Trang chủChính trịNgoại giaoRa quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh...

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế

Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 diễn ra sáng nay (1/7) tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số lần thứ 3 (2 cuộc điều tra lần trước được tổ chức vào năm 2015 và 2019) sẽ từ ngày 1/7 đến hết ngày 15/8, do Ủy ban Dân tộc và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức.

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số lần thứ 3
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Lễ ra quân điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. (Ảnh: Gia Thành)

Phát biểu tại lễ ra quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, cuộc điều tra có ý nghĩa rất quan trọng.

Qua Điều tra sẽ đưa ra các số liệu, chứng cứ tin cậy để giúp các cơ quan Trung ương cũng như các địa phương vùng dân tộc thiểu số có được những đánh giá chính xác về kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2024 và dự kiến đến năm 2025, đánh giá 5 năm triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như kết quả thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025, chuẩn bị xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển giai đoạn tiếp theo 2026-2030.

Cuộc điều tra sẽ làm cơ sở để các cấp uỷ, tổ chức đảng chuẩn bị báo cáo và các văn kiện phục vụ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Theo ông Hầu A Lềnh, thu thập thông tin tại địa bàn là giai đoạn cực kỳ quan trọng, việc thu thập được thông tin phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng dân số và nhà ở sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước xây dựng được những kế hoạch, chiến lược đúng đắn, xây dựng nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước và vùng dân tộc thiểu số.

“Tôi hy vọng cuộc điều tra lần này sẽ tiếp tục đưa ra những thông tin, dữ liệu chất lượng để Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoạch định chiến lược, chính sách dân tộc trong thời gian tới; từng bước , giải quyết những khó khăn đồng thời phát huy mạnh mẽ hơn tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng các dân tộc thiểu số và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; tăng cường củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc”, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh.

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số lần thứ 3
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đề nghị Thống kê và Cục thống kê các địa phương tổ chức tốt việc giám sát công tác thu thập thông tin tại địa bàn. (Ảnh: Hoài Anh)

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, việc tổ chức Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại Hòa Bình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên truyền để các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiểu được mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra.

Từ đó, tích cực phối hợp với các điều tra viên thống kê để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Đồng thời, Lễ ra quân còn giúp các cấp lãnh đạo và toàn hệ thống chính trị trong tỉnh hiểu được tầm quan trọng của cuộc Điều tra, qua đó chỉ đạo thực hiện tốt cuộc Điều tra tại địa phương.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị Tổng cục Thống kê và Cục thống kê các địa phương tổ chức tốt việc giám sát công tác thu thập thông tin tại địa bàn và việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng tham gia điều tra, đảm bảo mục tiêu thu thập thông tin đúng, đủ, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo quy định tại phương án điều tra.

UBND các xã, phường, thị trấn có địa bàn điều tra tích cực tuyên truyền về điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024; đôn đốc điều tra viên, tổ trưởng thực hiện tốt công tác thu thập thông tin tại địa bàn đảm bảo tiến độ, chất lượng…

Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số
Toàn cảnh Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội 53 dân tộc thiểu số. (Ảnh: Gia Thành)

Về phần mình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ cho rằng, với đặc điểm của tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm cao trên 73% dân số của tỉnh, hạ tầng kinh tế – xã hội, thu nhập và đời sống của số đông đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Đinh Công sứ nhận định, việc thu thập số liệu thống kê về thực trạng dân số, nhà ở, hôn nhân, y tế, giáo dục, điều kiện sống… vùng dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết, phục vụ đắc lực cho đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, xây dựng, hoạch định chính sách phát triển giai đoạn 2026-2030 và các giai đoạn tiếp theo.

Với mục đích quan trọng trên, ông Đinh Công Sứ cho biết, tỉnh Hòa Bình xác định rõ vai trò, ý nghĩa của cuộc điều tra đối với địa phương và với tính chất cuộc điều tra trên địa bàn tỉnh diễn ra phạm vi rộng, nội dung điều tra phong phú, nghiệp vụ khó, vì vậy tỉnh đã và đang chỉ đạo Cục Thống kê, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp chặt chẽ các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội các dân tộc thiểu số năm 2024.

“Lễ ra quân sẽ lan tỏa sâu rộng trong các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân trong cả nước để đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước hiểu rõ về sự quan tâm, đầu tư, chính sách phát triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước … Từ đó, tiếp thêm động lực để người dân vững tin vào , tin vào chính sách của Đảng, Nhà nước, yên tâm ‘an cư, lạc nghiệp', ổn định đời sống và phấn đấu vươn lên”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình bày tỏ.

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số lần thứ 3
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam phát biểu tại Lễ ra quân. (Ảnh: Hoài Anh)

Đánh giá cao những nỗ lực chung của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê trong việc tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội 53 dân tộc thiểu số, ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho hay, kết quả thu được từ cuộc điều tra sẽ giúp chúng ta biết được sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việc làm và mức sống.

Ông nhấn mạnh: “Đây là những dữ liệu quan trọng giúp theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện các chính sách của Chính phủ đồng thời là cơ sở để ban hành các quyết định chính sách nhằm giảm bớt những thiệt thòi mà các nhóm dân tộc thiểu số đang phải đối mặt”.

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ, cuối tháng 4, ông có dịp đến thăm xã Mù Sang, huyện Phong Thổ của tỉnh miền núi Lai Châu. Nơi đây là địa bàn sinh sống của 20 dân tộc thiểu số, chiếm tới 80% dân số toàn tỉnh.

Trong chuyến thăm này, ông đã được trực tiếp nghe người dân địa phương tâm sự rằng, “họ không đến trạm y tế vì nhà ở rất xa và không có tiền đi lại, đôi khi có tiền nhưng cũng chẳng có xe mà đi” hay “không đến trạm y tế sinh con vì phong tục của chúng tôi là không sinh con trước mặt người lạ”…

Ông Matt Jackson trăn trở: “Chuyến công tác này đã đặt ra cho tôi những câu hỏi như: Làm thế nào để chúng ta có thể cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho các dân tộc thiểu số sống ở những vùng miền khác nhau của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ những nguyên nhận có thể phòng ngừa? Và làm thế nào chúng ta có thể cung cấp thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản và tình dục một cách tốt nhất?

Trả lời được những câu hỏi này sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe và thực hiện các quyền và lựa chọn cho tất cả mọi người.

Và đương nhiên, chúng ta không thể giải quyết được những vấn đề trên nếu không có dữ liệu. Dữ liệu phân tách, toàn diện, tin cậy sẽ là cơ sở để xây dựng chính sách phù hợp, tăng khả năng tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của những người có nguy cơ cao bị bỏ lại phía sau”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ra-quan-dieu-tra-thu-thap-thong-tin-ve-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-cua-53-dan-toc-thieu-so-lan-thu-3-276988.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội tặng quà người có công với cách mạng tỉnh Hậu Giang

Sáng 1/7/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà tặng cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách, người có công với cách mạng của tỉnh. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-quoc-hoi-tang-qua-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tinh-hau-giang-post962281.vnp

Đánh dấu kỷ nguyên Ngân Hàng thế hệ mới trên nền tảng AI

Ngày 28/6, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) lần đầu tiên tổ chức sự kiện công nghệ quy mô, mang tên “Techcombank Keynote -Tiên phong đổi mới, bứt phá vượt trội”, đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên ngân hàng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI). Techcombank Keynote được kỳ vọng sẽ trở thành sự kiện thường niên, nhằm giới thiệu các giải pháp công nghệ tài chính đột phá nhất...

Phát hành sách mới khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Cuốn sách mới mang tên ‘Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam’ của tác giả Trần Mỹ Hải Lộc là tác phẩm nghiên cứu từng đoạt giải Nhì nghiên cứu khoa học Euréka của Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh, được các chuyên gia có kinh nghiệm bổ sung, thẩm định trước khi phát hành.

Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ ra mắt lực lượng an ninh, trật tự cơ sở tại TPHCM

  TPHCM - Sáng 1.7, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TPHCM. Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở tại TPHCM. Ảnh: Minh Quân Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hình thành từ việc kiện toàn 3 lực lượng sẵn có gồm: công an xã bán chuyên trách,...

Cuộc thi ảnh Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 13 tại Việt Nam năm 2025 (VN-25)

(VAPA) - Cuộc thi ảnh Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 13 tại Việt Nam năm 2025 (VN-25) do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA), với sự bảo trợ của Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật quốc tế (FIAP - số: 2025/002). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát hành sách mới khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Cuốn sách mới mang tên ‘Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam’ của tác giả Trần Mỹ Hải Lộc là tác phẩm nghiên cứu từng đoạt giải Nhì nghiên cứu khoa học Euréka của Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh, được các chuyên gia có kinh nghiệm bổ sung, thẩm định trước khi phát hành.

Hôm nay (1/7), tài khoản VNeID có giá trị tương đương với thẻ căn cước bản cứng

Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024, có quy định tài khoản VNeID có giá trị tương đương với thẻ căn cước bản cứng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ hôm nay 1/7/2024.

Mách bạn 4 cách khắc phục camera bị ngược trên iPhone đơn giản, hiệu quả

Biết cách khắc phục camera chụp ảnh không bị ngược trên iPhone sẽ giúp bạn có được bức ảnh ưng ý. Bài viết hôm nay sẽ mách bạn 4 cách đơn giản để khắc phục camera bị ngược trên iPhone chỉ với vài thao tác đơn giản.

Tiết lộ 3 sự kiện quan trọng

Ngày 1/7, Nga bắt đầu đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) trong một tháng.

Đoàn đại biểu Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Mỹ

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin, thúc đẩy hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Mỹ.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng khuyến khích kiều bào thành lập nhiều ‘Câu lạc bộ người giàu’

Tối 30/6, nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Seoul. Biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp của hai nước Báo cáo Thủ tướng, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ cho biết, hiện có 280 nghìn người gốc Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại Hàn Quốc. Cộng đồng người Việt Nam rất quan tâm...

Tham vọng trở thành trung tâm quản lý tài sản mới của khu vực, một quốc gia Đông Nam Á quyết vượt Singapore và...

Indonesia đang kỳ vọng trở thành trung tâm quản lý tài sản trong khu vực, sẵn sàng cạnh tranh với 2 "ông lớn' trong khu vực là Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).

Giá vàng cao kỷ lục mọi thời đại 3 quý liên tiếp, dự báo thời điểm đạt 3.000 USD/ounce, vàng nhẫn bám sát SJC

Giá vàng hôm nay 30/6/2024, giá vàng đạt mức giá đóng cửa hằng quý kỷ lục mọi thời đại trong quý thứ ba liên tiếp, tăng tới 21% kể từ cuối quý II/2023. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà phân tích hàng hóa vẫn cực kỳ lạc quan về kim loại quý. Trong nước, giá vàng nhẫn bám sát vàng miếng SJC.

Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 1/7 đến hết năm 2024

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6: Yen Nhật bật tăng từ đáy 38 năm, USD giảm nhẹ Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6 ghi nhận USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ do bị áp lực bởi dữ liệu kinh tế ảm đạm ở ... ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7% Theo ADB, thị trường trái phiếu bằng...

Việt Nam – Hàn Quốc không ngừng củng cố lòng tin chính trị

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng sẽ cụ thể hóa các thỏa thuận Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Bước ngoặt lịch sử đưa quan hệ Việt- Hàn xứng tầm Đối tác chiến...

Cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Mỹ

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin, thúc đẩy hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Mỹ.

USD dần mất đà tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/7 ghi nhận đồng USD mất đà tăng khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ.

Đại sứ Nhật Bản tiết lộ điều muốn khám phá trong nhiệm kỳ tại Việt Nam

XEM VIDEO: Dù mới bắt đầu nhiệm kỳ nhưng chắc chắn Đại sứ đã tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam. Đại sứ yêu thích điều gì về văn hoá Việt Nam? Tôi mới đến Việt Nam, mới ở Hà Nội và chưa có dịp  đi nhiều, nhưng ấn tượng đầu tiên là dân số Việt Nam rất trẻ.  Sức sống và sự sôi động này thể hiện ngay trong lĩnh vực kinh tế và tôi tin rằng...

Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó “rung chuyển”, đừng theo đuổi thị trường này

Giá vàng hôm nay 1/7/2024 được dự đoán tiếp tục bị mắc kẹt cho đến khi "có điều gì đó làm rung chuyển thị trường nói chung". Chuyên gia nhận định, hiện tại không phải là thời điểm để đầu tư.

Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới

Giá tiêu hôm nay 1/7/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 153.000 - 157.000 đồng/kg.

Mới nhất

Cuộc thi ảnh Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 13 tại Việt Nam năm 2025 (VN-25)

(VAPA) - Cuộc thi ảnh Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 13 tại Việt Nam năm 2025 (VN-25) do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA), với sự bảo trợ của Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật quốc tế (FIAP - số: 2025/002). ...

Vũ khúc hoàng hôn

Tây Nguyên thu hút du khách không chỉ sự kiêu sa của mái nhà rông cao vút, sự bí ẩn của ngôi nhà dài như “một sải tay của Nữ Thần Mặt trời”, vị nồng say của men rượu cần, hương thơm quyến rũ của thịt rừng gác bếp, đôi chân trần như mời chào của sơn nữ trong...

Vạch trần bản chất tổ chức “Ân điển cứu rỗi” (Bài cuối)

Đây được coi là dạng hệ phái đạo Tin lành, nhưng giáo lý có nhiều nội dung sai lệch Kinh Thánh khi cho rằng, ông Park Ock Soo là hiện thân của Chúa Giê su, tin theo "Ân...

Chấm điểm thực chất

Nghỉ hè, gia đình cho bé Hoàng Thị Nga (9 tuổi), ở huyện Thanh Thủy, Phú Thọ về...

Hôm nay (1/7), tài khoản VNeID có giá trị tương đương với thẻ căn cước bản cứng

Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024, có quy định tài khoản VNeID có giá trị tương đương với thẻ căn cước bản cứng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ hôm nay 1/7/2024.

Mới nhất

Vũ khúc hoàng hôn

Chấm điểm thực chất