thực tế, nhiều người sau điều trị lại tái sử dụng rượu, nhiều bệnh nhân thường xuyên vào viện điều trị các rối loạn tâm thần do rượu. Vì vậy, bản thân người bệnh cần có nghị lực và quyết tâm từ bỏ rượu, đồng thời tuân thủ chế độ điều trị và liệu pháp tâm lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

Gia đình và xã hội cần kiên trì vận động để người bệnh từ bỏ thói quen uống rượu, không nên kỳ thị, xa lánh mà cần giúp đỡ để người bệnh tái hòa nhập cộng đồng. Khi thấy người bệnh có dấu hiệu rối loạn tâm thần do rượu, gia đình cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, không nên tự điều trị tại nhà.

Bên cạnh đó, mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống. Đồng thời, người dân cần duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

So với những năm trước đây, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần do rượu đến điều trị tại bệnh viện có xu hướng tăng lên từ 5% đến 10% và trẻ hoá về độ tuổi. Trong quý I năm 2024, đơn vị tiếp nhận điều trị gần 100 bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới trong độ tuổi lao động và cư trú tại các vùng nông thôn. Đa số họ nhập viện với các biểu hiện như mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác, đánh người, gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.

Lạm dụng rượu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh bằng cách sử dụng rượu bia một cách an toàn.

NHƯ LOAN



Nguồn

Cùng chủ đề

Uống 1 chén rượu mạnh, bao lâu nồng độ cồn về 0?

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, căn cứ vào thực tế phổ biến của tình trạng người dân uống rượu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm đơn vị cồn.Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Tuỳ vào...

Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào?

Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bé gái 11 tuổi đột ngột rối loạn cảm xúc, lúc khóc lúc cười, hoang tưởng và được chẩn đoán loạn thần cấp. Người nhà cho hay em đột nhiên xuất hiện các triệu chứng bất thường như đứng dậy đi lại, chạy ra ngoài khi đang ngồi học ở lớp. Em...

Kỷ luật một giáo viên uống rượu trong giờ hành chính

TPO - Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, một trường tại xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã xác minh, quyết định kỷ luật một giáo viên vì uống rượu trong giờ hành chính. Ngày 3/10, Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) TH-THCS xã Ngọc Lây cho biết, đã có quyết định kỷ luật viên chức vi phạm quy chế chuyên môn. ...

Giáo viên bị kỷ luật vì uống rượu rồi lên lớp dạy học

Ngày 3/10, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã có quyết định kỷ luật một giáo viên vì vi phạm quy chế chuyên môn.Trước đó, người dân phản ánh việc giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS xã Ngọc Lây uống rượu trong giờ hành chính, gây phản cảm. Lãnh đạo UBND huyện Tu Mơ Rông đã chỉ...

Co giật bất thường, nhiều cô gái phát hiện mắc bệnh viêm não tự miễn

Người bệnh viêm não tự miễn NMDAR nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê, co giật. Chi phí điều trị trung bình 1 tỷ đồng/trường hợp.   Ngày 2-7, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, trong 18 tháng qua, nơi đây ghi nhận 17 bệnh nhân mắc bệnh viêm não tự miễn NMDAR. Đáng chú ý, có đến 13 trường hợp là nữ với độ tuổi trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bao nhiêu người Mỹ đi bỏ phiếu sớm năm 2024?

Người dân Mỹ bỏ phiếu bầu cử sớm.Bốn năm trước, hơn 110 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm trực tiếp hoặc qua thư, chiếm khoảng 70% tổng số người bỏ phiếu. Ở cuộc bỏ phiếu lần này, chưa thể biết chính xác tổng số cử tri sẽ tham gia bỏ phiếu, phải đến khi tất cả kết quả được kiểm đếm đầy đủ mới có số liệu chính xác.Tuy nhiên, hoạt động bỏ phiếu trước bầu cử dự...

Bộ phận của bò nhìn bẩn nhưng bổ dưỡng

Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội khuyên nên mua sách bò vào thời điểm sáng sớm, lúc bò vừa mổ để chọn được sách bò tươi mới. Sách bò tươi ngon, không bị tẩm hóa chất là còn nguyên lớp màng đen, hơi sần (chưa được làm sạch) hoặc có màu trắng hồng tự nhiên (đã được làm sạch).Lá sách dày, mùi hương rất đặc trưng, khi cầm lên rất chắc tay và khi...

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Albert Einstein, nhà khoa học lừng danh thế giới, từng nói: “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ai hiểu được sẽ kiếm được tiền, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá.” Sức mạnh của lãi suất trong tài chính đặc biệt hữu ích cho những người biết cách tận dụng. Tuy nhiên, với những ai không hiểu rõ hoặc dùng không đúng cách, lãi kép có thể trở thành một gánh...

Đà Nẵng đóng cửa bán đảo Sơn Trà, cho học sinh nghỉ học

Sáng 5/11, Sở Giáo dục TP Đà Nẵng có thông báo đến hiệu trưởng các trường, các cơ sở giáo dục để chủ động cho học sinh nghỉ học vì mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố bị ngập.Theo đó, các trường, cơ sở giáo dục chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học trong ngày 5/11 nhằm đảm bảo an toàn.Liên quan mưa lụt, trong sáng 5/11, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà có thông báo...

Ai là tân giáo sư trẻ nhất 2024?

Trả qua nhiều vòng xét duyệt, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 615 ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 đến từ 27 ngành, liên ngành. Trong đó, 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư.Ứng viên Hoàng Lê Trường (sinh năm 1984, quê xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) trở thành tân giáo sư trẻ nhất đạt chuẩn chức danh giáo...

Bài đọc nhiều

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. Việt Nam đã chính thức bước...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi phức tạp

BV Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P, 7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi. ...

Chuyên gia tiết lộ chế độ ăn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường

Chế độ ăn theo phong cách Địa Trung Hải được chỉ ra là có thể giúp giảm nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý tim mạch, chuyển hóa như đau tim và đột quỵ. ...

Cùng chuyên mục

Manulife khuyến khích cộng đồng “khoe” khỏe

Khuyến khích cộng đồng ‘khoe’ lối sống khỏe Ở giai đoạn II, chương trình ‘Sống Sạch - Sành - Xanh’ tập trung vào chủ đề ‘Khoe’ Khỏe nhằm khuyến khích xây dựng lối sống khỏe trong cộng đồng. Hàng loạt hoạt động về sức khỏe sẽ được Manulife triển khai bao gồm: Thử thách ‘Khoe’ Khỏe - khuyến khích...

Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

Tiêm chủng đầy đủ theo lịch Trẻ càng nhỏ khả năng đề kháng chưa được hoàn thiện vì vậy mà khả năng mắc bệnh càng cao, biến chứng càng nặng. Tiêm vaccine là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh, giảm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Hầu hết những bệnh giao mùa đều có thể được ngăn ngừa bằng vaccine, Đảm bảo cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo...

6 thực phẩm nên tránh nấu trong nồi áp suất

Một số loại thực phẩm như mì ống, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt..., không phù hợp để nấu bằng nồi áp suất. Những thực phẩm này có thể mất kết cấu, trở nên nhão hoặc chín không đều, ảnh hưởng đến...

12 món ăn vặt giàu protein, ít tinh bột bạn có thể thử xem

Ăn các thực phẩm ít tinh bột, giàu protein (tất nhiên vẫn trong chế độ ăn lành mạnh, đủ chất) có thể hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cảm giác thèm ăn, duy trì cơ bắp và quản lý đường huyết. 8. TômMột khẩu...

Mới nhất

Các lá phiếu sớm hé lộ điều gì về diễn biến bầu cử Mỹ?

Với quy trình bảo mật cao, các lá phiếu sớm không tiết lộ chính xác ứng viên nào đang chiếm ưu thế, nhưng có thể hé mở phần nào về diễn biến bầu cử Mỹ.   Ít nhất 70 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm nhưng có rất ít thông tin về việc ứng viên nào đang chiếm ưu...

Vinh danh 6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024

Vinh danh 6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024 | 05/11/2024 ...

Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris chạy đua đến phút chót

Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã đến chặng đua cuối cùng, khi hàng trăm triệu cử tri Mỹ xuống đường bỏ lá phiếu quyết định ông Trump hay bà Harris sẽ là tổng thống nước này trong bốn năm tới. Ông Trump và bà Harris bước vào ngày trọng đại nhất trong sự nghiệp chính trị của cả hai...

Donald Trump – người tìm đường quay lại Nhà Trắng

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - ứng viên của đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục khẩu hiệu 'Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại' trên hành trình tìm đường trở lại Nhà Trắng sau 4 năm. Thanhnien.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/ong-trump-va-ba-harris-doc-suc-chang-cuoi-o-pennsylvania-20241104221053225.htm

Hoài Lâm, Hồ Văn Cường bị công kích khi hợp tác, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường lên tiếng

"Vừa qua Cường có ra mắt những bài song ca trong EP 'Tâm tư' và đã xuất hiện những luồng bình luận mang tính khiêu khích nhằm dẫn dắt dư luận", nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường nói về EP mới có sự góp mặt của Hoài Lâm, Hồ Văn Cường. ...

Mới nhất