Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuyền phải gắn với trách nhiệm

Quyền phải gắn với trách nhiệm

CHƯA TÍNH ĐẾN YẾU TỐ ĐẶC THÙ CỦA NHÀ GIÁO

Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa, nơi vừa qua có huyện miền núi phải dừng một số môn học vì thiếu giáo viên (GV), chia sẻ: Thực trạng thừa, thiếu GV cục bộ ngày càng trầm trọng, một trong những nguyên nhân cơ bản là do các cơ quan quản lý giáo dục không được chủ động. Trong khi đó, quy định chung về tuyển dụng viên chức chưa thực sự phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của nhà giáo.

Ngành giáo dục được tuyển dụng giáo viên: Quyền phải gắn với trách nhiệm- Ảnh 1.

Giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục sẽ hạn chế những bất cập về tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ như hiện nay

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Cũng theo ông Thức, việc phân cấp công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập vì ở hầu hết các địa phương, cơ quan chuyên môn là phòng GD-ĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng GV nên không thể chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được GV thừa, thiếu giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn.

“Hệ quả của vấn đề này được thể hiện rõ trong việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát cho thấy địa phương không thể tuyển được GV, không thể tổ chức dạy một số môn học”, ông Thức nêu.

Đồng quan điểm, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cho rằng nhà giáo và nghề dạy học có những đặc trưng riêng, khác biệt với viên chức của các ngành, lĩnh vực khác. Mục đích lao động sư phạm là phát triển phẩm chất năng lực người học, đối tượng lao động sư phạm là người học có nhân cách đang được hình thành và phát triển, sản phẩm lao động sư phạm là người học phát triển toàn diện…

RẤT CẦN THỰC HÀNH SƯ PHẠM TRONG TUYỂN DỤNG

Theo ông Thái Văn Thành, cần những quy định tuyển dụng phù hợp với tính chất đặc thù lao động sư phạm. Việc tuyển dụng chú trọng đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và đặc biệt là thực hành sư phạm. Điều đó bảo đảm cho việc tuyển dụng nhà giáo có chất lượng, phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu chuyên môn, môn học. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được chủ trì trong quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, điều này giúp cho cơ quan quản lý giáo dục chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Đồng thời, giải quyết được những tồn tại, bất cập về chất lượng, tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ ở các địa phương như hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), cho rằng: “Thực hành sư phạm, tức giảng bài là bước cuối và khâu quyết định để cơ quan tuyển dụng hiểu về kiến thức, năng lực sư phạm, khả năng truyền thụ, sự sáng tạo, nhiệt huyết, chữ viết, cảm xúc trong giọng nói, gương mặt của ứng viên. Đây đều là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một GV giỏi sau này”.

Bà Phan Thị Hằng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Ngọc (Vĩnh Phúc), khẳng định hình thức thực hành sư phạm là cách để đơn vị tuyển dụng có thể đánh giá không chỉ kiến thức chuyên môn, mà còn kỹ năng và khả năng vận dụng phương pháp dạy học vào thực tế của ứng viên. Tuy nhiên, cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, minh bạch, chứ không phải theo cảm tính của mỗi đơn vị tuyển dụng.

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo luật Nhà giáo mới đây, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cũng cho rằng việc tuyển dụng nhà giáo phải đảm bảo có thực hành sư phạm, nhằm lựa chọn những người có năng lực đáp ứng hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo… Một trong những điểm yếu của ngành giáo dục VN là quá nặng về lý thuyết, trong khi yếu về thực hành, thực tế, việc yêu cầu các giảng viên có kinh nghiệm thực tế sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho ngành giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) nêu: “Quy định giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục rất quan trọng. Trong quá trình chúng tôi đi giám sát, khảo sát thì nghe cử tri nói rất nhiều về điều này. Trên thực tế, cả nước đang thiếu gần 114.000 GV, bên cạnh đó vẫn thừa 64.000 biên chế. Vậy, vấn đề không chỉ là do không có người mà là mất cân đối, thiếu đồng bộ, không nhất quán, không thấu hiểu trong quá trình tuyển dụng”.

Ngành giáo dục được tuyển dụng giáo viên: Quyền phải gắn với trách nhiệm- Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, việc tuyển dụng giáo viên cần chú trọng đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và đặc biệt là thực hành sư phạm

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

ĐỀ XUẤT TRƯỜNG TUYỂN GIÁO VIÊN, CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁM SÁT

Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam, nêu hình dung: Nếu được giao quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, ngành giáo dục sẽ có thể chủ động điều động GV từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác, từ huyện này sang huyện khác… Điều này sẽ tránh được bất cập như hiện nay, khi trong cùng một tỉnh, có huyện này thừa, huyện kia thiếu GV, nhưng ngành không điều động được, dẫn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để.

Phát biểu tại một cuộc họp liên quan vấn đề này, ông Vừ A Bằng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, nêu nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước về nhà giáo. Trong đó, ngành giáo dục được giao tổng biên chế trong khi thẩm quyền tuyển dụng lại thuộc cơ quan nội vụ. Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức GV và học sinh cấp THPT, các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn, các cấp học còn lại trực thuộc chức năng nhiệm vụ phòng GD-ĐT cấp huyện do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Do đó, ngành giáo dục không chủ động được việc phân bổ, điều động, bố trí sử dụng (tuyển dụng, biệt phái…) biên chế GV, nhất là GV thuộc cấp học THCS, tiểu học, giáo dục mầm non để thực hiện nhiệm vụ hằng năm giữa các địa phương trong tỉnh.

Theo ông Bằng, điều này dẫn đến mâu thuẫn, mặc dù ngành giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng, nhưng lại không thể điều động hay luân chuyển được đội ngũ GV do thẩm quyền quản lý, cũng như các chính sách hiện hành. Do vậy, rất cần phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo sự thống nhất trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo từ T.Ư đến địa phương.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), nêu quan điểm: Khi cơ quan quản lý giáo dục được giao trách nhiệm, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng GV, ngành giáo dục có thể xác định rõ ràng hơn nhu cầu, mục tiêu và các biện pháp cần thiết để phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của hệ thống giáo dục.

Bàn về quy định phân cấp quản lý nhà giáo, ông Vinh cho rằng cần thiết nhưng điều này cũng cần được nghiên cứu, đánh giá tác động thêm về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước được giao trách nhiệm. Cần nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cơ sở giáo dục công lập chủ động tuyển dụng nhân sự nhà giáo với quan điểm phải gắn với trách nhiệm.

“Nếu không, sự quan liêu hành chính, tiêu cực trước đây rất có thể chuyển vai sang cơ quan quản lý giáo dục địa phương – cấp trên của trường học. Vì vậy, nên chăng để nhà trường tuyển GV và chịu trách nhiệm, còn cơ quan quản lý chỉ tham gia giám sát, lập quy hoạch tuyển dụng trên cơ sở nhu cầu của nhà trường”, TS Hoàng Ngọc Vinh nói.

Gia tăng yếu tố chuyên môn trong đào tạo và tuyển dụng

Trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Định hướng xây dựng luật là gia tăng yếu tố chuyên môn, yếu tố chất lượng trong cả việc đào tạo và tuyển dụng nhà giáo. Như vậy sẽ hướng đến việc quản lý chặt chẽ hơn, thực chất hơn và nhà giáo cảm thấy thoải mái hơn, tự do hơn trong hoạt động nghề nghiệp và có nhiều điều kiện để phát triển bản thân, đóng góp với nghề.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nganh-giao-duc-duoc-tuyen-dung-giao-vien-quyen-phai-gan-voi-trach-nhiem-185241121212520864.htm

Cùng chủ đề

Nghiên cứu tăng tỷ lệ khen thưởng cho phong trào thi đua mang tính đặc thù giới của Công đoàn

Ngành Giáo dục hiện có hơn 40.000 cơ sở giáo dục, với gần 1,6 triệu cán bộ, nhà giáo và người lao động (CBNGNLĐ), trong đó nữ chiếm tỷ lệ khoảng 83%. Với số lượng nữ CBNGNLĐ đông...

“Gieo” tri thức cho trẻ em dân tộc thiểu số ở xóm “ốc đảo”

Việc phải di chuyển bằng thuyền để đến được điểm dạy học khiến hành trình “gieo mầm tri thức” cho trẻ em dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình gặp nhiều khó khăn. ...

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo

Hội thảo là minh chứng cho cam kết chung của UNESCO và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý...

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thiếu nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn

Thiếu và không có nhà ở công vụ cho cán bộ, giáo viên, những nơi có thì cũng xuống cấp trầm trọng, chưa được cải tạo, nâng cấp... do trong quy hoạch xây dựng trường, lớp chưa bố trí quỹ đất và chưa...

Nga tiến gần mục tiêu ở Donetsk

Bộ Quốc phòng Nga hôm 18.12 tuyên bố đã kiểm soát thêm 2 làng ở vùng Donetsk, sau khi Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, xác nhận giao tranh diễn ra ác liệt ở miền đông...

Ăn theo thứ tự: Chất xơ – đạm

Có ý kiến cho rằng việc ăn các nhóm chất theo một thứ tự cụ thể trong bữa ăn sẽ có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trong kiểm soát đường huyết và hỗ trợ trao đổi chất. Vậy, ăn theo thứ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2025: Nhiều thay đổi thí sinh cần lưu ý

Đến nay, nhiều đại học, trường đại học đã công bố tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy với nhiều điểm mới đáng chú ý. Đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt có cấu trúc mớiTheo...

Thiếu nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn

Thiếu và không có nhà ở công vụ cho cán bộ, giáo viên, những nơi có thì cũng xuống cấp trầm trọng, chưa được cải tạo, nâng cấp... do trong quy hoạch xây dựng trường, lớp chưa bố trí quỹ đất và chưa...

Nữ sinh chuyên Anh theo học tại Nhạc viện, giành học bổng hơn 8,6 tỷ đồng

Vừa theo học lớp chuyên Anh ở Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, vừa là học viên hệ trung cấp khoa Piano của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, từng có lúc Tiên mong muốn được đi du học ngành liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc. Lê Hoàng Tiên, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) vừa nhận tin trúng tuyển vào Vassar College, ngôi trường xếp thứ 12 đại học khai...

Thêm 20 tình nguyện viên Hoa Kỳ hỗ trợ phát triển kĩ năng tiếng Anh tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Sau buổi lễ, các tình nguyện viên sẽ cùng giảng dạy với các giáo viên tiếng Anh Việt Nam tại các trường trung học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Mới nhất

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2025: Nhiều thay đổi thí sinh cần lưu ý

Đến nay, nhiều đại học, trường đại học đã công bố tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy với nhiều điểm mới đáng chú ý. ...

Dàn khí tài hiện đại của Mỹ, Nga và các nước mang đến Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Đến với Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam năm nay, nhiều nước như Nga, Mỹ... đã đem nhiều khí tài hiện đại tới giới thiệu và trưng bày. Quân đội Mỹ đem tới Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 một số khí tài quân sự hiện...

Thiếu nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn

Thiếu và không có nhà ở công vụ cho cán bộ, giáo viên, những nơi có thì cũng xuống cấp trầm trọng, chưa...

Tin tức sáng 19-12: Việt Nam đối mặt nắng nóng khốc liệt; Ái nữ bầu Đức mua 1 triệu cổ phiếu HAGL

Một số tin tức đáng chú ý: Việt Nam có thể đối mặt nắng nóng khốc liệt trong năm 2025; Ái nữ bầu Đức đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAGL; Dừng hoạt động 2 tuyến buýt nối TP.HCM và Đồng Nai... ...

Sáng nay, 19/12, diễn ra tọa đàm trực tuyến: Xuất khẩu nông sản năm 2024

Sáng nay, 19/12, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Xuất khẩu nông...

Mới nhất