Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhQuyết định ‘dứt tình’ của phương Tây và lời đáp từ… của...

Quyết định ‘dứt tình’ của phương Tây và lời đáp từ… của Moscow?


Cuối cùng, sau những cân nhắc nặng nhẹ, mục tiêu tiếp tục thít chặt vòng “kim cô” trừng phạt chống Nga vẫn được châu Âu “dứt tình” hiện thực hóa. 11 vòng trừng phạt, với hạn chế chồng phong tỏa chưa từng có trong lịch sử, chắc chắn khiến kinh tế Nga điêu đứng?

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga: EU sẽ làm ‘điều cấm kỵ’, châu Âu đang học theo cách của Mỹ?. (Nguồn: Visegradinsigh)
Lệnh trừng phạt chống Nga: Quyết định ‘dứt tình’ của phương Tây và lời đáp từ… của Moscow? (Nguồn: Visegradinsigh)

Các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga sẽ tăng lên theo thời gian và sẽ có tác động lâu dài đến nền kinh tế của nước này, Bloomberg vừa công bố thông tin trên sau khi tham khảo Báo cáo liên quan của Ủy ban châu Âu (EC).

Tính toán của EC?

Báo cáo của EC lưu ý, các biện pháp trừng phạt đã làm xấu đi đáng kể tiềm năng công nghiệp và công nghệ của Nga. Những tác động này sẽ được khuếch đại hơn nữa theo thời gian, vì các biện pháp có tác động có cấu trúc và lâu dài đối với ngân sách của Nga, thị trường tài chính, đầu tư nước ngoài, cũng như cơ sở công nghiệp và công nghệ.

Theo các con số thống kê từ tài liệu trên, tác động của các biện pháp trừng phạt của EU đối với Moscow đã làm giảm khoảng 91 tỷ EUR hàng nhập khẩu từ Nga và 48 tỷ EUR hàng xuất khẩu của Liên minh.

EC ước tính, trong năm 2023, gần một phần ba ngân sách liên bang của Nga sẽ được chi cho quốc phòng và an ninh nội bộ. Trong khi đó, xuất khẩu từ EU và nhập khẩu từ Nga giảm hơn 50% so với năm 2021. Điều này chắc chắn gây ra sự thu hẹp đặc biệt nhanh chóng của các ngành sản xuất phụ thuộc vào công nghệ của Nga.

Bằng chứng là xuất khẩu hàng lưỡng dụng, công nghệ tiên tiến của EU đã tăng rất nhanh, năm 2022 tăng 78% so với giai đoạn (2019-2021).

Về phía các quốc gia châu Âu, nhờ các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với các thành viên EU, một số vấn đề nghiêm trọng đã được ngăn chặn, tuy nhiên vẫn có thể cảm nhận được ở một số khu vực, chủ yếu là do các biện pháp đối phó của Nga và hệ quả từ xung đột quân sự Nga-Ukraine khiến giá cả tăng cao.

Đồng thời, Moscow thu về doanh thu đáng kể và vẫn có thể có được một số hàng hóa bị trừng phạt, cũng như các công nghệ thay thế khác từ các nước thứ ba, bao gồm Trung Quốc, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE, báo cáo cho biết.

Chẳng hạn, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Nga đang giảm bất chấp việc lách các lệnh trừng phạt.

Họ vẫn đang ‘bùng nổ” tại Nga

Tuy nhiên, theo thông tin của Ukrinform, Mondelez, Mars Inc. và PepsiCo Inc. đã có “doanh số bán hàng bùng nổ” tại Nga vào năm 2022 sau khi thông báo rằng, họ sẽ giảm doanh số bán sản phẩm của mình tại quốc gia này.

Các phương tiện truyền thông trích dẫn dữ liệu từ dịch vụ thuế của Nga, theo đó doanh số bán hàng của Mondelez Rus đã tăng 38% trong năm ngoái lên 1,1 tỷ USD. Như vậy, so với năm 2021, công ty đã tăng hơn gấp đôi tổng lợi nhuận.

Trong báo cáo hàng năm, Công ty thực phẩm hàng đầu của Mỹ Mondelez tuyên bố, lợi nhuận của họ đã tăng mạnh do giá cả, tăng trưởng sản lượng và ngừng các hoạt động quảng cáo, đồng thời cho biết thêm rằng, thị trường Nga chiếm 4% doanh thu của công ty.

Năm ngoái, Mars Inc. ghi nhận doanh số bán hàng tại thị trường Nga tăng 14% (177 tỷ Ruble), trong khi lợi nhuận tăng gần 60% lên 27 tỷ Ruble.

Trong khi đó, doanh thu của Công ty hàng đầu trên thế giới về nước giải khát và thực phẩm PepsiCo tại Nga tăng 16% và lợi nhuận tăng gấp bốn lần. Theo nhà sản xuất này, doanh số bán hàng ở Nga chiếm 5% thu nhập ròng vào năm 2022, tăng từ 4% một năm trước đó.

Như vậy, chính các công ty của Mỹ đều đã không rời khỏi thị trường Nga. Cả ba công ty này cũng không phải chịu lệnh trừng phạt, khi cho biết, họ chỉ bán những sản phẩm “thiết yếu”, Bloomberg lưu ý.

Tuy nhiên, hồi tháng 9/2022, Giám đốc điều hành PepsiCo Ramon Laguarta đã tuyên bố ngừng bán các thương hiệu quốc tế, bao gồm 7Up và Pepsi tại Nga. Trước đó, Mondelez cũng đã thông báo sẽ giảm hoạt động, tạm dừng các khoản đầu tư mới, ra mắt sản phẩm và chi tiêu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Nga. Chủ tịch toàn cầu của Mars Inc. Wrigley Andrew Clarke cũng nói rằng, họ đang giảm thiểu các hoạt động ở Nga.

Trong khi đó, có các công ty khác đã tuyên bố tạm hoãn kế hoạch rời khỏi Nga, như Bank International…

Báo cáo thống kê mới nhất của Trường Kinh tế Kiev (KSE) và B4Ukraine cho thấy, các công ty đa quốc gia của Mỹ và châu Âu ở Nga đang tiếp tục nộp thuế “khủng” tại thị trường này trong năm 2022. Hàng tỷ USD tiền thuế được cho là đang gián tiếp “tài trợ” cho Moscow.

Theo một số ước tính, việc duy trì chiến dịch quân sự tại Ukraine khiến Nga tiêu tốn ít nhất 1 tỷ USD mỗi ngày, một gánh nặng lớn đối với nguồn tài chính, trong lúc giá dầu và khí đốt giảm cùng với các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng đang gây thiệt hại đến nguồn thu nhập chính của nước này.

… nguồn thu tỷ USD của Moscow từ đâu?

Tuy nhiên, Báo cáo của KSE chỉ ra rằng, trong số 1.387 công ty của phương Tây có công ty con ở Nga tại thời điểm bắt đầu nổ ra xung đột Nga-Ukraine vào ngày 24/2/2022, chỉ có 241 công ty (17%) đã hoàn toàn rời khỏi Nga. Trong khi đó, những công ty chưa rời khỏi thị trường này đã đóng 177,2 tỷ USD tiền thuế trong năm ngoái.

Hồi tháng Hai vừa qua, KSE đã công bố báo cáo kinh doanh chưa hoàn thiện, phân tích về việc các công ty rút khỏi Nga, cho biết hơn một nửa (56%) số công ty quốc tế hoạt động ở Nga khi bắt đầu nổ ra xung đột vẫn tiếp tục kinh doanh ở thị trường này. Báo cáo còn cho biết, hầu như không có gì thay đổi ngay cả sau 3 tháng diễn ra xung đột, khi 56% số công ty được KSE giám sát vẫn thông báo ở lại Nga.

Năm 2022, các tập đoàn toàn cầu, trong đó có cả những tập đoàn đã tuyên bố rút khỏi Nga, nộp tổng cộng 3,5 tỷ USD tiền thuế trên số lợi nhuận tại nước này. Báo cáo của KSE cho rằng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và có khả năng ước tính này vẫn thấp so với tổng hóa đơn thuế.

Báo cáo đồng thời cho biết thêm, các công ty nước ngoài có chi nhánh ở Nga còn phải đóng một loạt các loại thuế khác, bao gồm thuế thu nhập đối với tiền lương của nhân viên, các khoản đóng bảo hiểm xã hội và thuế giá trị gia tăng.

Các công ty có trụ sở chính ở các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) là những công ty nộp thuế lợi nhuận cao nhất ở Nga trong năm 2022, có 16 trong số 20 công ty đa quốc gia đóng góp nhiều nhất.

Theo báo cáo, các công ty Mỹ dẫn đầu về doanh thu tại Nga và là những công ty đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của nước này thông qua thuế lợi nhuận, lên tới 712 triệu USD trong năm 2022, tiếp theo là các công ty Đức với 402 triệu USD. Trong khi đó, các công ty có trụ sở tại các quốc gia thành viên EU hiện tại đã nộp 594 triệu USD thuế lợi nhuận.





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine ngạc nhiên với ý tưởng của Belarus, hội nghị hòa bình thứ 2 liệu có tương lai?

Ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Ukraine đã bác bỏ sáng kiến của Belarus để Minsk tham gia các cuộc hòa đàm Moscow-Kiev trong tương lai.

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay, 18-12: Tiếp tục sụt giảm

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay chưa dừng đà giảm trong bối cảnh thị trường dự báo Mỹ ngưng giảm lãi suất trong năm 2025 ...

Tin tức sáng 18-12: Đề nghị tính toán nhóm mức lương của Vietlott và các công ty xổ số miền Nam

Một số tin tức đáng chú ý: Khối ngoại rút ròng gần 90.000 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán Việt; Công ty chứng khoán thuộc 'họ' FLC thay kế toán trưởng 4 lần trong hơn 1 năm; Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục tăng, trên 300 ca mắc/tuần... ...

Từ 1/1/2025, các giao dịch nào bị dừng nếu tài khoản chưa định danh?

Từ 1/1/2025, theo quy định tại Luật Căn cước 2023; Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN, ngân hàng sẽ tạm dừng/hạn chế giao dịch đối với chủ thẻ chưa cập nhật sinh trắc học hoặc có giấy tờ tùy thân hết hiệu lực. Càng gần đến hạn chót 31/12/2024, ngân hàng dùng đủ mọi cách để thông báo đến khách hàng về việc phải cập nhật sinh trắc học và số CCCD gắn chip. Nếu không thực hiện, khách...

Giá vàng hôm nay 18/12/2024: Vàng SJC, nhẫn trơn giảm sâu, chờ tín hiệu từ Mỹ

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm khá mạnh trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng trước tín hiệu từ Fed sau cuộc họp quan trọng đang diễn ra. Giá vàng SJC rớt sâu về dưới 83 triệu đồng/lượng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12 (giờ Việt Nam), giá vàng miếng SJC 9999 trong nước được SJC và Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết 82,6-85,1 triệu đồng/lượng (mua vào...

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. Doanh thu nghìn tỉ, lãi chục tỉHóa dầu Petrolimex...

Mới nhất

Đội hình dự kiến Việt Nam vs Philippines: Duy Mạnh đá chính, Đình Triệu dự bị

Đội tuyển Việt Nam gặp Philippines ở lượt trận thứ 3 bảng B AFF Cup 2024. Lúc này, thầy trò HLV Kim Sang-sik đang có được 6 điểm. Nếu giành thêm một chiến thắng ngay trên sân khách, đội tuyển Việt Nam chắc chắn giành ngôi đầu bảng. Qua đó, Quang Hải và đồng đội tránh được đội...

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương. ...

Giá cà phê trong nước bật tăng sau 1 ngày giảm giá

Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 18/12/2024. Giá cà phê thế giới đột ngột quay đầu giảm Giá cà phê hôm nay 18/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc...

Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác xử lý rác vũ trụ bằng tia laser

(CLO) Ngày 17/12, hai công ty khởi nghiệp về vũ trụ ở Nhật Bản và Ấn Độ thông báo đã đạt được thỏa thuận hợp tác nghiên cứu việc sử dụng...

Mới nhất