Trang chủDi sảnQuy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá...

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An giai đoạn 2012-2025

Văn bản số 2272/BVHTTDL-DSVH trình Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An giai đoạn 2012-2025.
Trước đó, Bộ VHTTDL đã nhận được Tờ trình số 1953/TTr-UBND ngày 7/6/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025.

Trên cơ sở nội dung Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025 đã được UBND tỉnh Quảng Nam chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Bộ Tài chính tại Công văn số 15306/BTC-DT ngày 11/11/2010, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 8249/BKH-LĐVX ngày 17/11/2010 và ý kiến của Bộ Xây dựng tại Công văn số 36/BXD-KTQH ngày 10/1/2011, Bộ VHTTDL báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

Về nội dung chính của Quy hoạch:

Tên quy hoạch: Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025.

Cấp quyết định chủ trương đầu tư: Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức lập quy hoạch: Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung, Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Bộ Xây dựng.

Mục tiêu của quy hoạch: Thực hiện những nhiệm vụ còn lại của Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 14/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ; bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể; bảo tồn cảnh quan vốn có, môi trường cảnh quan liên hệ; nâng cao và phát huy vai trò cộng đồng trong công cuộc bảo tồn di sản, giáo dục người dân ý thức bảo tồn di sản cộng đồng, hài hòa giữa công tác bảo tồn đô thị và phát triển đô thị mới mang tính chất của một đô thị văn hóa, đô thị nhân văn; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị cổ để phù hợp với việc bảo tồn di sản văn hóa, giảm thiểu các tác động xấu của môi trường đến di tích Hội An, hướng tới phòng chống thảm họa do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra; đề xuất quy chế quản lý di sản. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu của một di sản văn hóa thế giới, các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam, đáp ứng quy hoạch mới thành phố Hội An, chuẩn bị cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo của một đô thị loại II – di sản văn hóa thế giới – thành phố sinh thái – thành phố du lịch.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của quy hoạch: Không gian văn hóa kiến trúc cổ (khu tiêu điểm là hạt nhân lịch sử, khu vực đệm chuyển tiếp, các làng nghề, làng cổ, các di tích…); không gian di sản văn hóa phi vật thể (tiếng nói, chữ viết, tác phẩm VHNT…).

Khu vực quy hoạch là khu di tích đô thị cổ đặc biệt quan trọng đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

Phạm vi nghiên cứu khoảng 1,6 km2, trong đó, khu đô thị cổ có diện tích 0,3 km2.

Đánh giá kết quả thực hiện Dự án tổng thể đầu tư bảo tồn, tu bổ và khai thác di tích khu phố cổ Hội An đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở địa phương, đặc biệt trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khu phố cổ Hội An, đưa khu phố cổ Hội An trở thành một trong 10 thành phố du lịch quyến rũ nhất thế giới vào năm 2008.

Bên cạnh đó là những vấn đề còn tồn đọng như: di sản văn hóa khu phố cổ Hội An ngày càng bộc lộ rõ nét nhiều nguy cơ, trong đó có những nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của khu phố cổ đó là thiên tai bão lụt, hỏa hoạn, mối mọt, sự xuống cấp di tích…, các mặt tiêu cực của kinh doanh dịch vụ tác động đến việc bảo tồn di sản, làm biến dạng kiến trúc, việc thay đổi chủ sở hữu làm xói mòn các giá trị kiến trúc và tập quán sống truyền thống của đô thị cổ.

Nội dung quy hoạch bảo tồn di sản văn hóa gồm bảo tồn không gian kiến trúc-quy hoạch đô thị cổ và bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ.

Nội dung quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản gồm điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy hoạch chung thành phố Hội An và các giải pháp cụ thể.

Nội dung quy hoạch gắn với phát triển du lịch, chú trọng vấn đề quản lý di sản và vai trò của cộng đồng, các chính sách, cơ chế và biện pháp thực hiện quy hoạch.

Tổng mức đầu tư: 1.468.869.000.000 đồng (Một nghìn, bốn trăm sáu mươi tám tỷ, tám trăm sáu mươi chín triệu đồng).

Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương, tài trợ của quốc tế và nguồn xã hội hóa.

Thời gian thực hiện quy hoạch: từ năm 2012 đến 2025.

Về ý kiến đánh giá, nhận xét của các Bộ, Ngành:

Các Bộ đều nhất trí chủ trương lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di snar văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Về kiến nghị của Bộ VHTTDL:

Đối với các loại công trình thuộc diện đầu tư tập trung trọng điểm cần phải được phân loại theo sở hữu để xem xét quyết định đầu tư 100% kinh phí hoặc nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Đối với các công trình không có giá trị bảo tồn nằm trên phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học vẫn bắt buộc cải tạo mặt tiền phù hợp với cảnh quan chung phố cổ.

Cần tách bạch rõ phần việc đã đầu tư cải tạo hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, hệ thống phòng chống cháy trong khu vực di tích đã được triển khai trước đây ra khỏi nội dung quy hoạch này.

Cần cụ thể hơn nữa các dự án thành phần, giải pháp về nguồn vốn, lộ trình và thời gian thực hiện quy hoạch.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/quy-hoach-tong-the-bao-ton-ton-tao-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-the-gioi-do-thi-co-hoi-an-giai-doan-2012-2025-10299764.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất tên gọi thành phố Thừa Thiên Huế để tránh nhầm lẫn

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến đề xuất tên gọi là thành phố Thừa Thiên Huế để tránh nhầm lẫn với tên gọi của thành phố Huế hiện tại. Chiều 21.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) bày tỏ đồng tình với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương như tờ trình của Chính phủ. Việc thành lập thành phố...

13 cơ quan, đơn vị ở T.Ư hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Ngày 30.12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan là ban Đảng, đơn vị ở T.Ư, sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Ngày 30.12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan...

Chứng khoán tuần mới: Hai phiên nữa hết năm, cá nhân là nhóm duy nhất bán ròng

Nhà đầu tư cá nhân trong nước là khối duy nhất bán ròng tuần vừa qua, với gần 2.200 tỉ đồng. Động thái này cho thấy tâm lý thận trọng, có phần tiêu cực của nhà đầu tư cá nhân trước các yếu tố rủi ro thị trường chứng khoán cuối năm. ...

OCOP Tân Uyên phát huy thế mạnh, đặc trưng của địa phương

(BLC) - Từ những ngày đầu bối rối với quy trình sản xuất, hoàn thiện hồ sơ OCOP, đến nay huyện Tân Uyên đã có 25 sản phẩm OCOP được chứng nhận, trong đó có 24 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao. Các sản phẩm đa dạng thể hiện thế mạnh, đặc trưng của địa phương và làm nên thương hiệu mang tên OCOP Tân Uyên.Tân Uyên được biết đến là địa phương...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

25 năm trước, từ một đô thị nhiều khó khăn, nguy cơ sụp đổ các di tích, đến nay, Đô thị cổ Hội An vẫn giữ được vẻ trầm mặc, cổ kính trong không gian quần thể kiến trúc đô thị truyền thống được bảo tồn gần như hoàn hảo, là điểm đến du lịch nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.   Hội An kỷ niệm 25 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới - Ảnh:...

Thủ tướng: Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp,...

(Chinhphu.vn) - Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.   Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn...

MobiFone hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm 2024, tiếp tục ‘tăng tốc – đột phá – vươn mình’ trong năm 2025

Năm 2024, chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước đều được Tổng công ty viễn thông MobiFone hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, trong đó lợi nhuận trước thuế vượt 20,1% kế hoạch; nộp ngân sách Nhà nước vượt 56,7% kế hoạch được giao. Ngày 27/12, Tổng công ty Viễn thông MobiFone tổ chức Hội nghị triển khai công tác xây dựng Đảng và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm...

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và những vấn đề đặt ra

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-va-nhung-van-de-dat-ra-20046.htm

Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với quy mô đạt 891,4 triệu USD, theo danh sách 25 Thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 mà Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố. Danh sách 25 thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 do Forbes Việt Nam thực hiện bao gồm đại diện từ 12 ngành nghề khác nhau. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng chiếm ưu...

Bài đọc nhiều

Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Dấu tích không gian Chính điện Kính Thiên còn lại rất ít và đã được tu sửa qua nhiều thời kỳ, nghiên cứu cho thấy không gian Chính điện Kính Thiên có thể lớn hơn không gian Chính điện Thái Hòa (Huế). Những móng bằng đá được khai quật trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)   20 năm qua, kể từ thời điểm đầu tiên thực hiện cuộc khai quật tại Di chỉ Khảo cổ học 18 Hoàng...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Theo các nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, việc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tiếp nhận và quản lý sử dụng (diện tích, nhà, đất) do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bàn giao theo quy định của Nhà nước sẽ giúp nhất thể hóa di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long; thực hiện đúng những cam...

Phát lộ hệ thống di tích, di vật các thời kỳ ở Hoàng thành Thăng Long

Sáng 21-12, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học tổ chức Hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò Khu vực chính Điện Kính Thiên năm 2023 và kết quả khai quật, nghiên cứu từ năm 2011 đến nay tại Hoàng thành Thăng Long”. Hội thảo nhằm giới thiệu những phát hiện khảo cổ học quan trọng năm 2023 và tổng kết...

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới

Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.     Nhóm du khách miền Nam tham quan Hoàng thành Thăng Long ngày 8-9 - Ảnh: T.ĐIỂU Ngày 8-9, các nhà sử học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã tham...

Cùng chuyên mục

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Giá trị di sản của phố cổ Hội An

Hội An - thành phố nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn là vùng đất với kho tàng đồ sộ các giá trị văn hóa, lịch sử được bồi đắp thường xuyên qua các thế hệ. Từ khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999, TP Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần...

Phố cổ Hội An, bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị

Phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà nẵng 30km về phía đông nam, cách thị xã tỉnh lỵ Tam Kỳ 60km về phía đông bắc. Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hải trình thương mại đông - tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam dưới triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa,...

Phát huy giá trị di sản phố cổ Hội An

Kể từ khi Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa (DSVH) thế giới vào tháng 12-1999, TP Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua đã phát sinh nhiều bất cập trong...

CNN ca ngợi Hội An là một trong những đô thị cổ đẹp nhất Đông Nam Á

Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng là một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách nước ngoài. Mới đây, trang tin CNN đã ca ngợi Hội An là một trong những đô thị cổ đẹp nhất Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 1999, phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất của những thương lái...

Mới nhất

Biến địa y thành đồ dạ hội, nữ sinh đạt thủ khoa ngành Thiết kế thời trang

Phạm Khánh Quỳnh đạt thủ khoa ngành Thiết kế thời trang (Trường Đại học Công nghiệp TPHCM) với bộ sưu tập dạ hội "The Breath of Lichen" độc đáo lấy cảm hứng từ địa y. Tại Lễ bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế thời trang niên khóa 2020-2024 vừa diễn ra tại Trường Đại học Công...

Phát huy giá trị di sản phố cổ Hội An

Kể từ khi Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa (DSVH) thế giới vào tháng 12-1999, TP Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người...

Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh cao

Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh cao, làm gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc phát hiện muộn và điều trị chậm trễ đã để lại nhiều di chứng đáng tiếc cho các bệnh nhi. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di...

Ngang trời rực rỡ

Đồi cỏ cháy Ba Quáng (đồi cỏ Vinh Quý) tại Hạ Lang, Cao Bằng được trời đất ban tặng cho biết bao khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn bè quốc tế phải say đắm trước vẻ đẹp của đất nước hình chữ S. Từ Bắc xuống Nam, mỗi một vùng miền đều mang trong mình những nét đẹp...

50 ngàn lượt khách tham quan, mua sắm sản phẩm OCOP

Tối 29/12, “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024” đã chính thức bế mạc tại Nhà truyển thống Cách mạng, số 01 Bacu, TP. Vũng Tàu. Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các đơn vị đã tham gia Sự kiện giới thiệu sản phẩm...

Mới nhất

Ngang trời rực rỡ