Trang chủChính trịChủ quyềnQuy định rõ quyền lợi người dân nơi khai thác khoáng sản

Quy định rõ quyền lợi người dân nơi khai thác khoáng sản


anh-2-mo-dong-sinh-quyen.jpg
Những năm qua, các dự án khai thác khoáng sản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, nơi có khoáng sản được khai thác

Hoạt động khai khoáng thúc đẩy phát triển kinh tế

Mới đây, tại Đối thoại chính sách “Chi phí xã hội trong hoạt động khai thác mỏ” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm đã dẫn chứng những số liệu tính toán từ Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy những con số đáng chú ý về hoạt động khai khoáng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2019, Việt Nam có tổng cộng 3.804 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng. Xét theo lĩnh vực hoạt động, phần lớn các doanh nghiệp khai khoáng tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá với 1.935 doanh nghiệp (chiếm tỉ lệ 50,87%) và khai thác cát sỏi với 873 doanh nghiệp (chiếm tỉ lệ 22,95%). Các doanh nghiệp khai thác kim loại và khai thác than có số lượng lần lượt là 330 doanh nghiệp (chiếm 8,68%) và 181 doanh nghiệp (chiếm 4,76%).

Năm 2019, tổng doanh thu của các doanh nghiệp toàn ngành khai thác khoáng sản tại Việt Nam đạt khoảng 202,4 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, phần lớn đến từ ngành khai thác than với gần 126,7 nghìn tỷ đồng (chiếm tỉ lệ 62,6% doanh thu toàn ngành khai khoáng). Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành khai thác đá đứng thứ hai với gần 37,5 nghìn tỷ đồng (chiếm tỉ lệ 18,5% doanh thu toàn ngành khai khoáng), theo sau là các doanh nghiệp khai thác quặng kim loại với tổng doanh thu hơn 19 nghìn tỷ đồng (chiếm tỉ lệ 9,4% doanh thu toàn ngành khai khoáng).

Cơ cấu doanh thu của từng lĩnh vực phân theo loại hình sở hữu có sự khác nhau theo. Ví dụ, với ngành khai thác than, gần 95% doanh thu đến từ doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, với ngành khai thác đá, chỉ 3,1% doanh thu đến từ doanh nghiệp nhà nước, hơn 95% doanh thu đến từ doanh nghiệp tư nhân.

Năm 2019, các doanh nghiệp ngành khai khoáng đóng góp khoảng 1.491,2 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp ngành khai thác than đóng góp 788,4 tỷ đồng (chiếm tỉ lệ 52,9%), các doanh nghiệp ngành khai thác đá đóng góp 394,9 tỷ đồng (tương đương 26,5%)…

Tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp ngành khai khoáng năm 2019 là gần 5.200 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp ngành khai thác đá có tổng lợi nhuận lớn nhất, xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Bình quân một doanh nghiệp ngành khai thác đá có lợi nhuận 11 tỷ đồng. Các doanh nghiệp ngành khai thác than có tổng lợi nhuận vào khoảng 1.860,5 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận khoảng 5,64 tỷ đồng.

Thời gian qua, các dự án khai thác khoáng sản cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân khi nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến tuyển dụng người địa phương vào làm việc, bao gồm cả lao động nữ làm công việc như nấu cơm, bảo vệ. Hoạt động khai khoáng cũng giúp phát triển các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương như mở quán tạp hóa bán đồ, mở quán ăn uống cho công nhân mỏ.

Số liệu tổng hợp từ báo cáo của 63 tỉnh/thành phố cho thấy, trong giai đoạn 2012-2020, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố đã hỗ trợ cho địa phương số tiền hơn 126 tỷ đồng, với gần 1,1 triệu lao động sử dụng trong hoạt động khai thác.

Quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Bên cạnh việc hỗ trợ nền kinh tế địa phương, hoạt động khai thác khoáng sản đã thu hút nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực này. PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho biết, theo kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu điều tra lao động việc làm năm 2018, cả nước có khoảng 173 nghìn lao động làm việc trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

Số lao động này phân bổ trên cả nước nhưng tập trung nhiều nhất tại Quảng Ninh (gần 52 nghìn lao động, chủ yếu trong ngành than), Nghệ An (gần 13 nghìn lao động chủ yếu khai thác đá, cát, sỏi) và Thái Nguyên (hơn 12.500 lao động chủ yếu khai thác quặng kim loại). Phần lớn lao động làm việc trong khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, so với năm 2011, tổng số lao động làm việc trong ngành khai thác khoáng sản trên cả nước đã giảm hơn 90 nghìn người. Sự sụt giảm về lao động với số lượng lớn như vậy đặt ra bài toán về vấn đề giải quyết, chuyển đổi việc làm đối với những lao động không còn làm việc trong ngành khai khoáng. Giải quyết vấn đề này là việc làm hết sức cấp thiết trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Để giải quyết vấn đề này, ngày 10/2/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đã nhấn mạnh yêu cầu: Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản; việc tái đầu tư nguồn thu từ khai thác khoáng sản để đầu tư phát triển giáo dục, y tế, hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội… cho địa phương và người dân nơi khai thác khoáng sản.

Điều 5 của Luật Khoáng sản năm 2010 đã quy định quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, tuy nhiên Điều này chưa quy định rõ việc tái đầu tư nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế, hạ tầng kỹ thuật nhằm an sinh xã hội cho địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác.

Điều này cũng chưa quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạo công ăn việc làm… đối với địa phương và người dân bị ảnh hưởng trực tiếp.

Để tháo gỡ những bất cập của Luật Khoáng sản hiện hành nói chung, cũng như đảm bảo quyền lợi của địa phương và cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác nói riêng, Bộ TN&MT đã đưa ra những quy định cụ thể, chi tiết hơn trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

Cụ thể, những quy định này liên quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong việc hỗ trợ địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, đặc biệt, khai thác khoáng sản cần song hành với mục tiêu giảm nghèo bền vững.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hoa hậu Thanh Thủy đi xe buýt 2 tầng, người hâm mộ chạy xe máy theo reo hò

(Dân trí) - Trở về Việt Nam sau khi xuất sắc giành vương miện Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International 2024) tại Nhật Bản, Hoa hậu Thanh Thủy được người hâm mộ chào đón nồng nhiệt trên các tuyến đường ở TPHCM. Đại diện Hoa hậu Quốc tế sang Việt Nam, hé lộ chuyện đặc biệt về Thanh Thủy (Thực hiện: Cẩm Tiên). Sau chiến thắng lịch sử tại Hoa hậu Quốc tế 2024, sáng 18/11, Hoa hậu Thanh Thủy...

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới hợp tác kinh tế giữa Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định có hy vọng và niềm tin vào hợp tác kinh tế sôi động hơn giữa hai nước, với khí thế mới, tầm nhìn mới và mang lại giá trị mới, góp phần biến khát vọng của hai nước trở thành hiện thực, đưa mỗi nước ngày càng phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng gắn...

Sản phẩm thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 06 tuổi phải kê khai giá

(ĐCSVN) - Bộ Y tế nêu rõ, UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai việc tiếp nhận kê khai giá sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 06 tuổi theo quy định của pháp luật về giá, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai. Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm...

Trưng bày “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

VHO - Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11, sáng 18.11, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Hoàng đế Lê Thái Tổ (1385 - 1433), tên húy là Lê Lợi - Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ...

Đầu tư vào bao bì: Bước đầu tư chiến lược cho danh tiếng doanh nghiệp

Tại sao bao bì hộp giấy là lựa chọn ưu việt?Bao bì hộp giấy đang ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường nhờ vào tính thân thiện với môi trường, khả năng tái chế và góp phần giảm thiểu rác thải nhựa. Nhưng ngoài những lợi ích về môi trường, bao bì hộp giấy còn mang lại nhiều giá trị thương hiệu vượt trội cho doanh nghiệp.- Xây dựng ấn tượng đầu tiên: Khách hàng có xu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum

Thừa ủy quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sáng 18/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban chấp hành Trung ương về “chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nhiệm kỳ 2020 - 2025”. ...

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam

Trong chương trình dự Hội nghị G20 và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 17/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18/11 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của Brazil

Sáng 17/11 theo giờ địa phương (tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của Brazil, gồm tập đoàn hàng không - vũ trụ Embraer, nhà sản xuất thịt hàng đầu thế giới JBS, tập đoàn Oceanside One Trading - tập đoàn thương mại hàng đầu châu Mỹ, tập đoàn Alterosa hoạt động trong lĩnh vực thẻ thông minh. ...

Thủ tướng dự lễ khánh thành biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Trong chương trình dự Hội nghị G20 và hoạt động song phương tại Brazil, sáng 17/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro - nơi Người làm việc khi dừng chân trên hành trình tìm đường cứu nước vào năm 1912. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. Bày...

Bài đọc nhiều

Gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Tham dự về phía lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long có Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời, lãnh đạo Sở TN&MT và một số Sở, ngành liên quan.Thay mặt UBND tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời cho biết, thời gian qua, Bộ TN&MT đã tháo gỡ...

Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn

93% người dân nông thôn được sử dụng nước sạchTheo Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Yên Bái, đến hết năm 2022 dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng trên 600.000 người, đạt 93%. Trong đó, tỷ...

Gia tăng giá trị nuôi trồng thủy sản trên biển

Cùng với khai thác hiệu quả hải sản tự nhiên trên biển, nghề nuôi biển cũng đang có bước đi khá vững chắc và phát triển mạnh của tỉnh Ninh Thuận. Người dân thu hoạch hàu được nuôi tại Đầm Nại, huyện Ninh Hải.  Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một tỉnh ven biển, nhiều hệ thống đầm, vịnh, ao, đìa ven bờ, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi biển với đa chủng loại hải sản...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Mới nhất

Một Hà Nội khác biệt trong Mười Bốn Art Show

Ngày 17/11, tại không gian Hanoi Aqua Central (44 Yên Phụ, Hà Nội), Triển lãm Mười Bốn Art Show 2024 đã được tổ chức kết hợp sự kiện giao lưu ký họa dành cho các nghệ sĩ và công chúng yêu nghệ thuật. 14 họa sĩ tham gia với 14 phong cách đã khiến không gian trưng bày trở nên phong phú, hấp dẫn.

Phản ứng của bác sĩ khi bệnh nhân âm thầm đưa phong bì

Tờ QQ đưa tin, câu chuyện cảm động này diễn ra tại một bệnh viện ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Theo đó, người phụ nữ họ Trần được chẩn đoán mắc khối u phổi ác tính kèm theo tràn dịch màng phổi. Căn bệnh khiến bà Trần cảm thấy khó thở, ho có đờm và tức ngực, đau đớn. Sau khi nắm...

Gạo thơm tiếp tục chào giá cao, nông dân chào bán lúa lai rai

Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Thị trường nguồn ít mua bán chậm, ít gạo đẹp. Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ổn định, sau nhiều phiên...

Số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, số mắc sởi của toàn TP là 87 ca tại 23 quận, huyện. Phân bố theo nhóm tuổi có 26 ca mắc dưới 9 tháng tuổi (29,9%); 16 ca từ 9-12 tháng (18,4%); 14 ca mắc từ 13-23 tháng (16,1%); 10 ca mắc từ 24-60 tháng (11,5%); 21 ca mắc...

Thăm làng khoa bảng cổ kính giữa lòng Thủ đô

TPO - Ðông Ngạc là làng khoa bảng có lịch sử gần nghìn năm tuổi ở phía Tây bắc kinh thành Thăng Long xưa. Ðến nay, làng cổ Ðông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) vẫn còn lưu giữ được những dấu xưa, những nếp sống và truyền thống được trao truyền, trở thành một nét văn hóa đặc...

Mới nhất