Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVQuyết toán ngân sách năm 2022: Còn chênh lệch lớn về số...

Quyết toán ngân sách năm 2022: Còn chênh lệch lớn về số thu và chi

VOV.VN – Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến, quyết toán chi NSNN và số bội chi NSNN đều giảm so với dự toán, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán NSNN, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH dự toán NSNN các năm sau.
 

Sáng 7/6, các Đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022 (trong đó có việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN).

Lập dự toán chi ngân sách 2022 không sát

Cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách và báo cáo quyết toán NSNN năm 2022, đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) đánh giá, với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, bằng nhiều giải pháp đồng bộ quyết liệt để thực hiện dự toán NSNN, thu ngân sách năm 2022 đạt vượt dự toán 28,8% thu từ các khu vực DN nhà nước, DN FDI và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đều đạt vượt dự toán cân đối ngân sách. Thực hiện mục tiêu phục hồi, phát triển KT-XH năm 2022, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giảm nợ công và bội chi ngân sách về công tác quyết toán ngân sách năm 2022.

Tuy nhiên, đại biểu cũng quan tâm đến số liệu báo cáo của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan thực hiện dự toán NSNN còn một số bất cập, còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách. Đặc biệt số quyết toán chi NSNN giảm 407.317 tỷ đồng; số bội chi NSNN giảm 49.317 tỷ đồng so với dự toán, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán NSNN, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH dự toán NSNN các năm sau.

 

Việc sử dụng NSNN có nơi chưa hiệu quả còn lãng phí, nguồn lực bố trí cho nhiều nội dung không thực hiện được, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển còn nhiều, phải vay và trả nợ lãi để bù đắp bội chi ngân sách. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trên theo đại biểu Lan chủ yếu là do việc lập dự toán chi ngân sách không sát với thực tế.

“Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán, chuẩn bị dự toán đầu tư, lập kế hoạch giao vốn còn chậm. Việc ban hành văn bản chi tiết, hướng dẫn thực hiện của một số các chính sách, nhiệm vụ phát triển KT-XH còn nhiều bất cập. Cơ chế, chính sách về tài chính có nhiều vướng mắc, chậm sửa đổi công tác tổ chức thực hiện, có nơi còn trì trệ và còn tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm chưa quyết tâm để thực hiện có hiệu quả”, đại biểu Lan chỉ ra bất cập. 

Do đó, đại biểu Lan đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình thống kê tổng hợp, đánh giá của cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo về NSNN và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng đến số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện NSNN thực chất hơn. 

“Những hạn chế bất cập trong công tác lập, thực hiện dự toán NSNN cần phải được đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022 có giải pháp để khắc phục. Những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm cần được chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đồng thời giao nhiệm vụ cho một số các cơ quan cụ thể. Trong đó cần thiếu có một cơ quan chủ trì, đầu mối để thực hiện, 1 người chịu trách nhiệm chính để tránh việc thực hiện cơ chế phối hợp chung không có hiệu quả”, đại biểu Đỗ Thị Lan đề nghị. 

Xử lý dứt điểm tình trạng nợ xây dựng cơ bản

Cùng với đó, đại biểu Lan cũng đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước quy định phù hợp để rút ngắn quy trình, thời gian lập, thẩm định quyết toán NSNN. Kịp thời luật hóa các cơ chế đặc thù về tài chính, tháo gỡ những vướng mắc, chi NSNN cũng như quy trình cho phép địa phương sử dụng ngân sách địa phương chi cho một số nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương.

“Đơn cử hiện nay, có một số tuyến đường quốc lộ đi qua các địa phương được xây dựng rất nhiều năm đã xuống cấp trầm trọng, cần phải được cải tạo nâng cấp, nhưng ngân sách Trung ương chưa thể bố trí được. Nếu có quy định được bố trí ngân sách của địa phương để thực hiện nhiệm vụ ngân sách Trung ương, nhiều địa phương sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc, giảm áp lực cho ngân sách Trung ương và để dành nguồn lực để cho bố trí cho một số các địa phương khó khăn khác là rất cần thiết”, đại biểu Lan nói. 

Tham gia thảo luận, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn TP.Hà Nội) đặc biệt quan tâm đến những vấn đề còn hạn chế, nhất là nhóm vấn đề còn tồn tại đã lâu nhưng chưa thấy có phương án giải quyết. Trong đó nổi cộm là vấn đề đánh giá thực trạng một cách toàn diện cũng như đầy đủ nhất về bức tranh về nợ xây dựng cơ bản. Vì hiện nay, số nợ xây dựng cơ bản chưa có xu hướng giảm nhưng đã xuất hiện mới, không chỉ tồn tại từ năm 2015 trở về trước theo Luật đầu tư công đã nghiêm cấm. 

“Riêng năm 2022, theo báo cáo của kiểm toán quyết toán đã phát hiện thêm hơn 4.000 tỷ nợ xây dựng cơ bản. Dù lãnh đạo Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính đã nêu sẽ có đánh giá và kiên quyết thực hiện theo đúng Luật đầu tư công, nhưng việc này không rốt ráo, khiến tiếp tục phát sinh nợ mới, trong đó có những khoản sẽ liên quan đến các DN đầu tư đã phải vay vốn ngân hàng để thực hiện các dự án đầu tư công”, đại biểu Mai nêu.

Đại biểu đề nghị Chính phủ phải báo cáo, giải trình rõ nội dung này với Quốc hội vì đây là một vấn đề đang tái diễn trở lại bức tranh từ năm 2015 trở về trước. Không thể bỏ qua những quy định đã ghi vào luật, nếu không pháp luật có những điều khoản không được thực thi một cách đầy đủ và không nghiêm túc.

Nguyễn Quỳnh

Cùng chủ đề

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn...

Đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề

Tham dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Dự kiến phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tổ chức trong 1,5 ngày, từ ngày 21/8 đến hết buổi sáng ngày 22/8, tập trung vào những mặt được, những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nghị quyết của...

Phát huy mạnh mẽ lợi thế và tiềm năng để Hải Phòng tạo đột phá phát triển

Qua nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện của Hải Phòng trong thời gian qua. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng tiếp tục phát huy truyền...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 21/10, chia làm 2 đợt

Chiều 11/7, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 35, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành tổng kết Kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng, Chủ...

Cử tri và nhân dân đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

NDO - Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nhấn mạnh, cử tri và nhân dân đánh giá cao những chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; đồng thời, đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.   Trưởng Ban Dân nguyện trình bày báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP chinh phục người tiêu dùng Việt

(VOV5) - Hiệu quả mang lại từ chương trình OCOP đã giúp khơi dậy tiềm năng, lợi thế các sản phẩm của địa phương, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp. Các sản phẩm thuộc Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua đang trở thành sứ giả kết nối người Việt dùng hàng Việt, đồng thời  trở thành động lực kinh tế của các địa phương. Sau...

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

VOV.VN - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cũ Hà Nội (số 49 Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm), từ nay đến hết ngày 3/9/2024.   Triển lãm tranh “Mạch di sản” trưng bày trên 60 bức tranh với đề tài tranh dân gian Hàng Trống -...

Giáo viên một trường ngoài công lập ở TP.HCM nhận lương cao nhất hơn 60 triệu/tháng

  Ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm cho biết, mức lương bình quân giáo viên của trường hiện nay là hơn 30 triệu đồng/tháng, cao nhất 60,7 triệu/tháng, thấp nhất là 14 triệu/tháng. Hằng năm, nhà trường tăng khoảng 10% đối với lương của giáo viên, trong khi học phí tăng từ 3-5%. "Chúng tôi hiện nay phải cố gắng trả gấp đôi hoặc cao hơn để thu hút được nhà giáo. Luật...

3 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông khi nghe lời Google Maps

Vụ tai nạn xảy ra tại quận Bareilly, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) khi một chiếc ô tô đi theo chỉ dẫn của Google Maps dựa trên hệ thống GPS lên một con cầu chưa hoàn thiện khiến họ bị rơi từ cầu xuống sông Ramganga. Hậu quả của vụ việc đã khiến 3 người trên xe thiệt mạng. ...

Bến Tre công nhận thêm 11 sản phẩm OCOP

VOV.VN - Tỉnh Bến Tre vừa trao giấy chứng nhận, giải thưởng cho các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP đạt 4 sao, 5 sao tỉnh Bến Tre đợt 1/2024. Đây là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm đạt OCOP nhất khu vực ĐBSCL.   Theo đó, Sở NN&PTNT Bến Tre đã trao chứng nhận, giải thưởng cho 11 sản phẩm của 8 chủ thể. Đáng chú ý là có 1 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc...

Bài đọc nhiều

Đánh giá tác động của mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đối với dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), vấn đề được nhiều đại biểu đồng tình và cho ý kiến tại hội trường là về quy định mở...

ĐBQH kiến nghị phòng công chứng được khai thác dữ liệu vân tay, mống mắt

Đại biểu đề nghị bổ sung quy định cho phép các tổ chức hành nghề công chứng được quyền kết nối, chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin sinh trắc học như ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Sáng 25/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung...

Quốc hội bổ sung nội dung công tác nhân sự vào chương trình làm việc ngày 6-6

Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, ngày mai (6-6), sau phần chất vấn bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự. Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV - Ảnh: quochoi.vn Theo thông cáo, sáng 6-6, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao...

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Sẽ có nghị định để mọi người dân có điện mái nhà

Sáng 6-6, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ làm rõ một số vấn đề thuộc 4 nhóm nội dung chất vấn và trực tiếp trả lời chất vấn.   Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn - Ảnh: GIA HÂN Sáng 6-6, sau khi kết thúc phần chất vấn, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Quốc hội...

Thông cáo báo chí số 17 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ năm, ngày 6/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười lăm của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.   Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV kết thúc sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm. (Ảnh: DUY LINH) Buổi sáng Nội dung 1: Quốc hội tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về...

Ấn tượng Việt Nam trong Ngày Quốc tế Người di cư 2024 tại Singapore

Bộ trưởng Nhân lực Singapore cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với lễ hội Ngày Quốc tế Người di cư cũng như đối với đời sống kinh tế, văn hóa đa sắc tộc của Đảo quốc Sư tử.     Bộ trưởng Nhân lực Tan See Leng tới thăm gian hàng của Ban Liên lạc Cộng...

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? ...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Cần một chiến lược bền vững hơn, không chỉ dừng lại ở khuyến khích sinh đủ hai con, mà còn phải hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình sinh thêm con thứ ba. ...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính