Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngQuy hoạch không gian cho phát triển công nghiệp văn hóa

Quy hoạch không gian cho phát triển công nghiệp văn hóa


Từ đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa CNVH thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của người dân Thủ đô.

Bảo tồn, phát huy các không gian văn hóa

Mới đây trong nội dung Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065, đã yêu cầu Hà Nội cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển CNVH, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển CNVH như không gian Hoàng thành Thăng Long kết nối Ba Đình; không gian phố cổ kết nối cầu Long Biên; không gian quần thể di tích Cổ Loa; không gian làng cổ Đường Lâm; không gian một số làng nghề truyền thống. Xây dựng mới một số công trình văn hóa hiện đại, đặc sắc, đặc thù mang tính biểu tượng thời kỳ mới của Thủ đô.

Biểu diễn nghệ thuật trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Biểu diễn nghệ thuật trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Một trong những văn bản được TP ban hành nhằm thúc đẩy phát triển ngành CNVH là Kế hoạch số 129/KH-UBND, của UBND TP Hà Nội về: “Phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thông qua văn bản một lần nữa khắc sâu thêm những ý nghĩa to lớn, vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát triển CNVH.

Mục tiêu được TP xác định là phát triển CNVH trên địa bàn thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ vững và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”.

Để triển khai hiệu quả mục tiêu trên, chính quyền TP yêu cầu sở, ngành, quận huyện, thị xã có các kế hoạch cụ thể để thực hiện. Trong đó, cần tích hợp đồng bộ các mục tiêu đầu tư, dự án thuộc lĩnh vực phát triển CNVH vào Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, trọng tâm là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản công nghiệp, di sản đô thị của Thủ đô, bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa mới, trung tâm thiết kế sáng tạo, trung tâm biểu diễn nghệ thuật…

Đặc biệt trong đó tập trung vào đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng nhằm hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các không gian hai bên sông phục vụ phát triển CNVH Thủ đô.

Bên cạnh đó, TP cũng yêu cầu, quy hoạch và huy động mọi nguồn lực đầu tư cho các dự án phát triển CNVH của địa phương, trong đó ưu tiên bảo tồn, giữ gìn phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, làng nghề, các điểm du lịch văn hóa, vui chơi, giải trí, nghệ thuật biểu diễn, kết hợp phố – không gian đi bộ, điểm mua sắm, thiết chế văn hóa, công viên văn hóa tại từng khu vực dân cư, trang trại sinh thái… Triển khai một số dự án, đề án quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.

Tích cực vào cuộc

Nhằm triển khai kế hoạch của TP, các địa phương đã và đang tích cực vào cuộc thực hiện. Trưởng phòng Văn hóa &Thông tin huyện Phúc Thọ Nguyễn Minh Tuấn cho biết: Phúc Thọ là vùng đất cổ xứ Đoài, có nền văn hóa lâu đời với hệ thống di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Theo thống kê, huyện có 201 di tích, trong đó có 107 di tích đã được xếp hạng với 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 45 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 59 di tích xếp hạng cấp TP. Hàng năm, huyện có 68 lễ hội truyền thống…

Đây là nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào để huyện có thể huy động, phát huy hiệu quả cho phát triển CNVH. Cụ thể, Phúc Thọ đã rà soát, tích hợp Quy hoạch phát triển CNVH vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội; cải thiện hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, ưu tiên bố trí quỹ đất theo quy hoạch để phát triển các ngành CNVH gắn liền với phát triển du lịch; đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống các thiết chế văn hóa, nhất là Trung tâm văn hóa thể thao các xã, thị trấn; tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng các cấp trên địa bàn, nhất là quy hoạch, mở rộng khuôn viên, tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia đặc biệt.

Trong khi đó, đối với huyện Sóc Sơn, Trưởng phòng VH&TT Tống Giang Phúc cho biết: Để phát triển CNVH, huyện đã và đang tập trung triển khai một số dự án, đồ án quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; tăng cường đầu tư xây dựng mới các công trình có tính biểu tượng văn hóa mới cho huyện và có tiềm năng phát triển CNVH gắn với du lịch. Đầu tư nâng cấp chất lượng, phát triển sản phẩm làng nghề; các điểm mua sắm, trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Với thị xã Sơn Tây là một trong những địa phương đi đầu của Thủ đô trong xây dựng CNVH, Trưởng phòng VH&TT Nguyễn Hải Anh chia sẻ, với tư duy lấy văn hóa làm nền tảng và tài nguyên để phát triển kinh tế, đến nay công tác phát triển CNVH của thị xã đã đạt được một số kết quả tương đối nổi bật. Trong đó, đầu tiên là về vấn đề quy hoạch, tu bổ tôn tạo di tích đã được thị xã hoàn thành việc lập hồ sơ điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích Làng cổ Đường Lâm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thị xã cũng đã giao cho các đơn vị thực hiện nghiên cứu quy hoạch đền Vua Lê; nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng, bảo tồn và phát huy một số di tích gắn với phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn… Đặc biệt, UBND thị xã đã phối hợp với chính quyền Beskásmegyer (quận III) – Thủ đô Budapet – Hunggari; vùng Ile-de-France – Cộng hòa Pháp trao đổi kinh nghiệm trong công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản trong lòng đô thị. Đồng thời đề nghị vùng Ile-de-France giúp thị xã trong công tác quy hoạch và bảo tồn phát huy giá trị di tích Làng cổ Đường Lâm, đưa nơi đây trở thành điểm du lịch di sản phát triển trong tương lai.

Đặc biệt sự xuất hiện của nhiều mô hình làm du lịch đã được thực hiện như: Đoài Creative, Phát Studio, triển khai đề án xe điện phục vụ khách tham quan du lịch trên địa bàn; trồng hoa phục vụ du khách đến chụp ảnh, cafe Làng cổ, ẩm thực cỗ Sen, cơm quê tại các nhà cổ phục vụ du khách, cho thuê trang phục để chụp ảnh, thuê xe đạp, homestay, Đường Lâm mùa lúa chín…

Việc dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương tại cổng Làng cổ đã thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm. Nhờ đó, tính riêng trong năm 2023 và ước 6 tháng đầu năm 2024, Sơn Tây đã hướng dẫn cho gần 50 vạn khách tham quan, trong đó có hơn 5.000 du khách nước ngoài tại các di tích (di tích làng cổ ở Đường Lâm, Văn Miếu Đường Lâm; tuyến phố đi bộ và di tích Thành cổ Sơn Tây và các điểm di tích trên địa bàn thị xã) thu phí được hơn 1.100.000.000 đồng.

“Đây là số liệu còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương. Song đây là bước đệm quan trọng để ngành CNVH thị xã tiếp tục nỗ lực phát triển trong thời gian tới” – ông Nguyễn Hải Anh khẳng định.

 

Hà Nội là TP ngàn năm văn hiến, các lớp cắt di sản lịch sử và văn hóa để lại sự khác biệt cho TP bên trong sông Hồng. Đan quyện trong TP là dòng chảy của sáng tạo, nghệ thuật, văn hóa và cuộc sống tạo nên một TP sống động bậc nhất Đông Nam Á. Đó chính là tài sản xã hội quan trọng mà Hà Nội cần khai thác và phát huy.

TS Nguyễn Quang – nguyên Giám đốc Chương trình định cư
con người Liên Hợp quốc (UN-Habitat) Việt Nam



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/quy-hoach-khong-gian-cho-phat-trien-cong-nghiep-van-hoa.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc giảm khối lượng xả đập Ma Lu Thàng sau trao đổi của Việt Nam

Trước thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị xả lũ đập thuỷ điện Ma Lù Thàng (thuộc Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thượng nguồn sông Lô), Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và tỉnh Vân Nam. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Trung Quốc, để hỗ trợ công tác phòng chống lũ...

Thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang giảm xả lũ, nước sông Hồng vẫn trên báo động

Số liệu quan trắc cho thấy, hồi 11h10' ngày 10/9, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội (khu vực cầu Long Biên) là 9,5m, tương đương mức động I. Thực hiện quy định phòng, chống lũ trên hệ thống sông Hồng, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội lệnh báo động lũ I trên sông Hồng tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình,...

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, có lẽ ít có dòng sông nào trên địa bàn Thủ đô nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, kiến trúc sư như sông Hồng. Trong đó, ngược dòng thời gian trở về trước sau khi Thủ đô được hoàn toàn giải phóng tháng 10/1954,...

Gỡ vướng cho người dân trong vùng quy hoạch

Để tháo gỡ vướng mắc, TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện vào cuộc quyết liệt giải quyết đời sống dân sinh bức thiết cho người dân. Hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu Có một thực tế hiện nay là nhu cầu sử dụng đất của các địa phương ở Hà Nội vào mục đích an sinh, phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Nhất là khu vực các quận nội đô, việc có...

thả cá phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hồng

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội, hiện tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) của TP là 30.840ha, trong đó có 6.706ha ao hồ nhỏ, 4.327ha hồ chứa mặt nước lớn, 19.807ha và nhiều sông như lớn như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống… có thể cho người dân nuôi trồng, khai thác thủy sản. Đồng thời, Hà Nội còn có nhiều hồ phân bố tại các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng không qua khỏi. Được biết, công trình này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường...

tạm đình chỉ tiệm trà sữa

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Tôn Đức Thắng (địa chỉ: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Trong đó, có khoảng 21 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và chóng mặt sau khi ăn thực phẩm trong tiệc liên hoan Trung thu tổ chức tại lớp 7/1. Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề...

Báo Kinh tế&Đô thị cùng đồng hành chuyển đến người dân vùng lũ tình cảm trân quý của một lưu học sinh

Chiều ngày 16/9/2024, Báo Kinh tế & Đô thị đã tiếp nhận 75 triệu đồng của gia đình ông Phạm Xuân Khánh (bố của du học sinh Phạm Khánh Toàn) - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội hỗ trợ bà con ngoài bãi sông Hồng bị thiệt hại do bão số 3. Đây là một trong các hoạt động nằm trong chương trình quyên góp kêu gọi ủng hộ bà con...

Mang Trung thu yêu thương đến với học sinh các trường chuyên biệt tại Hà Nội

Chiều 16/9, tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Tết Trung thu gắn gọn và ý nghĩa với tên gọi “Vầng trăng cổ tích, dẫn lối yêu thương”; tặng quà cho học sinh 3 trường chuyên biệt tại Hà Nội gồm các trường: PTCS Nguyễn Đình Chiểu, PTCS Xã Đàn và Tiểu học Bình Minh. Nhìn những khuôn mặt ngây thơ, háo hức hạnh phúc của học sinh các trường chuyên biệt, Giám đốc...

thông qua 5 phúc lợi cho lao động nữ

Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Trưởng Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam Trần Thu Phương; Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cùng đại diện Ban Nữ công LĐLĐ TP... Chia sẻ về kết quả hoạt động, tổ chức đối thoại với người lao động, Phó Tổng Giám đốc Công ty IMC Hà Hồng Phúc cho biết, công ty có hơn 200 lao động trong đó có...

Bài đọc nhiều

Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

TPO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, cấp phép trong vòng chỉ 15 ngày. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung 4 luật liên quan tới đầu tư, gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tại...

Vốn ngoại ‘đổ’ mạnh vào bất động sản

TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở. Hút 1,27 tỷ vốn FDI Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/8, tổng...

Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình

Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái BìnhPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Cụ thể, Phó thủ tướng chấp...

Điểm sáng giúp thanh khoản căn hộ phía Nam tăng trở lại

Nguồn cung căn hộ gia tăngTheo báo cáo thị trường bất động sản Tp.HCM và vùng lân cận trong tháng 8/2024 của Công ty CP DKRA (DKRA Group), hiện nay phân khúc căn hộ có sự cải thiện tích cực về nguồn cung và thu hút...

Quỹ Khởi sự Từ của Tập đoàn Kim Oanh tâm tổ chức trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Chiều 15-9, Quỹ Khởi sự Từ tâm – Công ty CP Tập đoàn Kim Oanh (Tập đoàn Kim Oanh) đã tổ chức chương trình Chuyện trăng non mùa 2 cho 72 trẻ thuộc dự án "Cùng làm cha mẹ". Từ một chủ đề của mùa trung thu 2023, Chuyện trăng non được phát triển, trở thành chương trình chính thức của dự án Cùng làm cha...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường...

Mới nhất