Trang chủNewsThế giớiRocket ồ ạt nã tới Israel, HĐBA "thắp hy vọng" cho Dải...

Rocket ồ ạt nã tới Israel, HĐBA “thắp hy vọng” cho Dải Gaza, lữ đoàn khét tiếng Ukraine được “cởi trói” dùng vũ khí Mỹ

Tình hình xung đột giữa Israel với các phong trào Hồi giáo Hamas, nghị quyết mới của HĐBA về Dải Gaza, máy bay chở Phó Tổng thống Malawi mất tích, tấn công khủng bố đẫm máu ở Nigeria… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Tin thế giới 11/6: Rocket ồ ạt nã tới Israel, HĐBA 'thắp hy vọng' cho Dải Gaza, lữ đoàn khét tiếng Ukraine được 'cởi trói' dùng vũ khí Mỹ
Thành viên của lữ đoàn Azov Ukraine ở Donetsk, ngày 12/4. (Nguồn: AP)

Trung Đông-châu Phi

* Báo động tên lửa vang lên khắp Bắc Israel, rocket dội đến ồ ạt: Ngày 11/6, còi báo động khả năng bị tên lửa tấn công đã vang lên tại thành phố cảng Haifa nằm ở phía Bắc Israel, lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm nay.

Tiếng còi báo động cũng tiếp tục vang lên tại các khu vực phía Bắc khác của Israel là thị trấn Thượng Galilee và Cao nguyên Golan.

Tuy nhiên, quân đội Israel cho biết, báo động xảy ra do hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) đã đánh chặn một mục tiêu mà sau đó được xác định là “nhận dạng sai”. Israel đang điều tra vụ việc này.

Trong khi đó, khoảng 50 quả rocket đã được phóng đi từ Lebanon vào Israel nhưng chưa có báo cáo thương vong. Lực lượng phòng không của Israel đã bắn hạ một số rocket, số còn lại rơi xuống những khu vực trống.

Phong trào Hezbollah tại Lebanon tuyên bố đã tiến hành vụ bắn rocket. (Times of Israel)

* HĐBA thông qua nghị quyết ủng hộ đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza vào ngày 10/6, với 14 phiếu thuận và 1 phiếu trắng của Nga. Đề xuất này gồm 3 giai đoạn, do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra.

Ngày 11/6, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết đã chấp thuận nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), đồng thời khẳng định sẵn sàng tham gia đàm phán chi tiết về những vấn đề nêu trên, song điều quan trọng là Mỹ có thể đảm bảo rằng Israel sẽ thực hiện các bước đi theo nghị quyết này hay không.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đánh giá, tuyên bố ủng hộ của Hamas là “dấu hiệu đầy hy vọng”, tuy nhiên, những hành động và quyết định thực tế của lực lượng này mới là yếu tố quyết định thực sự đối với tiến trình hòa bình.

Về phía Israel, ông Blinken thông báo, trong cuộc gặp vào tối 10/6 ở Jerusalem, Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu đã khẳng định lại cam kết đối với thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.

Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh cách tiếp cận tích cực của Hamas cũng như động thái thông qua nghị quyết ủng hộ của HĐBA.

Ngoại trưởng một số nước châu Âu như Anh, Bỉ hoan nghênh nghị quyết của HĐBA.

Cơ quan Hành động đối ngoại châu Âu (EEAS) kêu gọi thực hiện ngay nghị quyết và nhắc lại “lập trường ủng hộ hoàn toàn đối với lộ trình toàn diện do Tổng thống Mỹ Joe Biden trình bày”. (AFP, Reuters, Times of Israel)

* Houthi thông báo bắt giữ một “nhóm gián điệp Mỹ-Israel”: Vài ngày sau khi Houthi bắt giam khoảng 10 nhân viên LHQ, phong trào Houthi tại Yemen này thông báo bắt giữ một nhóm gián điệp Mỹ-Israel.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Houthi Hakim Al Khaiwani cho biết, nhóm trên đã thực hiện các hoạt động gián điệp và phá hoại trong nhiều thập niên, dưới vỏ bọc nhân viên đại sứ quán Mỹ, các tổ chức quốc tế.

Các quan chức chính phủ Israel, Bộ Ngoại giao Mỹ và LHQ chưa có bình luận về động thái trên. (AP)

* Loạt vụ tấn công khủng bố ở bang Katsina Nigeria khiến hơn 50 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Ngoài ra, hàng chục người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã bị bắt cóc và đưa vào rừng.

Một trong số những nguồn tin cho biết, vụ tấn công diễn ra vào đêm 10/6. Người dân của các cộng đồng bị ảnh hưởng vẫn chưa xác định được số lượng người bị bắt làm con tin, trong khi những người bị thương đang được điều trị tại các bệnh viện địa phương. (Mehr News)

* Máy bay chở Phó Tổng thống Malawi Saulos Klaus Chilima và 9 người khác đã mất tích vào sáng 10/6. Văn phòng Tổng thống và Nội các Malawi tuyên bố: “Mọi nỗ lực của các cơ quan hàng không nhằm liên lạc với chiếc máy bay kể từ khi nó tắt radar cho đến nay đều thất bại”.

Lực lượng phòng vệ nước này cho biết, máy bay có thể đã bị rơi trong rừng Chikangawa, song lực lượng chức năng chưa tìm thấy tung tích, trong khi công tác tìm kiếm và cứu hộ đang gặp khó khăn do rừng rậm và điều kiện thời tiết nhiều sương mù. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột ở Dải Gaza: Palestine và phong trào Hamas hoan nghênh nghị quyết của HĐBA, Ai Cập-LHQ phối hợp tổ chức hội nghị thượng đỉnh về viện trợ khẩn

Châu Mỹ

* Washington dỡ lệnh cấm đối với Lữ đoàn Azov khét tiếng của Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ, tờ Washington Post ngày 10/6 dẫn lời giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Theo nguồn tin, bộ trên đã dỡ bỏ lệnh cấm sau khi bản phân tích mới không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy đơn vị này vi phạm nhân quyền của Mỹ.

Trung đoàn Azov là một phần của Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine và được phát triển từ một tiểu đoàn được thành lập vào năm 2014 nhằm chiến đấu chống lại phe ly khai được Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine.

Phản ứng với động thái này, ngày 11/6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, quyết định của Mỹ gây tác động “cực kỳ tiêu cực”, cho thấy Washington sẽ không dừng lại ở bất cứ điều gì trong nỗ lực làm tổn thương Nga. (Reuters)

* Đại sứ Mỹ Rahm Emanuel kêu gọi Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ bổ sung kho tên lửa trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông và Ukraine tiếp tục diễn ra và Washington đang tìm cách duy trì khả năng răn đe của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhận định năng lực đóng tàu của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, ông cho rằng, việc sửa chữa các tàu Hải quân và máy bay của Không quân Mỹ được triển khai trong khu vực tại Nhật Bản có thể giải phóng năng lực về công nghiệp của Mỹ để tập trung đóng tàu mới. (Asahi)

* Mỹ giám sát nhóm tàu hải quân Nga thăm Cuba: Tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và tàu ngầm hạt nhân Kazan cùng 2 tàu hậu cần sẽ cập cảng Havana của Cuba từ ngày 12-17/6.

Nguồn tin từ giới chức Mỹ cho hay, dù hoạt động này không bị coi là mối đe dọa, song Washington sẽ triển khai 3 khinh hạm và 2 tàu khác mang theo thiết bị phát hiện tàu ngầm và 1 tàu cảnh sát biển để theo dõi hoạt động trên. (CBS News)

TIN LIÊN QUAN
Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải ‘nghĩ khác, làm khác’

Châu Á-Thái Bình Dương

* Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm Australia, New Zealand: Thông cáo báo chí từ Văn phòng Thủ tướng Australia cho hay, Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tiếp đón người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường tới thăm từ ngày 15-18/6.

Hai thủ tướng sẽ tổ chức Hội nghị Lãnh đạo thường niên tại tòa nhà quốc hội ở Canberra để trao đổi quan điểm về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế, sau đó tới thành phố Adelaide và Perth cũng như gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp hai nước tại Hội nghị bàn tròn CEO Australia-Trung Quốc lần thứ 7.

Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon thông báo, ông Lý Cường sẽ thăm Wellington ngay trong tuần này, song không nêu rõ thời gian. Theo ông Luxon, chuyến thăm sẽ là cơ hội quý giá để hai bên trao đổi về các lĩnh vực hợp tác song phương.

Đây sẽ là chuyến thăm Australia và New Zealand đầu tiên của một thủ tướng Trung Quốc kể từ chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường năm 2017. (ABC News)

* Trung Quốc điều tra vụ 4 người Mỹ bị đâm dao tại tỉnh Cát Lâm: Ngày 11/6, truyền thông và giới chức chính phủ Mỹ cho biết, 4 nhà giáo dục người Mỹ từ Đại học Cornell ở bang Iowa đã đến thăm một ngôi đền ở công viên Beishan trong khuôn khổ tham gia chương trình trao đổi học thuật với Đại học Bắc Hoa ở Cát Lâm.

Khi hoạt động này đang diễn ra, một người đàn ông bất ngờ tấn công bằng dao nhằm vào họ. Hiện chưa rõ động cơ của đối tượng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, cảnh sát nước này đánh giá sơ bộ rằng, vụ đâm dao là sự cố ngẫu nhiên và lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm nhấn mạnh, vụ việc trên sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động giao lưu thông thường giữa người dân hai nước. (Reuters)

* Taliban sẵn sàng đối thoại về an ninh với Nga, theo lời Quyền Bộ trưởng Lao động và Xã hội do chính quyền Taliban lập nên ở Afghanistan Abdul Umari.

Ông Umari nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn có quan hệ tốt với Nga về mở rộng các mối quan hệ như vậy. Chúng tôi đánh giá cao ý định của Nga trong việc đưa Taliban khỏi danh sách bị cấm”. (TASS)

* Hàn Quốc-Cuba tổ chức cuộc hội đàm ngoại giao đầu tiên vào ngày 12/6 tại Seoul, sau khi hai nước thiết lập quan hệ song phương hồi tháng 2.

Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Byung-won sẽ hội đàm trực tiếp với Vụ trưởng phụ trách các vấn đề song phương của Bộ Ngoại giao Cuba Carlos Pereira, hiện đang có mặt ở Seoul để tham dự diễn đàn khu vực về hợp tác giữa quốc gia Đông Bắc Á và các nước Mỹ Latinh.

Ông Pereira là nhà ngoại giao cấp cao đầu tiên của Cuba đến thăm Hàn Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. (Yonhap)

* Thứ trưởng Bộ Công an Triều Tiên Ri Song-chol đã lên đường thăm Nga vào ngày 10/6, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác sau hội nghị thượng đỉnh song phương năm ngoài.

Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng cho hay, quan chức Triều Tiên có kế hoạch gặp Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev và thảo luận “các vấn đề hợp tác cơ bản”.

Hai bên cũng sẽ trao đổi cách thức hợp tác trong “lĩnh vực thực thi pháp luật” trong tình huống cần thiết để đảm bảo sự ổn định chính trị và xã hội trước “những thách thức mới” như của Nga. (KCNA)

* New Zealand-Philippines nhất trí duy trì ổn định khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong cuộc thảo luận của hai Ngoại trưởng Enrique Manalo Jr. (Philippines) và Winston Peters (New Zealand) ở Manila, ngày 10/6.

Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp, cả hai ông đều nhấn mạnh cam kết chung của hai nước trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong khu vực, đặc biệt là tranh chấp ở Biển Đông.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh hàng hải và việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Các Ngoại trưởng nhất trí về sự cần thiết của việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách hợp tác và quản lý hàng hải chặt chẽ. (Politico)

* Quốc hội Maldives điều tra 3 thỏa thuận ký với Ấn Độ dưới thời cựu Tổng thống Ibrahim Solih gồm khảo sát thủy văn, phát triển căn cứ hải quân Uthuru Thila Falhu và New Delhi tặng một máy bay Dornier cho Malé.

Đề nghị rà soát các thỏa thuận này được nghị sĩ Ahmed Azaan, thuộc đảng Đại hội quốc gia nhân dân (PNC) của đương kim Tổng thống Mohamed Muizzu, đưa ra, đúng vào thời điểm ông Muizzu thăm Ấn Độ để tham dự lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Narendra Modi. (Hindustan Times)

TIN LIÊN QUAN
Giữa lúc Tổng thống Maldives công du Ấn Độ, Malé điều tra ba thỏa thuận với New Delhi

Châu Âu

* Tổng thống Ukraine đến Berlin, Thủ tướng Đức thỉnh cầu đồng minh: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thành phố Berlin của Đức để tham dự Hội nghị các nhà tài trợ nhằm tái thiết quốc gia Đông Âu đang có xung đột.

Ngoài 10 Thủ tướng tham dự, Hội nghị tái thiết Ukraine còn thu hút sự quan tâm của hơn 2.000 người đến từ 60 quốc gia, thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có cả khu vực tư nhân.

Phát biểu chào đón ông Zelensky, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố: “Sẽ không có chiến thắng quân sự và không có nền hòa bình ép buộc”, đồng thời kêu gọi Nga “chấm dứt chiến dịch quân sự và rút quân khỏi Ukraine”.

Cũng tại hội nghị, kêu gọi các đồng minh tăng cường trang bị quân sự để giúp Ukraine nâng cao năng lực phòng không, ông Scholz bày tỏ: “Tôi muốn đưa ra lời thỉnh cầu chân thành tới tất cả mọi người có mặt ở đây hôm nay: hãy ủng hộ sáng kiến của chúng tôi để tăng cường phòng không cho Ukraine bằng mọi thứ có thể”.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Zelensky, hai Bộ Tài chính của Ukraine và Đức đã ký Tuyên bố chung về ý định tăng cường hợp tác song phương nhằm hỗ trợ tái thiết Ukraine hậu xung đột. (Reuters)

* Hà Lan tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine: Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren vừa có chuyến thăm Ukraine và có cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà Denys Shmyhal.

Trên Telegram, ông Shmyhal thông báo về cuộc gặp với bà Ollongren tại Kiev để bàn về sáng kiến của Hà Lan cùng các đối tác cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không Patriot. Ông cũng bày tỏ mong muốn Amsterdam sớm cung cấp máy bay tiêm kích F-16 cho Kiev.

Trong chuyến thăm, bà Ollongren cũng đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov. Ông Umerov thông báo với bà Ollongren về nhu cầu của quân đội Ukraine và kêu gọi tài trợ sản xuất vũ khí trên lãnh thổ Ukraine.

Theo hãng tin Ukrinform, Bộ Quốc phòng Hà Lan sẽ đầu tư 54 triệu Euro (58 triệu USD) vào tăng cường năng lực sản xuất thiết bị bay không người lái quân sự nhằm hỗ trợ Ukraine.

* Bỉ khởi động nỗ lực thành lập một liên minh cầm quyền mới, sau khi các đảng cực hữu và trung hữu dẫn đầu cuộc bầu cử Quốc hội nước này hôm 9/6 khiến Thủ tướng Alexander De Croo thuộc đảng Open VLD tuyên bố từ chức từ ngày 10/6.

Nhà vua Bỉ đã bắt đầu các cuộc đàm phán sơ bộ với người đứng đầu các đảng chính trị khác nhau với mong muốn tìm kiếm người kế nhiệm Thủ tướng De Croo trong thời gian tới.

Hiện ông Bart De Wever, Thị trưởng thành phố cảng Antwerp đồng thời là lãnh đạo đảng N-VA (Liên minh Flanders Mới, đảng trung hữu của cộng đồng nói tiếng Hà Lan), được coi là ứng cử viên sáng giá nhất, do đảng của ông đã giành được số ghế cao nhất (24 ghế) trong Quốc hội liên bang gồm 150 ghế. (Al Jazeera)





Nguồn: https://baoquocte.vn/tin-the-gioi-116-rocket-o-at-na-toi-israel-hdba-thap-hy-vong-cho-dai-gaza-lu-doan-khet-tieng-ukraine-duoc-coi-troi-dung-vu-khi-my-274605.html

Cùng chủ đề

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải “nghĩ khác, làm khác”

Mỹ đã thừa nhận thẳng thắn rằng không có cơ sở công nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ và mục tiêu chiến lược về vũ khí trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, "điểm tựa" để san sẻ nỗi lo này của Washington không đâu khác là các đồng minh thân cận và các đối tác có cùng lợi ích.

Houthi tuyên bố bắt giữ các điệp viên có liên hệ với Mỹ và Israel; Hezbollah tiếp tục hạ UAV Israel

Tin nóng thế giới Máy bay chở Phó Tổng thống Malawi mất tích. Máy bay quân sự chở Phó Tổng thống Saulos Chilima cùng 9 người khác, trong đó có cựu đệ nhất phu nhân Shanil Dzimbiri, cất cánh khoảng 9h ngày 10/6 từ thủ đô Lilongwe tới thành phố Mzuzu cách đó hơn 370 km. Theo kế hoạch, phái đoàn đến dự lễ tang của một cựu Bộ trưởng Malawi. "Phi công không thể hạ cánh...

Tổng thống Hàn Quốc công du Trung Á, Thủ tướng Singapore xuất ngoại đầu tiên, khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng BRICS

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/6.

Kiev tổn thất không thể bù đắp ở tiền tuyến

“Những tổn thất không thể khắc phục của Ukraine ở mặt trận đã vượt quá nửa triệu người. Con số này không nhiều như một số người nghĩ”, hãng tin TASS của Nga dẫn thông tin bài viết trên kênh Telegram của ông Azarov. Theo ông Azarov, những hậu quả tiêu cực của xung đột đối với thế hệ người Ukraine tiếp theo đang ngày càng lộ rõ, đặc biệt vào năm 2021-2023 tỷ lệ sinh ở...

Triều Tiên cảnh báo đáp trả “khúc dạo đầu” nguy hiểm của Hàn Quốc

Ngày 9/6, Triều Tiên tuyên bố sẽ có “những phản ứng mới” nếu Hàn Quốc tiếp tục rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới và tuyên truyền qua loa phóng thanh.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vẻ đẹp kỳ vĩ của “dải ngân hà” trong lòng núi

Thiên Hà được cho là hang động đẹp nhất trong quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình, nơi có hàng vạn khối nhũ đá với đầy đủ những hình thù kỳ vĩ, độc đáo với tuổi đời hàng trăm triệu năm.

Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu “còn lâu mới kết thúc”

Mùa Đông năm nay, thế giới có thể chứng kiến giá khí đốt tăng cao do nhu cầu tăng và thời tiết không còn thuận lợi, trong khi tăng trưởng hoạt động công nghiệp bị cản trở bởi giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ.

Bộ Chính trị chỉ định Thượng tướng Lương Tam Quang giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương

Sáng 11/6, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025.

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải “nghĩ khác, làm khác”

Mỹ đã thừa nhận thẳng thắn rằng không có cơ sở công nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ và mục tiêu chiến lược về vũ khí trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, "điểm tựa" để san sẻ nỗi lo này của Washington không đâu khác là các đồng minh thân cận và các đối tác có cùng lợi ích.

ASEAN nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích của nhà đầu tư FDI

Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 6 quốc gia thành viên ASEAN - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - ước đạt 4,5%- 4,7% vào năm 2024 và 2025, từ mức 4,0% của năm 2023.

Bài đọc nhiều

Thành viên EU khẳng định phương Tây “vượt lằn ranh đỏ” khi cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công Nga

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Áo Klaudia Tanner đã lên tiếng chỉ trích việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công vào lãnh thổ Nga, khẳng định hành động này đã "vượt lằn ranh đỏ".

Liên hợp quốc trao tặng huy chương cho Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Phái bộ UNISFA

Đội công binh số 2 và tổ công tác tại Phái bộ UNISFA được trao Huy chương gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vì đóng góp nổi bật. Bộ đội Việt Nam xây doanh trại cho bộ binh Ghana tại châu Phi Công binh Việt Nam thành lập doanh trại thông minh đầu tiên tại Phái bộ gìn giữ hòa bình...

Cùng chuyên mục

Châu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine tiếp tục chảy

Các quan chức châu Âu đang đàm phán để duy trì dòng khí đốt chảy qua hệ thống đường ống quan trọng giữa Nga và Ukraine, trong bối cảnh họ phải chạy đua để ngăn xung đột Nga-Ukraine làm tổn hại thêm nguồn cung năng lượng cho lục địa này, Bloomberg đưa tin hôm 11/6. Theo Bloomberg, châu Âu đã cố gắng loại bỏ khí đốt Nga nhưng một số quốc gia Đông Âu vẫn tiếp tục nhận...

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải “nghĩ khác, làm khác”

Mỹ đã thừa nhận thẳng thắn rằng không có cơ sở công nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ và mục tiêu chiến lược về vũ khí trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, "điểm tựa" để san sẻ nỗi lo này của Washington không đâu khác là các đồng minh thân cận và các đối tác có cùng lợi ích.

Công nghệ bảo vệ đại dương

Đại dương bao phủ hơn 70% hành tinh của chúng ta, điều hòa khí hậu toàn cầu, là nơi sinh sống của 80% sự sống trên Trái đất. Trong nỗ lực bảo vệ đại dương trước những mối đe dọa chưa từng có từ ô nhiễm, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu…, phải kể đến vai trò quan trọng của các công nghệ mới. Công ty khởi nghiệp...

Mới nhất

Triệu tập nhóm thiếu nữ đánh nhau giữa đường ở Hà Nội

Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang triệu tập nhóm thiếu nữ lao vào hành hung nhau giữa đường Trần Khát Chân, vào tối 2/6. Sáng 3/6, trên các trang mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nhóm thiếu nữ lao vào hành hung nhau giữa đường Trần Khát Chân. Theo...

Đội tuyển Việt Nam luyện chiến thuật, tự tin đánh bại Iraq

(Dân trí) - Tối 10/6, đội tuyển Việt Nam có buổi tập làm quen với sân thi đấu Basra International và hoàn thiện khâu chuẩn bị cuối cùng cho cuộc đối đầu với đội chủ nhà Iraq ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Mặc dù không còn nắm quyền tự quyết trong cuộc cạnh tranh tấm vé đi...

Nền kinh tế báo chí – truyền thông Việt Nam: Toàn cảnh và những nút thắt

Vấn đề kinh tế báo chí - truyền thông Việt Nam chưa bao giờ nóng bỏng, phức tạp và nan giải như những năm gần đây. Cả giới báo chí cùng các nhà thiết kế chính sách đã bàn luận về nhiều định hướng, mô hình và phương thức tháo gỡ. Tuy nhiên, bài toán khó dường như vẫn chưa...

Vì sao cảm thấy mờ mắt ngay sau khi ăn?

Nguyên nhân cảm thấy mờ mắt sau khi ăn Tầm nhìn là một quá trình phức tạp, ánh sáng đi vào phía trước mắt được gọi là giác...

Phòng ngủ phạm 8 điều kiêng kỵ này vợ chồng dễ bất hòa

Phòng ngủ có hình dáng không đều Hình dạng của phòng ngủ phải đối xứng, nếu không tròn cũng không vuông mà có hình dạng không đều như hình...

Mới nhất