Trang chủKinh tếNông nghiệpQuy hoạch vùng, nền tảng để Tây Nguyên phát triển bền vững

Quy hoạch vùng, nền tảng để Tây Nguyên phát triển bền vững


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

Nông, lâm nghiệp là lợi thế

Với lợi thế đất đai và khí hậu thuận lợi, Quy hoạch vùng Tây Nguyên đã định hướng cho các tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng. Tập trung phát triển các cây trồng chủ lực: Cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, sâm Ngọc Linh, rau, hoa ôn đới… gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Ông Võ Trung Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết: Việc Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên là định hướng quan trọng để huyện tập trung phát triển các loại cây dược liệu. Bởi huyện Tu Mơ Rông là vùng trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất cả nước. Hiện nay, huyện đang tập trung rà soát quy hoạch diện tích đảm bảo điều kiện trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng; hỗ trợ cây giống cho người dân và xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp khảo sát, lập dự án đầu tư, liên kết đầu tư dược liệu gắn với du lịch.

Ông Nguyễn Hoài Dương – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước với diện tích 213.000 ha cà phê. Phát triển cà phê chất lượng cao theo hướng xanh và bền vững được xem là định hướng quan trọng cho sản xuất, chế biến, bảo quản, góp phần quan trọng nâng cao giá trị ngành hàng cà phê.

Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đây chính là thời cơ, là động lực để Tây Nguyên hiện thực hóa mục tiêu trở thành vùng phát triển nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.

Cùng với phát triển nông nghiệp, vùng Tây Nguyên cũng tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Đồng thời, ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng… Đây chính là điều kiện để ngành nông, lâm nghiệp của vùng Tây Nguyên phát triển bền vững.

Bản sắc văn hóa là nền tảng để phát triển

Tây Nguyên là vùng đất có bề dày văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng, có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá, như: Đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc.

Chính vì thế, Quy hoạch vùng Tây Nguyên đề ra quan điểm phát triển: Xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, đưa văn hóa Tây Nguyên trở thành động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập của vùng.

Đồng bào DTTS ở Tây Nguyên hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc
Đồng bào DTTS ở Tây Nguyên hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc

Với bản sắc văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm là những lợi thế để du lịch các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục phát triển. Hiện các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc.

Theo ông Đặng Quang Hà – Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, thời gian qua cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện. Nhiều dự án phát triển du lịch đã được đầu tư đưa vào khai thác. Đặc biệt là những sản phẩm du lịch của huyện có nét đặc trưng riêng, mang tính bền vững, thân thiện gắn với trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.

Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đây chính là thời cơ, là động lực để Tây Nguyên hiện thực hóa mục tiêu trở thành vùng phát triển nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc. 

Khát vọng Tây Nguyên





Nguồn: https://baodantoc.vn/quy-hoach-vung-nen-tang-de-tay-nguyen-phat-trien-ben-vung-1718698942463.htm

Cùng chủ đề

Bố trí đủ vốn giải phóng mặt bằng Dự án kết nối giao thông Tây Nguyên

Ngày 16/6, lãnh đạo Ban QLDA 2 (Bộ GTVT) cho biết, đã bố trí...

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê

Cà phê trở thành cây công nghiệp thế mạnh của Tây Nguyên, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân ở vùng đất này. Khi thời tiết vừa chớm bước vào mùa khô dịp cuối năm là người nông dân vùng đất Tây Nguyên lại nô nức bước vào mùa thu hái cà phê chín rộ. Tác giả Trần Thị Mùi mang đến cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, với bộ ảnh mang tên “Nhộn nhịp ngày...

Hang núi lửa Krông Nô – Đăk Nông

Giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, vùng đất đỏ Đắk Nông không chỉ có những cánh rừng bạt ngàn, văn hóa cồng chiêng đặc sắc, mà còn sở hữu công viên địa chất toàn cầu, nơi có hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Đặc biệt, Công viên địa chất toàn cầu hang núi lửa Krông Nô – Đăk Nông là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ,...

Đầu tư đường cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành sẽ “mở ra chương mới cho Tây Nguyên”

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được đầu tư và đi vào khai thác, tuyến đường này sẽ không chỉ có ý nghĩa phát triển kinh tế-xã hội mà còn đảm quốc phòng, an ninh. Thảo luận tổ chiều 25/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk...

Tượng gỗ – nét đẹp trong văn hoá tâm linh của người Tây Nguyên

Tượng gỗ dân gian có một vị trí đặc biệt trong văn hóa tâm linh của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tượng gỗ thể hiện khát vọng nhân sinh dung dị, đặc sắc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người Tây Nguyên bản địa. Mỗi tác phẩm mang mỗi dáng vẻ biểu cảm, sắc thái riêng biệt được các nghệ nhân tạo nên chỉ từ những dụng cụ thô sơ như: rìu, đục, rựa... Tượng gỗ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Theo ý kiến của lãnh đạo huyện Con Cuông, nếu không kịp tiến độ cấp đất ở, đất sản xuất và GCNQSD đất để thực hiện các hạng mục hỗ trợ xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở, cải tạo ruộng…, thì chúng tôi sẽ làm văn bản xin điều chỉnh thực hiện các nội dung này sang giai đoạn sau để tiến hành cho người dân.Trở lại câu chuyện nguồn gốc đất ở vùng lõi...

Buôn Đôn (Đăk Lăk): Kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội DTTS lần thứ III góp phần hoàn thiện cơ sở hạ...

Thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, các cấp ủy, chính quyền từ huyện xuống cơ sở, các chính sách được triển khai đồng bộ, sát với thực tế, mang lại hiệu quả cao. Bằng nguồn vốn của Nhà nước, tài trợ của nước ngoài và sự đóng góp của Nhân dân, giai đoạn 2019-2024, huyện Buôn Đôn đã xây dựng 157 công trình. Trong đó, 82 công trình...

Nâng cao giá trị cà phê từ ứng dụng công nghệ cao

Theo ông Lê Quang Dần - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Đắk Nông được đầu tư thực hiện với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những kết quả đạt được lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông có tác động...

Thanh Hóa: Lồng ghép các nguồn lực phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Để việc triển khai được thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả hơn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hùng đề nghị, Ban Dân tộc tỉnh, các cấp, ngành, đoàn thể cần tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là nêu cao vai trò của các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình. Đồng thời, tích cực tuyên...

Dự án chăn nuôi bò sinh sản: Tạo sinh kế bền vững cho người dân biên giới

Chủ tịch UBND xã Sơn Vĩ Thào Mí Sính cho biết, để mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai thực hiện hiệu quả, chính quyền xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phụ trách và phải thường xuyên theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện mô hình. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ người dân để người dân sử dụng hiệu quả nguồn...

Bài đọc nhiều

Cần Thơ xuất khẩu lô xoài đầu tiên sang thị trường Úc và Hoa Kỳ

Sự kiện xuất khẩu lô xoài là kết quả của Bộ Nông nghiệp & PTNT trong đàm phán để trái xoài tượng da xanh được xuất khẩu sang thị trường Úc và Hoa Kỳ. Lô xoài sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không và Công ty Vina T&T là đơn vị xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu sang sang Úc 1 tấn và sang Hoa Kỳ 1 tấn. ...

Làm giàu từ nước

Bên cạnh phát triển kinh tế, các làng chài còn trở thành một sản phẩm du lịch trong “menu du lịch” trải nghiệm hấp dẫn trên lòng hồ sinh thái. UBND 2 huyện Na Hang và Lâm Bình đã xây dựng kế hoạch phát triển trang trại nông nghiệp tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển du lịch. Theo ông Cao Văn Minh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện...

Liều chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một nông dân Sóc Trăng phát tài nhờ trồng sầu riêng, cây tiền tỷ

Ấp Hòa Lộc 1 là một trong tám ấp của xã Xuân Hòa, (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) nền kinh tế của địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được...

Cầy vằn, một loài động vật hoang dã sinh hạ thành công 10 con non ở 1 khu rừng phía Ninh Bình

Nguyên nhân khiến cầy vằn quý hiếm suy giảmVườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife - SVW) đã cho ghép cặp và sinh sản thành công 10 cá thể cầy vằn...

Người La Hủ trồng sâm Lai Châu

Tuy nhiên hiện nay, chính sách hỗ trợ và công cụ quản lý trong phát triển giống sâm Lai Châu còn hạn chế; hạ tầng giao thông đến bản còn khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này cần phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp; chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm.Ông Đao...

Cùng chuyên mục

Huyện miền núi Thạch An (Cao Bằng) triển khai dự án, chính sách giảm nghèo bền vững

TPO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Thạch An phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 46% năm 2022 xuống còn 34% năm 2023; trung bình giảm trên 5 - 6%/năm. Theo báo cáo; Thạch An là huyện miền núi có thành phần dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao chiếm đa số, sinh sống tại 69 xóm, bản chủ yếu là thuần...

Gặp tỷ phú của người La Hủ ở Mường Tè

TPO - Xã Pa Ủ (huyện Mường Tè) từng được biết đến là vùng lõi nghèo của tỉnh Lai Châu, có thời điểm tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 95%. Thế nhưng, nhờ những người tiên phong mở lối thoát nghèo dám nghĩ, dám làm, cái đói, cái nghèo ngày một giảm, đời sống người dân ngày thêm khá lên. Pa Ủ là xã khó khăn nhất huyện Mường Tè, có 894 hộ với trên 98%...

Nâng cao giá trị cà phê từ ứng dụng công nghệ cao

Theo ông Lê Quang Dần - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Đắk Nông được đầu tư thực hiện với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những kết quả đạt được lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông có tác động...

Hội Phụ nữ vùng xa Cát Tiên giúp hàng chục hội viên thoát nghèo

TPO - Chị Trần Thị Ngọc Lài, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Cát Tiên, Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm nay, các tổ chức cơ sở hội đã rà soát, phân loại hội viên nghèo và cận nghèo. Trao sinh kế cho phụ nữ nghèo huyện Cát Tiên Qua rà soát, Cát Tiên (Lâm Đồng) có 94 hội viên nghèo/374 hộ nghèo toàn huyện và...

Dự án chăn nuôi bò sinh sản: Tạo sinh kế bền vững cho người dân biên giới

Chủ tịch UBND xã Sơn Vĩ Thào Mí Sính cho biết, để mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai thực hiện hiệu quả, chính quyền xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phụ trách và phải thường xuyên theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện mô hình. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ người dân để người dân sử dụng hiệu quả nguồn...

Mới nhất

Cảng Quốc tế Cái Mép – Top 11 cảng container tốt nhất thế giới

Cảng quốc tế Cải Mép (CMIT) có diện tích 48Ha với cầu cảng dài 600m, tổng mức đầu tư 250 triệu USD. CMIT là cảng Container đầu tiên tại Việt Nam có thể đón các tàu lớn có độ sâu luồng âm 11 mét...CMIT giúp hàng hóa nhập khẩu giữa Việt Nam và các thị trường chính như EU,...

Bảng xếp hạng Euro 2024: Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu bảng F

Kết thúc lượt trận đầu tiên bảng F tại Euro 2024, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời chia sẻ vị trí nhất bảng. Xếp hạng bảng F Euro 2024: Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha tạm đẫn đầu - Đồ họa: AN BÌNH Hai trận đấu tối 18-6 và rạng sáng 19-6 đã diễn ra kịch tính...

Giá vàng hôm nay 19/6/2024 lao dốc rồi vọt tăng

Giá vàng trong nước hôm nay 19/6/2024 Đầu giờ sáng 19/6, giá vàng 9999 của SJC không đổi so với kết phiên giao dịch hôm qua, duy trì ở mức 76,98 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cập nhật vào lúc 8h26' và giá vàng 9999...

VIỆT NAM CHÀO ĐÓN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Khi cân nhắc đầu tư kinh doanh, các nhà đầu tư cần chọn 1 cứ điểm chiến lược với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Và Việt Nam là một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài...  

‘Thần đồng’ Arda Guler vẽ tuyệt phẩm, Thổ Nhĩ Kỳ vượt ải Georgia nghẹt thở, CĐV hỗn chiến

Gặp nhau ở trận đấu đầu tiên bảng F EURO 2024 tối 18.6, đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ cùng Georgia đã mang đến cho CĐV một 'bữa tiệc' cảm xúc với tinh thần và nhiều pha bóng tốc độ. Tuy nhiên, siêu phẩm của Arda Guler và bàn thắng phút cuối của Akturkoglu đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ có...

Mới nhất

Chọi Trâu Đồ Sơn