Trang chủKinh tếNông nghiệpRà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Thuỷ lợi sau...

Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Thuỷ lợi sau 6 năm thi hành


Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn những vướng mắc trong các hoạt động từ đầu tư xây dựng đến quản lý khai thác, bảo vệ công trình. Những vướng mắc này đặt ra yêu cầu phải rà soát, đánh giá kết quả thi hành Luật Thuỷ lợi. Năm 2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ Cục Thủy lợi tiến hành khảo sát, rà soát, đánh giá việc thực thi Luật Thủy lợi từ tháng 5-8/2024.

Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Thuỷ lợi  - Ảnh 1.

Đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) làm việc tại tỉnh Nam Định

Việc rà soát, đánh giá Luật Thuỷ lợi được tiến hành trên cơ sở: (i) rà soát đánh giá những tồn tại vướng mắc trong quá trình thực thi dựa trên kết quả tổng hợp báo cáo đánh giá của các tỉnh, thành và kết quả tham vấn tại 08 địa phương đại diện theo vùng địa lý và loại hình tổ chức quản lý khai thác (các tỉnh Bắc Giang, Nam Định, Quảng Bình, Ninh Thuận, Đắc Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long AnHậu Giang); và (ii) rà soát các quy định của các luật khác có liên quan (09 luật) đến Luật Thủy lợi. 

Những hạn chế về việc thực thi Luật Thuỷ lợi và các văn bản pháp luật có liên quan

Quá trình rà soát, đánh giá từ báo cáo tổng hợp của các địa phương và tham vấn với 08 tỉnh cho thấy, việc thực thi Luật Thuỷ lợi có một số vấn đề chính đang gặp nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ như sau:

 (i) Đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi nhất là sửa chữa, bảo trì, vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của nhiều địa phương, nhất là công trình thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng;

 (ii) Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi còn hạn chế, chưa gắn với quản lý kết cấu hạ tầng thuỷ lợi, tiêu chí phân cấp vẫn chưa đề cập đến hết những đặc thù của các địa phương, loại hình tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở một số địa phương chưa đúng với quy định của Luật, năng lực của các tổ chức quản lý khai thác còn hạn chế, nhất là các tổ chức thuỷ lợi cơ sở. Hoạt động quản lý khai thác chưa đem lại hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động, mở rộng các hoạt động dịch vụ khác để khai thác tiềm năng của hệ thống;

 (iii) Chưa thực hiện được các quy định về xây dựng, ban hành và thực thi giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi trong khi đó cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ thuỷ lợi chưa đầy đủ, thủ tục phức tạp khiến cho vấn đề này trở thành một trong những hạn chế lớn nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động quản lý, vận hành và bảo vệ để phát huy hiệu quả hệ thống công trình thuỷ lợi;

 (iv) Công tác vận hành, bảo vệ công trình thuỷ lợi cũng còn nhiều vướng mắc, nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi chưa có quy trình vận hành. Việc cắm mốc hành lang bảo vệ, xử lý vi phạm trong hành lang bảo vệ công trình còn nhiều khó khăn, vẫn còn những vi phạm chưa xử lý triệt để; 

(v) Việc cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp kéo dài từ khâu lập hồ sơ đến công tác thẩm định, việc quản lý, giám sát chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi cũng là vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương.

Một số nội dung còn chưa thống nhất của Luật Thuỷ lợi với các Luật hiện hành khác:

Kết quả rà soát với hệ thống văn bản luật hiện hành có 5 nhóm vấn đề chính có liên quan đến 09 luật (Tài Nguyên nước, Đất đai, Bảo vệ môi trường, Luật Giá, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Điện lực, Luật Khoáng sản và Luật Ngân sách, Luật Hợp tác xã). 

Năm nhóm vấn đề của Luật Thủy lợi có nội dung liên quan đến các luật khác, sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực thực thi Luật Thuỷ lợi bao gồm: (i) Giá sản phẩm dịch vụ thuỷ lợi; (ii) Quản lý, khai thác, vận hành công trình thuỷ lợi gồm cả kết cấu hạ tầng; (iii) Bảo vệ, đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi; (iv) Chất lượng nước; và (vi) Quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. Về cơ bản các nhóm vấn đề chính này cũng tương đối phù hợp với các tồn tại rút ra từ quá trình rà soát, tham vấn, đánh giá và tổng kết việc thi hành Luật Thuỷ lợi của các địa phương trên toàn quốc.

Đề xuất điều chỉnh một số nội dung của Luật Thuỷ lợi và các quy định có liên quan:

Căn cứ vào kết quả rà soát việc thực thi Luật Thuỷ lợi, một số đề xuất lớn để sửa đổi, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi Luật theo thứ tự ưu tiên bao gồm:

(i) Sớm sửa đổi các quy định về giá sản phẩm, dịch thuỷ lợi và cơ chế miễn, giảm tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ thuỷ lợi theo quy định cụ thể tại Nghị định 96/2018. Cụ thể là sửa đổi nguyên tắc, phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ công ích đảm bảo tính đúng, đủ các khoản chi phí. Điều chỉnh, cải thiện cơ chế cấp đủ kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thuỷ lợi.

(ii) Sửa đổi các quy định để tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức quản lý khai thác để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi: Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, phát huy nội lực và vai trò của các bên liên quan, nhất là tổ chức thuỷ lợi cơ sở và người dân trong công tác thuỷ lợi, gắn phân cấp quản lý với quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng thuỷ lợi. Kiện toàn, củng cố các tổ chức thuỷ lợi bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và tổ chức thuỷ lợi cơ sở. Nâng cao chất lượng dịch vụ thuỷ lợi, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong hệ thống thuỷ lợi.

(iii) Tăng cường công tác vận hành, bảo vệ và đảm bảo vận hành an toàn công trình: Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn công trình, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc thực thi pháp luật về thủy lợi tại địa phương. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước giúp các địa phương thực hiện hiệu quả bảo đảm an toàn CTTL và an ninh nguồn nước.

(iv) Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thuỷ lợi có trọng tâm, theo hướng đồng bộ, hiện đại, để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bố trí đủ kinh phí từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu hút các nguồn lực của xã hội để xây dựng công trình thuỷ lợi.

(v) Tăng cường đôn đốc việc thực thi các quy định của Luật Thuỷ lợi để triển khai đồng bộ, hiệu quả việc thực hiện các quy định của Luật Thuỷ lợi nhất là các nội dung liên quan đến công tác quản lý, vận hành, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Việc rà soát, đánh giá đã chỉ ra những bất cập, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực pháp lý và hiệu quả của công tác thủy lợi, phục vụ xây dựng sửa đổi bổ sung Luật Thủy lợi và các văn bản pháp luật có liên quan.





Nguồn: https://danviet.vn/ra-soat-danh-gia-tinh-hinh-thuc-hien-luat-thuy-loi-sau-6-nam-thi-hanh-20241011170730428.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 12 chương trình mới ở Ninh Thuận khiến giáo viên thốt lên: “Lạ và hay”

Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 12 ở Ninh Thuận: "Hết thời luyện gà"Ngày 12/10, Sở GDĐT Ninh Thuận tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025. Ở môn Văn, đề thi học sinh giỏi...

Xin cảm ơn những nông dân đi đầu trong quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp

Khi được hỏi ấn tượng của mình về những nông dân Việt Nam xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc sẽ được tôn vinh, biểu dương tại Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, từ tận đáy...

Một ông nông dân Hậu Giang liều trồng nhãn Ido, cây thấp tè đã ra trái đặc sản, hễ bán là hết veo

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Tuấn, nông dân ngụ ấp Khánh Hội, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là một trong những...

Sâu chít, con động vật chưa chịu chuyển kiếp nằm trong thân cây, lôi ra là thành đặc sản Lào Cai

Con sâu chít là loại ấu trùng sống trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Lào Cai. Thoạt nhìn, sâu chít có hình dáng giống nhộng tằm nhưng nhỏ và dài hơn. Theo kinh nghiệm của người...

Bài đọc nhiều

Dự án SAHEP-VNUA mang đến sự đổi thay như thế nào cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Hôm nay, ngày 12/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 và khánh thành "Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ" từ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.Trao đối với...

Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Hà Nội

Sáng 12/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức hội nghị Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024); biểu dương nông dân Thủ đô xuất sắc năm 2024, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực...

HTX Bình Minh ở Đắk Nông đưa giải pháp ổn định giá cà phê, hồ tiêu

HTX Bình Minh thành lập năm 2017, tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút (Đắk Nông). Sau hơn 6 năm hoạt động, HTX đã đạt nhiều thành tích nổi bật trong sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, HTX đang liên kết với 825 hộ nông dân...

Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Nhân dịp này, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐTBXH), Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp và đại diện các doanh nghiệp đã ký thỏa thuận hợp tác đào tạo và cung ứng nhân lực. Tìm kiếm cơ hội việc làm trong Ngày hội việc làm Pháp - Việt 2023 Nguồn: https://baodantoc.vn/soi-dong-ngay-hoi-viec-lam-nam-2024-tinh-bac-giang-1728730111975.htm

Thiên hạ kéo nhau đi đến ở một nơi của Thái Nguyên xem 101 món ăn ngon từ thịt gà đồi

Sôi nổi các hoạt động tại hội thi nấu ăn. Clip: Hà ThanhPhát biểu khai mạc hội thi, ông Nguyễn Xuân Bộ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Khánh khẳng định: Đây là sân chơi để...

Cùng chuyên mục

Xin cảm ơn những nông dân đi đầu trong quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp

Khi được hỏi ấn tượng của mình về những nông dân Việt Nam xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc sẽ được tôn vinh, biểu dương tại Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, từ tận đáy...

Nông dân xứ Thanh khẳng định vai trò nòng cốt trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn

Hộ nông dân Bùi Văn Soạn (SN 1961), dân tộc Mường, thôn Hoàng Vĩnh, xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy cũng là một điển hình trong việc đưa nông nghiệp lên bước tiến mới. Những năm qua, ông nông dân Bùi Văn Soạn đã chủ động xây dựng mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Theo đó, với diện tích 90ha trồng keo giấy...

Một ông nông dân Hậu Giang liều trồng nhãn Ido, cây thấp tè đã ra trái đặc sản, hễ bán là hết veo

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Tuấn, nông dân ngụ ấp Khánh Hội, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là một trong những...

Sâu chít, con động vật chưa chịu chuyển kiếp nằm trong thân cây, lôi ra là thành đặc sản Lào Cai

Con sâu chít là loại ấu trùng sống trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Lào Cai. Thoạt nhìn, sâu chít có hình dáng giống nhộng tằm nhưng nhỏ và dài hơn. Theo kinh nghiệm của người...

Mới nhất

VN-Index có thể vượt qua ngưỡng tâm lý 1.300

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/10 VN-Index có thể sẽ vượt qua ngưỡng tâm lý 1.300 điểm Sau tuần trượt dốc hơn 20 điểm đầu tháng 10, thị trường chứng khoán nỗ lực lấy lại nhịp độ bứt phá với 4/5 phiên tăng điểm trong tuần qua. Trên biểu đồ kỹ thuật, chỉ số VN-Index kết tuần...

Liên hợp quốc cảnh báo thảm họa ở Trung Đông

Căng thẳng leo thang tại biên giới Lebanon - Israel khi sáng sớm ngày 13-10, quân đội Israel điều xe tăng đột nhập trái phép vào khu vực đóng quân của Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (UNIFIL) ở miền Nam Lebanon. Trong bối cảnh xung đột lan rộng tại Trung Đông, ngày 13-10,...

Xác lập tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp

Giá xăng dầu hôm nay ngày 14/10/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 14/10/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 75,49 USD/thùng, giảm 0,38% (tương đương giảm 0,29 USD/thùng). Giá dầu WTI...

Hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, coi đây là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. Ngày 13.10, sau lễ đón,...

Mới nhất