Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do AI tạo...

Quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do AI tạo ra thuộc về ai?

Năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng trí tuệ nhân tạo để vận hành và cung cấp dịch vụ. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam.

Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.

Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.

Pháp luật về trí tuệ nhân tạo ở thế giới ra sao?

GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do AI tạo ra thuộc về ai?- Ảnh 1.

Các chuyên gia tại hội thảo Pháp luật về trí tuệ nhân tạo

“Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm”, GS-TS Phan Trung Lý nêu.

Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm…

Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.

GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.

Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học.

“Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức”, ông Lý chia sẻ.

Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia

Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do AI tạo ra thuộc về ai?- Ảnh 2.

Trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: “Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm”.

Các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ.

“Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai”, PGS-TS Lĩnh cho hay.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do AI tạo ra thuộc về ai?- Ảnh 3.

Học sinh, sinh viên học tập với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo. Ảnh do AI vẽ

GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra.

“Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?”, GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do AI tạo ra thuộc về ai?- Ảnh 4.

Một ca khúc với lời của người sử dụng tạo ra, AI soạn nhạc và trình bày. Những sản phẩm này thuộc về AI hay tác giả viết lời?

Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.

Trường ĐH có nhiều sáng chế về AI

Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM…

Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. “Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể”, ông Kiếm cho biết.

Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng.

“Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam”, ông Kiếm nhận định.




Nguồn: https://thanhnien.vn/quyen-so-huu-tri-tue-doi-voi-san-pham-do-ai-tao-ra-thuoc-ve-ai-185250104161211136.htm

Cùng chủ đề

Thế hệ nhà khoa học nữ đi trên con đường ít người đi

Đối với những phụ nữ tạo nên đột phá trong khoa học, hành trình đến thành công thường không phải là đường thẳng. Nỗ lực của họ không chỉ thay đổi cuộc sống cá nhân mà còn mang...

Hiếu PC bật mí tuyệt chiêu chống lừa đảo qua mạng cho học sinh THPT

(NLĐO)- Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC chia sẻ những kiến thức quan trọng về an toàn bảo mật thông tin và cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến cho học sinh THPT ...

Tạo bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, đưa đất nước vững bước tiến...

NDO - Ngày 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học. Chủ trì buổi gặp mặt cùng Tổng Bí thư có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thanh Sơn, Ủy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Madam Pang có động thái đặc biệt kêu gọi CĐV Thái Lan, Việt Nam chịu áp lực khủng

Madam Pang (nữ tỉ phú Nualphan Lamsam), Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái (FAT), đã phối hợp cùng Cơ quan thể thao nước này (SAT) và kênh Thairath TV, lắp đặt một màn hình khổng lồ bên ngoài sân Rajamangala để phục vụ CĐV không có vé. Sốt vé chung kết lượt về AFF Cup 2024, Madam Pang phải ra tay Ngày 2.1, ngay trước trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra giữa đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan tỷ...

Chung kết AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam sẽ thắng, Xuân Son, Hoàng Đức ghi bàn?

Với màn thể hiện xuất sắc trong trận lượt đi, đội tuyển bóng đá Việt Nam được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng chung cuộc với tỉ số 3-2 tại AFF Cup 2024. Người hâm mộ dự đoán Xuân Son, Hoàng Đức sẽ ghi bàn trong trận chung kết lượt về diễn ra trên sân vận động Rajamangala, Thái Lan vào tối 5.1. Đội tuyển Việt Nam sẽ thắng chung cuộc với tỉ số 3-2? Nguyễn Nhật Quang (27 tuổi), ngụ tại 936...

Cụ bà cao tuổi nhất thế giới vừa qua đời ở tuổi 116

Bà Tomiko Itooka, người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới, vừa qua đời tại Nhật Bản ở tuổi 116 sau khi sinh sống ở nhà dưỡng lão từ năm 2019. ...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu?

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành?

Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai

(NLĐO) - Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. ...

Lương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó

Là viên chức trong ngành giáo dục - đào tạo nhưng không phải là giáo viên nên không được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, nhiều nhân viên trường học có mức lương eo hẹp, đời sống...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Ủng hộ cấm giáo viên dạy thêm tại nhà, nhưng mới chỉ giải quyết phần ngọn?

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên không được dạy thêm thu tiền với học sinh đang học tại trường đã tháo gỡ nhiều nỗi lo cho phụ huynh, nhưng vẫn còn đó những băn khoăn. Mới đây, Bộ Giáo...

Một phiên chợ đặc biệt đón xuân

Một phiên chợ đặc biệt đón xuân vừa diễn ra tại một trường mầm non ở quận 7, TP.HCM để giáo dục trẻ về tình yêu thương, sự sẻ chia và ý thức bảo vệ môi trường. ...

Từ đứa trẻ mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch, bị bỏ rơi ở chân cầu lúc còn đỏ hỏn đến thủ khoa...

TPO - Các tân thủ khoa nhận học bổng của chương trình Nâng bước thủ khoa 2024 cho rằng chỉ có con đường học tập không ngừng nghỉ thì mới vượt qua mặc cảm, báo hiếu cha mẹ, quý ân nhân đã giúp đỡ và đóng góp cho xã hội.  TPO - Các tân thủ khoa nhận học bổng của chương trình Nâng bước thủ khoa 2024 cho rằng chỉ có con đường học tập không ngừng...

10.000 học sinh tiêu biểu TP HCM dự hội trại truyền thống

(NLĐO)- Hội trại năm nay với chủ đề: "50 Năm thống nhất - Tự hào quá khứ - Vững bước tương lai" ...

Trao học bổng cho 95 thủ khoa đầu vào đại học

Mỗi suất học bổng trị giá 10 triệu đồng, trao cho các thủ khoa đầu vào đại học ở các trường, ngành năm 2024. Sáng 4-1, báo Tiền Phong và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam trao 95 suất học bổng "Nâng...

Mới nhất

Thu Phương, Mỹ Linh nhận vai trò mới

Trong tập 12 "Chị đẹp đạp gió", các chị đẹp sẽ bước vào Công diễn 5, Thu PhÆ°Æ¡ng và Mỹ Linh sẽ không biểu diễn mà đảm nhận vai trò mới. Xem trực tiếp tập 12 "Chị đẹp đạp gió 2024":Ở tập trước, Chị đẹp đạp gió 2024 chứng kiến cuộc chia tay đầy nước mắt. Không những 4 chị...

Chung kết AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam sẽ thắng, Xuân Son, Hoàng Đức ghi bàn?

Với màn thể hiện xuất sắc trong trận lượt đi, đội tuyển bóng đá Việt Nam được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng chung cuộc với tỉ số 3-2 tại AFF Cup 2024. Người hâm mộ dự đoán Xuân Son, Hoàng Đức sẽ ghi bàn trong trận chung kết lượt về diễn ra trên sân vận động Rajamangala, Thái Lan vào...

Cụ bà cao tuổi nhất thế giới vừa qua đời ở tuổi 116

Bà Tomiko Itooka, người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới, vừa qua đời tại Nhật Bản ở tuổi 116 sau khi sinh...

4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận ở Huế có gì đặc biệt?

HUẾ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia, trong đó Huế có thêm 4 bộ hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. 4 bộ hiện vật ở Huế vừa được công nhận là bảo vật quốc gia (BVQG) bao gồm: Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, Phù...

Mới nhất