Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiRạp Eden Chợ Lớn - thời vang bóng

Rạp Eden Chợ Lớn – thời vang bóng


Lưu luyến sân khấu mà ở lại

Tôi đến rạp Thủ Đô vào một buổi sáng. Bên ngoài rạp là khu chợ nằm lọt thỏm giữa lòng 3 chung cư cũ của người Hoa. Bên trong ít người ra vào, bây giờ rạp là nơi tập luyện của các nghệ sĩ thuộc Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM. Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Xuân Quang, năm nay hơn 60 tuổi, dù đã về hưu nhưng vẫn cộng tác với nhà hát để làm đạo diễn các vở tuồng cho nghệ sĩ trẻ. Chúng tôi ngồi trong không gian rạp Thủ Đô hôm nay, những hàng ghế đã cũ kỹ, bong tróc nệm hay xộc xệch vì gãy tay gác hoặc chân ghế. Rạp có khoảng gần 1.000 ghế, đoàn hát của các nghệ sĩ gom lại ngồi mấy hàng ghế phía trên, sát sân khấu. Phía trên sân khấu, góc bàn thờ tổ ngành sáng đèn ấm cúng trong tiếng đàn, tiếng hát của các nghệ sĩ đang tập đoạn trích Trần Bình Trọng tuẫn tiết với câu nói nổi tiếng “Thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Có lẽ đã lâu lắm rồi, tôi mới ngồi phía dưới hàng ghế khán giả và xem một tuồng tích cổ, kể từ ngày rời ghế Trường ĐH Sân khấu điện ảnh cách nay cả chục năm.

Rạp Eden Chợ Lớn - thời vang bóng  - Ảnh 1.

NSƯT Xuân Quang (thứ 3, hàng đứng từ phải qua) cùng các nghệ sĩ trẻ của Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM

Dù chỉ là một buổi tập nhưng trên sân khấu, các nghệ sĩ thả hồn cốt vào từng động tác, lời ca. Phải nhìn thấy đôi chân bầm tím của các nghệ sĩ khi diễn cảnh quỳ lê trên sàn tập hay những giọt mồ hôi của họ đổ ròng ròng không ngớt giữa cái nóng hầm hập, mới cảm nhận được sự nỗ lực và tâm huyết mà họ dành cho nghiệp diễn. NSƯT Xuân Quang vẫn say mê thị phạm những động tác lăn lê, nhào lộn trên sân khấu tuồng cổ cho học trò. Tôi chợt nghĩ: Nếu những bạn trẻ được xem một vở diễn đầy cống hiến như vậy trên sân khấu như ngày xưa, có lẽ họ sẽ thuộc và yêu thích sử Việt. “Nhưng tiếc thay, bây giờ các em chỉ biểu diễn phục vụ vào các dịp lễ hay thi thố. Còn lại, nghệ sĩ hát bội bây giờ phải sống nhờ vào các buổi diễn ở đình chùa, miếu mạo trong các buổi cúng kiếng của họ mà thôi”, NSƯT Xuân Quang cám cảnh.

Rạp Eden Chợ Lớn - thời vang bóng - Ảnh 2.

Rạp Thủ Đô với lịch sử lâu đời nay là một “công trình” buôn bán vỉa hè đủ món ở mặt tiền có tên “Thủ Đô” cho dễ nhớ

Xuân Quang theo học hát bội từ năm 11 tuổi, nối nghiệp người cha cũng là một nghệ sĩ đoàn Tấn Thành Ban trước năm 1975. “Hát bội theo ông già. Ông tên thật là Lê Văn Phép nhưng chuyên môn đóng Châu Do nên khán giả gọi ông là Châu Do Phép. Hồi đó ba kể hay diễn tuồng Tàu như Trảm Trịnh Ân, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ… ăn khách lắm. Xưa ổng hát ở miếu không hà, sau có rạp thì mới được đi hát vòng vòng. Được khán giả thương mà sống với nghề”, ông Quang kể.

Nhìn sân khấu thoi thóp mà đau lòng

Sau năm 1975, nghệ sĩ Xuân Quang theo đoàn hát bội TP.HCM đi diễn quanh TP. “Tất cả các rạp, hát bội xoay suất với cải lương. Mình hát xong là cải lương vô, qua rạp khác, mình hát xong một tuần lễ mình chuyển bến, rồi cải lương vô. Cứ vậy đó mà ăn khách lắm, rạp nào cũng đông, khán giả xem rồi thưởng “quạt” ném lên sân khấu quá trời (“quạt” có kẹp tiền thưởng – PV)”, ông Quang nhớ lại thời hoàng kim của sân khấu sau năm 1975.

Rạp Eden Chợ Lớn - thời vang bóng - Ảnh 3.

Ông Thưởng, nhân viên hậu đài đoàn Huỳnh Long nay là bảo vệ rạp Thủ Đô

Ông Nguyễn Công Thưởng, 60 tuổi, hiện là bảo vệ ở rạp Thủ Đô. Xưa, ông là nhân viên hậu đài cho đoàn hát cải lương Huỳnh Long nổi danh sau năm 1975. “Hồi đó, ở phía dưới trệt và trên lầu nữa là 1.500 ghế. Giờ phía dưới bỏ mất mấy chục hàng ghế, trên lầu hư hết trơn rồi, bỏ trống. Giờ rạp chỉ để cho đoàn hát bội làm trụ sở rồi tập. Hồi đó rạp này đông khách lắm, ngày 2 suất, sau ế người ta không hát nữa, rồi nhà nước mới cấp cho đoàn hát bội về đây”, ông Thưởng kể.

Nghệ sĩ Xuân Quang nhớ lại những ngày hụt hẫng khi sân khấu các rạp dần đóng cửa: “Tính ra đến những năm 1990 là không bán vé nữa, các đoàn nghỉ hát ở tất cả các rạp. Vì bị làn sóng video xâm nhập vô. Người ta mướn video về coi chứ tội gì mua vé vô đoàn. Hồi xưa muốn coi Vũ Linh thì bạn đến cái đoàn đó, còn video nó tổng hợp tất cả các diễn viên trong đó, người ta coi trong video là có hết. Hồi đó nhìn sân khấu thoi thóp mà đau lòng. Đến giờ thì không còn nhiều người bỏ tiền đi mua vé coi hát đâu. Nghệ sĩ cải lương thì đi ca phòng trà, ca đám ma, đám cưới, hát bội thì hát phục vụ miễn phí trong các dịp lễ, hát cúng kiếng ở đình miếu như thời sơ khai vậy đó. Bây giờ thời thế nó vậy rồi, phải chịu thôi”.

Rạp Eden Chợ Lớn - thời vang bóng - Ảnh 4.

Poster buổi diễn của đoàn Dạ Lý Hương tại rạp Eden Chợ Lớn – Thủ Đô năm 1973

Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

Điều nuối tiếc nhất của những người từng gắn bó với các rạp hát như ông Thưởng hay ông Quang là khi thấy các buổi diễn phục vụ miễn phí, khán giả vẫn đi xem rất đông. Nghệ sĩ còn, khán giả còn nhưng tại sao sân khấu các rạp hát từng một thời rực rỡ lại chết yểu? “Nếu mà muốn nghệ sĩ vô rạp hát như thời xưa thì trước tiên nhà nước mình phải có chính sách hỗ trợ. Còn rạp, muốn có doanh thu thì phải sửa sang lại, chứ đâu có để rộng và xuống cấp như vậy được. Khán giả họ cần đẹp, nhỏ gọn, vừa đủ ngồi. Ví dụ như rạp này làm còn 300 ghế thôi, khang trang, sạch sẽ, rộng rãi thì từ từ mới kéo khán giả lại…”, ông Quang nói.

Nhưng có lẽ đó chỉ kỳ vọng của những người từng gắn bó đời mình với các rạp hát xưa một thời vang bóng. Ông Quang buồn nói: “Ví dụ nhà hát vậy mà không có một cơ ngơi gì, đoàn này ở tạm thời trong rạp Thủ Đô thôi, chứ không phải họ cho hẳn đâu. Hồi xưa đoàn ở rạp Long Phụng, đường Lý Tự Trọng, Q.1 rồi mới về đây. Nghe đâu người ta dời đi để chỗ kia bán cho nước ngoài, xây khách sạn gì đó. Rốt cuộc nước ngoài đâu có mua đâu, giờ để không vậy luôn. Muốn sân khấu “sống lại” thì trước hết phải có nhà hát hẳn hoi, tập dợt đâu đó đàng hoàng đã”. (còn tiếp)

Rạp Eden Chợ Lớn - thời vang bóng - Ảnh 5.

Đoàn Kim Chung 5 với vở diễn Thằng điên và công chúa năm 1967

Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

 



Source link

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Sớm đưa chính sách vào cuộc sống, khơi thông nguồn lực cho phát triển

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kết luận hội nghị, Thủ tướng chỉ đạo nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, sớm đưa chính sách vào cuộc sống, khơi thông nguồn lực cho phát triển, củng cố...

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 11 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trên 1,25 triệu tấn cao su, trị giá 2,07...

Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cao su tăng 1,18% lên mức 2.404 USD/tấn nhờ kỳ vọng các chính sách kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, ngày hôm qua (25/12), hầu hết các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới nghỉ lễ Giáng sinh. Cao su RSS3 là mặt hàng duy nhất vẫn còn giao dịch khá sôi...

Cam ‘tiến Vua’ rụng hàng loạt, chủ vườn không dám nhận cọc của khách mua

TPO - Dù đã đến kỳ thu hoạch nhưng những vườn cam Xã Đoài (xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An) vẫn tiếp tục rụng khiến nhiều chủ vườn không dám nhận đặt cọc của khách mua. TPO - Dù đã đến kỳ thu hoạch nhưng những vườn cam Xã Đoài (xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An) vẫn tiếp tục rụng khiến nhiều chủ vườn không dám nhận đặt cọc của khách mua. ...

Sau vụ khởi tố 6 bị can, Công ty vàng SJC có quyền tổng giám đốc mới

Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) mới đây đã bổ nhiệm ông Đào Công Thắng đảm nhiệm chức vụ quyền tổng giám đốc thay vị trí tổng giám đốc của bà Lê Thuý Hằng. Ông Đào Công Thắng trước đó là phó tổng giám đốc SJC. Gần đây, website của SJC thay đổi thông tin, giới thiệu ban lãnh đạo cho thấy ông Thắng đang giữ quyền tổng giám đốc. Phần nội dung giới thiệu ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề thi sẽ phân hóa rõ rệt hơn

Đề thi phân hóa rõ hơn, chỉ đăng ký dự thi những môn tự chọn đã đăng ký học ở lớp 12, quy định chi tiết về miễn thi ngoại ngữ... là những điều thí sinh cần lưu ý trong kỳ thi tốt...

5 gam màu áo dài không thể thiếu mùa tết 2025

Chưa năm nào các thương hiệu thời trang lại đầu tư cho mùa áo dài tết rầm rộ...

Bài đọc nhiều

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

Trong những ngày vừa qua, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng Reuters đưa tin “UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc bảo tồn vịnh Hạ Long tại Việt Nam, vì lo ngại về các dự án phát triển có thể đe dọa đến bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long”. Đồng thời...

Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel

Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương để chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân. Theo truyền thống các nước phương Tây, Giáng sinh (Noel) là dịp để người ta gửi đến nhau...

Khẳng định vị thế dẫn đầu trong công tác dạy và học ở Quảng Bình

Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không chỉ tự hào với truyền thống yêu nước, mà còn nổi bật với nền giáo dục tiên phong. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024-2025, các đội tuyển học sinh lớp 9 của huyện tiếp tục khẳng định vị thế, mang về thành tích xuất sắc với 95 giải trên tổng số 133 em dự thi, đạt tỷ lệ...

Hàng chục đoàn du khách mỗi ngày đến viếng thăm nhà lưu niệm Đại Tướng ở Quảng Bình

Những ngày tháng 12 lịch sử, tại nhà lưu niệm và nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, không khí tràn ngập lòng thành kính và tự hào. Hàng chục đoàn du khách, gồm cựu chiến binh, cựu công an, học sinh, sinh viên và người lao động từ khắp mọi miền đất nước, đã đến thăm viếng, dâng hương để tưởng nhớ công...

Cùng chuyên mục

Nguyên tố phổ biến trong muối ăn giúp Mỹ thoát phụ thuộc pin điện Trung Quốc?

Theo tờ Wall Street Journal, giải pháp đột phá cho công nghệ pin điện có thể đến từ một nguyên tố phổ biến - natri, vốn là thành phần chính trong muối ăn. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng và sự xuất hiện ngày càng nhiều của phương tiện xanh, pin điện trở thành cuộc đua công nghệ mang tính chiến lược toàn cầu. Công nghệ pin natri-ion, sử dụng hợp chất natri...

Đấu tranh để đại bàng đầu trắng chính thức thành loài chim quốc gia của Mỹ sau 248 năm

Phải mất tới 248 năm, đại bàng đầu trắng mới trở thành loài chim quốc gia của Mỹ sau khi dự luật liên quan đã được Tổng thống Joe Biden ký ban hành trong ngày 24-12. Biểu tượng nước Mỹ nhưng "thiếu luật"Đại bàng...

Nghệ An ‘trồng’ thêm 700 trạm BTS để xóa vùng lõm sóng di động

Ngoài xóa vùng lõm sóng di động, Nghệ An đặt mục tiêu trong năm 2025 sẽ phủ sóng 4G, 5G ở 100% khu dân cư tại thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm du lịch và khu công nghiệp. Với địa hình đồi núi phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, Nghệ An - tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển hạ tầng số. Tuy nhiên, nhận thức được tầm...

Gần lắm Trường Sa ơi !!!

(NADS) - May mắn được trở lại Trường Sa trong chuyến công tác cuối tháng 12, tôi đã chuẩn bị kĩ càng hơn. Hành trang mang theo lớn nhất này là tình cảm của cô, trò các trường tiểu học tỉnh Hà Tĩnh gửi gắm đến Trường Sa. ...

Mới nhất

Nông Sơn công nhận thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

(QNO) - Sáng 20/9, UBND huyện Nông Sơn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt này có 4 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng gồm: vòng tay mỹ nghệ (Công ty TNHH Trầm hương Hùng Dũng), trầm kiến cảnh mỹ nghệ Trung Phước (Công ty TNHH Trầm hương và bất động...

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường dự và chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-luong-cuong-du-hoi-nghi-quan-chinh-toan-quan-nam-2024-20241226090220190.htm

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ được mở rộng thêm 13.800m2

Sáng 25-12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn giao đất quốc phòng, tài sản gắn liền trên đất giữa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tại 28A, Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Đại tá Đinh Như Huệ, Phó...

Nhìn lại năm 2024: Ngoại giao văn hóa nâng tầm giá trị Việt Nam trên toàn cầu

Các chuyên gia quốc tế đánh giá cao những thành tựu đáng tự hào của ngoại giao văn hóa Việt Nam, là nền tảng để phát huy sức mạnh mềm, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Tháng 11/2024, chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” lần đầu đến Mỹ Latinh, để lại những hình ảnh...

Phở Hà Nội trở thành Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể...

Mới nhất