Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuyết liệt đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào...

Quyết liệt đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) – Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.






Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024  

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương và 60 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước.

Tại buổi gặp mặt, các nhà giáo bày tỏ sự biết ơn Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên; tự hào về nghề giáo – nghề cao quý. Chia sẻ những nỗ lực, kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy, các nhà giáo mong muốn tiếp tục có cơ chế, chính sách nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo; cải thiện đời sống đội ngũ giáo viên, giảng viên.






Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc gặp mặt  

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, trong không khí ấm áp, thân tình kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày “Tết” của các thầy cô, niềm vui của các học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đây là ngày thiêng liêng, thể hiện tình cảm, sự trân trọng, yêu quý, tự hào với các thầy cô giáo, khẳng định truyền thống “tôn sư, trọng đạo” của dân tộc Việt Nam

“Trong ngày này, mỗi người đều thấy tự hào, nghĩ về thầy cô, trường lớp nhiều hơn với những kỷ niệm không thể nào quên được”, Thủ tướng chia sẻ và  vui mừng chào đón những thầy cô giáo tiêu biểu, những người đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đại diện cho 1,6 triệu thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước.

Với tình cảm chân thành, sự tri ân sâu sắc, Thủ tướng nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo có mặt tại buổi gặp mặt và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng nêu rõ, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ, đạo đức, văn hoá và con người Việt Nam.






Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp mặt 

Thủ tướng nhắc lại, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu – người Thầy vĩ đại của dân tộc luôn đánh giá cao vai trò của thầy cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục. Người nhấn mạnh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”; “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”; “Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh…”.

Theo Thủ tướng, suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, giáo dục luôn đồng hành, vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ, đóng góp rất quan trọng.

Trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, ngành giáo dục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tôi luyện lý tưởng, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão…, đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

“Và có những “người thầy” lịch sử làm nên lịch sử của dân tộc. Đó là thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành từ mái trường Dục Thanh mang lòng yêu nước nồng nàn, ý chí sắt đá dấn thân đi tìm đường cứu nước. Đó là thầy giáo Võ Nguyên Giáp quyết định buông tay phấn, gia nhập Mặt trận Việt Minh, cùng quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là bao thế hệ thầy cô cùng các em sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu…”, Thủ tướng bày tỏ.

Theo Thủ tướng, trong công cuộc đổi mới, ngành giáo dục đã không ngừng phát triển, đổi mới về tư duy, nhận thức và phương thức; cả quy mô và chất lượng dạy và học, đóng góp to lớn cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Nước ta từ một quốc gia nghèo khó, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh chuyển mình thành nước có quy mô kinh tế thứ 34 thế giới năm 2023; từ một nước phải chống “giặc đói, giặc dốt”, hơn 90% dân số mù chữ trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và xếp hạng 59 thế giới về chất lượng giáo dục. Theo Thủ tướng, một trong những nguyên nhân quan trọng là nhờ truyền thống văn hóa-lịch sử hào hùng, nền tảng giáo dục, lòng yêu nước, tinh thần vượt qua khó khăn, gian khổ để vươn lên, càng áp lực lại càng nỗ lực.






Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 

Đặc biệt, triển khai các nghị quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thủ tướng điểm lại một số kết quả nổi bật như quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo phát triển rộng khắp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của người dân, đáp ứng nhu cầu tự phấn đấu, vươn lên, khát khao được đi học, cống hiến, khẳng định mình, vượt qua giới hạn của chính bản thân mình của mỗi người.

Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện theo hướng mở và liên thông, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp tục được nâng lên.

Công bằng trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn.

Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có kết quả thi Olympic quốc tế cao nhất thế giới.

Giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo động lực phát triển. Lao động Việt Nam từng bước tham gia và đảm nhận nhiều vị trí công việc trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, trình độ ngày càng được nâng cao.






Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại buổi gặp 

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Ngành giáo dục Việt Nam đã vươn lên, khẳng định mình, đạt được những thành tựu rất đáng tự hào so với quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người và cơ sở vật chất…

“Những trang vàng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là do biết bao thế hệ đội ngũ nhà giáo viết nên – những người luôn giữ lửa nghề, say nghề, yêu nghề; luôn nỗ lực tu dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực, khắc phục nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thách thức, hết mình gieo mầm tri thức, nuôi dưỡng ước mơ, khơi dậy đam mê, khơi nguồn sáng tạo, xây nền tương lai cho bao thế hệ học trò”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Qua những chia sẻ chân thành, xúc động của các thầy, cô về chuyện đời, chuyện nghề, Thủ tướng nêu rõ, các thầy, các cô dự cuộc gặp mặt là những nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo; là những hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh, tạo động lực, truyền cảm hứng; thực sự là những tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, tận tâm, tận hiến cho sự nghiệp trồng người.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của các thầy, các cô trong suốt những năm qua, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 và một lần nữa ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi và sự cống hiến của đội ngũ nhà giáo nói riêng và toàn hệ thống giáo dục – đào tạo nói chung của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng; giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu; sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, phải được xây dựng thực sự chất lượng và sáng tạo, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang nêu trên, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo với phương châm “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể – Thầy cô giáo là động lực – Nhà trường làm bệ đỡ – Gia đình là điểm tựa – Xã hội là nền tảng”. Trong đó, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau đây.

Thứ nhất, tiếp tục quan tâm, chăm lo, hỗ trợ để ngành giáo dục thực hiện có chất lượng ngày càng tốt tất cả các nhiệm vụ chiến lược đã được tổng kết, đúc rút từ thực tiễn và được đưa ra trong Kết luận số 91-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan của Quốc hội; cầu thị, lắng nghe ý kiến của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Nhà giáo, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Giáo dục ra đời phải khiến cho giáo viên thật sự phấn khởi, được tôn vinh và tạo điều kiện để cống hiến.

Đồng thời, chủ động dự thảo sớm các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà giáo, để ban hành và triển khai ngay sau khi Quốc hội thông qua.

Thứ hai, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, nhất là bếp ăn, bảo đảm vệ sinh y tế học đường, vệ sinh trường học; đẩy mạnh phòng, chống bạo lực học đường; tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa học đường.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo. Tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn, các nhà giáo giảng dạy ngành nghề nặng nhọc, độc hại… Đặc biệt, cần sớm khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, thực hiện đúng tinh thần: “Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên” một cách hợp lý.

Thủ tướng khái quát và nhấn mạnh 3 vấn đề: Hoàn thiện thể chế giáo dục-đào tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, bảo đảm khả thi, toàn diện, bao trùm; xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực (nguồn lực nhà nước, nguồn lực xã hội, nguồn lực hợp tác công tư, các nguồn lực hợp pháp khác) để ngày càng nâng cao cơ sở vật chất giáo dục-đào tạo ngang tầm các nước phát triển; phát triển đội ngũ giáo viên ngày càng có chất lượng cao hơn, ngày càng toàn diện hơn, phù hợp với tình hình mới, đáp ứng các yêu cầu mới, ngày càng yêu nghề hơn, ngày càng đắm đuối với học sinh, sinh viên nhiều hơn, ngày càng tự hào hơn về nghề nghiệp.

Theo Thủ tướng, bên cạnh sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương, vai trò của các thầy giáo, cô giáo là đặc biệt quan trọng. Chia sẻ thêm với đối với đội ngũ nhà giáo một số suy nghĩ, Thủ tướng nêu rõ, đất nước ta đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh và thịnh vượng của dân tộc. Ngành giáo dục nói chung, các thầy giáo, cô giáo nói riêng phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, không ngừng dấn thân, sáng tạo, đổi mới, hoàn thiện về phẩm chất, lý tưởng, niềm tin cách mạng; phải phấn đấu hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để cùng chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.






Thủ tướng và đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu 

“Muốn có học sinh giỏi, phải có người thầy giỏi, người thầy tốt. Học sinh được tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất nếu có sự dìu dắt và chỉ bảo của giáo viên có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm và phương pháp truyền dạy hợp lý. Đồng thời, phải tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng, khuyến khích sự sáng tạo; có tư duy phản biện, đam mê tìm tòi, khát vọng cống hiến…, phát huy cao nhất tiềm năng, trí tuệ, phẩm chất của mỗi học sinh.

Mỗi nhà giáo cần là khởi nguồn bất tận thổi bùng trong thế hệ trẻ ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, ươm mầm khát vọng, chắp cánh bay cao, khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo; bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân – thiện – mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Vì thế, mỗi thầy giáo, mỗi cô giáo hãy là tấm gương sáng về rèn đức – luyện tài, yêu nghề – yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, có cách tiếp cận mới trong dạy và học; để mỗi tiết học thực sự bổ ích và lý thú, để mỗi ngày học thực sự là ngày vui”, Thủ tướng bày tỏ.

Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà, mọi bậc phụ huynh… hãy cùng chung tay sát cánh với ngành giáo dục và đào tạo, chung sức với các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người” cao cả, chung tay xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện, xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử ngàn năm văn hiến, anh hùng, bất khuất của đất nước, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Về các đề xuất, kiến nghị tại buổi gặp mặt, Thủ tướng giao các cơ quan liên quan xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/quyet-liet-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao-683393.html

Cùng chủ đề

Thi công cao tốc Hòa Liên-Túy Loan: Đừng đưa máy móc ra trình diễn

Đổ lỗi cho... mặt bằngNgày 16/11, ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải (GT-VT) kiểm tra thực tế tiến độ thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan thuộc địa phận Đà Nẵng.Báo cáo với đoàn công tác, đại diện đơn vị thi công (cho biết, hiện đang tổ chức, bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ Thủ tướng yêu cầu. Tuy nhiên còn một số vướng mắc như mặt...

Rò rỉ tin thiết kế điện thoại gập ba đầu tiên của Samsung

Samsung đã loay hoay với điện thoại thông minh gập ba trong vài năm nay, nhưng không may, người khổng lồ công nghệ xứ Hàn đã bất ngờ bị Huawei mau chóng vượt mặt bởi "siêu phẩm" Huawei Mate XT hồi tháng 9 vừa qua. Đây là thời điểm mà Samsung sẽ không thể chậm chân được nữa.Theo một rò rỉ mới từ tờ báo Hàn Quốc ET News, mẫu điện thoại gập ba của Samsung dự kiến...

Mike Tyson thất bại trước Jake Paul trong trận đấu 80 triệu USD

Vốn dĩ trận đấu giữa Mike Tyson và Jake Paul tạo ra nhiều tranh cãi khi huyền thoại của giới quyền anh năm nay đã 58 tuổi. Trong khi đó, đối thủ của ông là Jake Paul 27 tuổi và mới tham gia sân chơi này từ 2020.Và đúng như dự đoán, màn so găng tại sân vận động AT&T (Dallas, Texas) đã diễn ra không quá hấp dẫn khi Jake Paul tỏ ra vượt trội, nhanh nhẹn...

Bỏ 2 bé trai sơ sinh trong thùng xốp, mẹ trẻ 24 tuổi viết giấy nhờ người nuôi

Bên trong thùng xốp có 2 bé trai sơ sinh, người dân TPHCM phát hiện lá thư tay của người mẹ để lại với nội dung chồng bỏ đi, không có khả năng nuôi. Ngày 16/11, UBND xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn (TPHCM) vẫn đang phối hợp với các bên liên quan làm rõ vụ phát hiện 2 bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng xốp đặt trước cửa nhà dân. Khoảng 3h sáng nay, người dân...

Các bài thuốc chữa bệnh từ quả xạ đen

Công dụng của cây xạ đenBài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây xạ đen được nhiều người gọi là cây ung thư vì thành phần hóa học chứa chất ức chế tế bào ung thư, nhất là ung thư phổi và gan. Thành phần hóa học của xạ đen gồm polyphenol, sesquiterpene, triterpene, tanin, quinone, axit amin, flavonoid.Nhờ những thành phần này...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bão MAN-YI mạnh lên thành siêu bão, bão USAGI yếu và tan dần

(ĐCSVN) – Sáng nay bão MAN-YI đã mạnh lên tới cấp 16, giật trên cấp 17, cấp siêu bão; dự kiến khoảng sáng ngày 18/11 bão MAN-YI sẽ di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. Bão USAGI sẽ đổ bộ vào khu vực Đài Loan (Trung Quốc) sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần.   ...

Phấn đấu hiện thực khát vọng xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia

(ĐCSVN) – Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu, kết quả nổi bật của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trên chặng đường 30 năm qua; đồng thời mong muốn các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và TP Đà Nẵng tiếp tục dành cho ĐHĐN sự giúp đỡ, động viên để ĐHĐN thực thi sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất...

Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược với New Zealand

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược với New Zealand. ...

Bão Usagi giật cấp 11

(ĐCSVN) - Trong khi bão Usagi đang gây gió giật cấp 11, trên biển xuất hiện tiếp một cơn bão có tên quốc tế là Man-yi. Dự báo, khoảng 1 giờ ngày 18/11, bão Man-yi ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông với sức gió giật cấp 16.   ...

Chủ tịch nước tiếp Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc)​

(ĐCSVN) – Chiều 15/11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) Lý Gia Siêu. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Cùng con nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp

Không chỉ nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cho con, các bà mẹ còn chú trọng nuôi dưỡng các tố chất: đam mê, ham học hỏi và trách nhiệm để con tự tin khẳng định bản thân, có...

Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT không tổ chức bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học

Bộ GD&ĐT không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học.

Đại học Đà Nẵng có quy mô đào tạo thuộc top đầu cả nước

Trong 30 năm qua, Đại học Đà Nẵng đã đào tạo cho đất nước hàng vạn nhân lực có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. ...

Phấn đấu hiện thực khát vọng xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia

(ĐCSVN) – Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu, kết quả nổi bật của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trên chặng đường 30 năm qua; đồng thời mong muốn các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và TP Đà Nẵng tiếp tục dành cho ĐHĐN sự giúp đỡ, động viên để ĐHĐN thực thi sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất...

Sở GD-ĐT Thanh Hóa thông tin việc dừng một số môn học do không tuyển được giáo viên

Liên quan tới bài viết 'Không tuyển được giáo viên, nhiều trường ở Thanh Hóa phải tạm dừng một số môn học', Sở GD-ĐT cho biết, Báo VietNamNet phản ánh là đúng. Ngày 28/10, sau khi báo VietNamNet có bài phản ánh về thực trạng thiếu giáo viên, nhiều trường phải tạm dừng một số môn học, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao Sở GD-ĐT và các huyện kiểm tra, xác minh, làm rõ. Văn bản của Sở...

Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tỏa sáng trong hội diễn văn nghệ truyền thống

Hội diễn văn nghệ truyền thống của sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng với chủ đề "TDTU - Tự hào tiếp bước" có sự tham gia của 16 đoàn thi đến từ 16 khoa với tổng cộng 48 tiết mục, đã diễn...

Mới nhất

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch...

Nhà nghiên cứu Trung Quốc đánh giá những thành quả trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” mang tên Tham nhũng ở Việt Nam đã gây tiếng vang lớn, công cuộc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đây là một trong những biện pháp cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và thịnh vượng lâu dài.

Đại học Đà Nẵng có quy mô đào tạo thuộc top đầu cả nước

Trong 30 năm qua, Đại học Đà Nẵng đã đào tạo cho đất nước hàng vạn nhân lực có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. ...

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ...

“Các đại học cần phải có vai trò lớn hơn nữa trong thời kỳ mới”

Đó là gửi gắm của Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng (1994-2024). Sự kiện được tổ...

Điều gì sẽ xảy ra khi uống nước tía tô liên tục?

Nhiều người tin rằng uống nước tía tô có thể mang lại sức khỏe dồi dào và làn da tươi trẻ. Điều gì...

Mới nhất