Trang chủNewsThời sựRCEP tạo "con đường tơ lụa" cho hàng Việt khai thác thị...

RCEP tạo “con đường tơ lụa” cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu.

Gia tăng thị phần hàng Việt tại thị trường ASEAN

RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN với 5 đối tác đã có các FTA với ASEAN là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

RCEP được thực thi từ ngày 1/1/2022, đã tạo nên một thị trường lớn có quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP gần 27 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu.

Trong đó, thị trường ASEAN nhiều năm qua luôn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Khi Hiệp định RCEP được ký kết và thực thi, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng rất tốt hiệp định này, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu vào các nước nằm trong Hiệp định này có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Ông Quyền Anh Ngọc – Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) – cho biết, theo Hiệp định RCEP, các nước ASEAN xoá bỏ thuế quan cho Việt Nam khoảng 85,9 – 100% số dòng thuế; lộ trình dài nhất từ 15-20 năm kể từ khi FTA có hiệu lực.

Ngoài ra, các nước đối tác xoá bỏ thuế quan cho Việt Nam khoảng 90,7 – 98,3% số dòng thuế; lộ trình dài nhất từ 15-20 năm kể từ khi FTA có hiệu lực.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 32,5 tỷ USD. 10 tháng năm 2024, Việt Nam cũng mang về 30,6 tỷ USD từ xuất khẩu hàng hóa sang khối ASEAN, tăng 13,9% so với kỳ trước và là thị trường có kim ngạch lớn thứ tư.

Đại diện cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore. 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục tăng mạnh, cụ thể là nhóm máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại; nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh.

“Một số nhóm ngành xuất khẩu khác cũng có mức tăng trưởng rất mạnh, như sắt thép; máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại. Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo”, cơ quan Thương vụ thông tin.

Cà phê Việt Nam là một trong những sản phẩm được thị trường ASEAN ưa chuộng - Ảnh: Tiến Anh
Cà phê Việt Nam là một trong những sản phẩm được thị trường ASEAN ưa chuộng. Ảnh: Tiến Anh

Về ngành hàng, trong khối ASEAN, Việt Nam xuất khẩu 34.654 tấn cà phê sang Thái Lan, tăng 29,1% giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm trước (YoY); Malaysia với 28.703 tấn, tăng 64,5% YoY; Myanmar với 1.954 tấn, giảm 35,9% YoY; Campuchia với 1.862 tấn, tăng tới 49,7% YoY; Singapore với 1.250 tấn, tăng 10,4% YoY; Lào với 118 tấn, tăng 4,4% YoY.

Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm trên 45%. Đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines. Thị trường lớn tiếp theo là Indonesia và Malaysia. Trong nhóm 15 thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo lớn nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất ở thị trường Malaysia với mức tăng 2,3 lần.

Chú trọng đến thị trường ngách

Ông Nguyễn Thành Huy – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan – cho hay, Việt Nam có nhiều đặc sản vùng miền, trong đó, có không ít sản phẩm có chỉ dẫn địa lý được thế giới công nhận, do đó trong việc truyền thông, giới thiệu sản phẩm cần lan tỏa được câu chuyện về sản phẩm

“Doanh nghiệp cần biết kể những câu chuyện về những vùng nguyên liệu quý của mình, qua đó, tạo ra những dấu ấn riêng, bản sắc riêng cho các sản phẩm Việt, để có thể ghi dấu ấn trên thị trường Thái Lan”, ông Huy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc khai thác thị trường ngách cũng rất quan trọng. Theo báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam đang có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản, thực phẩm sang ASEAN, nhất là các nước có đa số người dân theo đạo Hồi (Indonesia, Malaysia…).

Tuy nhiên, hầu hết mặt hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào các nước ASEAN đều yêu cầu có chứng nhận Halal (chứng nhận để đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa, thực phẩm sang các nước Hồi giáo). Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt không đáp ứng được tiêu chuẩn này, nên không thể tiếp cận được phân khúc thị trường ngách tiềm năng này.

Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu quế hồi Việt Nam. Ảnh: Yến Giang
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu quế hồi Việt Nam. Ảnh: Yến Giang

Theo ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, ASEAN là thị trường xuất khẩu đứng thứ tư của Việt Nam sau Trung Quốc, Mỹ và EU. Thành thử, các doanh nghiệp phải thay đổi mạnh để “tấn công” được vào thị trường này. Các quốc gia ASEAN có văn hóa khá khác nhau, do đó, doanh nghiệp phải thay đổi mạnh để “tấn công” được vào thị trường này.

“Thị trường lớn quan trọng, nhưng thị trường ngách cũng rất quan trọng, các doanh nghiệp không nên bỏ phí”, ông Nam nhấn mạnh.

Rào cản thương mại do một số quốc gia trong ASEAN dựng lên, cũng được cho là nguyên nhân khiến hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang ASEAN bị hạn chế. Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại – Công nghiệp Việt Nam – VCCI), dẫn chứng, thời gian qua, Indonesia, Philippines, Thái Lan đã đặt ra khá nhiều biện pháp phi thuế quan có tính hạn chế thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như sắt thép, xi măng, gạch men, xơ sợi.

Do đó, thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn doanh nghiệp cách tiếp cận, cơ hội tại thị trường ASEAN. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và có biện pháp đấu tranh, xử lý các chính sách hạn chế, rào cản thương mại đối với mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.



Nguồn: https://congthuong.vn/rcep-tao-con-duong-to-lua-cho-hang-viet-khai-thac-thi-truong-asean-359186.html

Cùng chủ đề

“Xanh hóa” để làm chủ “cuộc chơi” trong Hiệp định RCEP

RCEP mang đến cơ hội lớn cho ngành hàng, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và cạnh tranh bền vững. Coi "tiêu chuẩn xanh" là động lực Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc,...

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp

Hải Phòng nâng cao nhận thức, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với xuất khẩu. Ngày 8/11, Sở Công Thương Hải Phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức hội thảo “Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu cho doanh...

Khai thác tiềm năng tăng trưởng khu vực của Hiệp định RCEP

Hiệp định RCEP không chỉ bao gồm khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới mà còn tập trung vào ASEAN, hướng đến phát triển toàn diện. Kể từ khi có hiệu lực cách đây gần 22 tháng, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực, tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và thúc đẩy năng...

Nâng cấp FTA ASEAN- Trung Quốc 3.0 có ý nghĩa quan trọng tạo động lực mới

ASEAN - Trung Quốc công bố nâng cấp Hiệp định ACFTA Hiệp định ACFTA: Thuế quan hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2023 - 2027 ở mức nào? Ngày 2/10, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết việc đàm phán nâng cấp “đáng kể” Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) 3.0 có thể được công bố...

Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

RCEP đối mặt với nhiều thách thức RCEP đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 năm và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những thách thức này chủ yếu là do tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ thấp. Điều này là do các yếu tố như thời gian có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự quan tâm trở lại với loại hình vận tải mới này. Taxi bay eVTOL (electric vertical take...

Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Hiểm họa từ CBRN Theo ông Bùi Thế Nghị - Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá chất – Bộ Công Thương: Nguy cơ hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN) đang đe dọa...

Giá tiêu ngày mai biến động giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai 20/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 20/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 20/12/2024 biến động giảm nhẹ, giao động quanh mức 146.000 - 147.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 19/12/2024 như sau, giá tiêu trong...

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ được nhận định là một ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, làm tăng sức...

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra từ ngày 7-23/2/2025. Từ ngày 7-23/2/2025 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 được tổ chức bởi Cơ quan quản lý Surajkund Mela, các Bộ Du lịch, Bộ Dệt may (Ủy ban phát triển, Dệt thủ công và Thủ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.Ngày 19/12, tỉnh Bình...

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự quan tâm trở lại với loại hình vận tải mới này. Taxi bay eVTOL (electric vertical take...

Phê chuẩn kết quả bầu chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1616/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quyết định, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Long Thành. Quyết...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái làm việc với Đoàn giám sát. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo và thảo luận, cho ý...

Mới nhất

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021 – 2030

Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch. Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang...

Mới nhất