Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhQuy định mới về lập dự toán, quản lý sử dụng chi...

Quy định mới về lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 134/2024/NĐ-CP ngày 24/10/2024 quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Quy định mới về lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị- Ảnh 1.
Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng chi thường xuyên NSNN đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm

Nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên NSNN

Nghị định quy định: Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất đảm bảo đúng nguyên tắc và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ đề nghị bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.

Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng về quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch được phê duyệt để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tối đa không quá 15 tỷ đồng/nhiệm vụ; việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định ngay trong năm ngân sách đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; việc chuyển nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ (nếu có) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.

Lập dự toán kinh phí mua sắm phải thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị còn thiếu

Nghị định nêu rõ: Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng và quản lý tài sản thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị có nhu cầu mua sắm để bổ sung, thay mới hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị trong năm kế hoạch từ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách của năm kế hoạch.

Nội dung nhiệm vụ cần thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sự cần thiết, lý do thực hiện và xác định rõ nhu cầu bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị trong năm kế hoạch theo quy định; dự kiến kinh phí thực hiện từ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương:

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện dưới 45 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 45 tỷ đồng đến dưới 120 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 120 tỷ đồng/nhiệm vụ trở lên:

Trường hợp không thể sắp xếp, bố trí hoặc điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao, các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng kinh phí chi thường xuyên, lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan về sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi, quy mô của nhiệm vụ, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này; trên cơ sở đó tổng hợp, chịu trách nhiệm toàn diện xác định sự cần thiết, mục tiêu và dự toán kinh phí của nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị để gửi Bộ Tài chính tổng hợp.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng nguồn chi thường xuyên lĩnh vực khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường: Sau khi lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, các bộ, cơ quan trung ương tổng hợp gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường) để rà soát, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm hàng năm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương:

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quy-dinh-moi-ve-lap-du-toan-quan-ly-su-dung-chi-thuong-xuyen-nsnn-de-mua-sam-tai-san-trang-thiet-bi-382133.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rà soát quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao đề xuất của Chính phủ về quy định cơ chế thanh toán thuốc, thiết bị y tế được điều chuyển giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) bảo hiểm y tế (BHYT) để bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT. Tuy nhiên, cần cân nhắc chỉ nên coi đây là giải pháp tình thế để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế; còn về lâu...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Ngày 24/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm đã tiếp đồng chí Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Thượng tướng Trương Hựu Hiệp khẳng định Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và hai quân đội, Quân Giải phóng...

Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Phát triển Vương Quốc Anh ký kết Biên bản ghi nhớ

(TN&MT) - Chiều ngày 24/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Catherine West, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh. Dịp này, hai bên ký kết Bản ghi nhớ trong lĩnh vực môi trường và khí hậu. ...

Bảo đảm thời gian để cán bộ công đoàn không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ

(TN&MT) - Ngày 24/10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Với nội dung về tài sản công đoàn, dự thảo Luật đã...

Trình Quốc hội Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

(TN&MT) - Sáng 24/10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp. Từng bước giảm tỷ...

Bài đọc nhiều

Thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán nhiều nguồn, Bộ Công Thương nói ‘không cấm’

Ngày 23-10, tại họp báo thường kỳ quý 3, ông Phan Văn Chinh - vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, khẳng định dự thảo Nghị định quản lý kinh doanh xăng dầu đang xây dựng đưa ra quy định thương nhân phân phối không mua hàng của nhau đã được bộ cân nhắc rất kỹ.Bởi về mặt thực tiễn, qua thanh...

Bộ Công Thương: Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo, chắc chắn giá gạo sẽ ảnh hưởng

Với hoạt động xuất khẩu gạo, tháng 7-2023, Ấn Độ có ban hành luật cấm xuất khẩu gạo. Tuy nhiên đến ngày 28-9, nước này đã đề xuất bỏ lệnh cấm này.Theo ông Hải, Ấn Độ là quốc gia có vai trò lớn trên thị trường gạo thế giới, động thái của nước này đã được Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương...

Đông Triều chuyển mình lên thành phố trẻ nhất nước

Tới đây, Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh sẽ chính thức nâng cấp lên là thành phố thứ 5 của Quảng Ninh và thành phố trẻ nhất nước. Vóc dáng thành phố trẻ Trên chặng đường hiện thực hóa mục tiêu thành lập thành phố, Đông Triều nỗ lực triển khai các giải pháp xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị trong thời kỳ mới. Diện mạo đô thị của thành phố trẻ Đông Triều đang có những đổi thay...

Hậu M&A, Chứng khoán Public Bank Việt Nam nhận thêm 865 tỷ đồng từ ngân hàng mẹ

Hậu M&A, Chứng khoán Public Bank Việt Nam nhận thêm 865 tỷ đồng từ ngân hàng mẹPublic Bank Vietnam quyết đinh góp vốn thêm 865 tỷ đồng bằng tiền mặt chỉ 4 tháng sau thương vụ mua lại công ty chứng khoán này. Theo thông báo từ Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Public Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam...

Show trình diễn ô tô lớn nhất Việt Nam: Mãn nhãn với xe hybrid, xe điện

Có nhiều mẫu xe máy mới Triển lãm lần này ngoài các mẫu xe máy của các hãng Honda, Yamaha,...

Cùng chuyên mục

Hội nghị AMAF lần thứ 46: Hợp tác vì nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực

(PLVN) - Ngày 24/10, Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 46 dưới sự chủ trì của Myanmar tổ chức theo hình thức trực tuyến. Các bên tham gia đã xác định 8 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp khu vực. Hai vấn đề quan trọng của nông nghiệp khu vực Hội nghị lần này tái khẳng định cam kết của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực lương...

Cứ thu 20 đồng lãi 13 đồng, DN của ông Johnathan Hạnh Nguyễn kiếm hơn buôn vàng

Doanh nghiệp nhà chồng cựu nữ diễn viên Tăng Thanh Hà báo lãi cao chưa từng có cho dù nền kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa leo thang. CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco (SAS) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch, vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với doanh thu và lợi nhuận gộp đạt tương ứng hơn 782 tỷ đồng và 498...

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/10

► Nhận định chứng khoán 25/10: VN-Index có thể kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1.240 – 1.250 điểm Khuyến nghị tăng tỷ trọng dành cho cổ phiếu FPT Theo Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), Quý III/2024, CTCP FPT (FPT) ghi nhận lãi trước thuế đạt 2.913 tỷ đồng tiếp tục là quý đạt lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 45.241 tỷ đồng (+19% so với cùng kỳ),...

Chứng khoán ACB (ACBS) sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Vốn điều lệ của ACBS sẽ được tăng thêm 3.000 tỷ đồng. Đây đã là lần tăng vốn thứ 3 của công ty chứng khoán này trong khoảng một năm trở lại đây. Vốn điều lệ của ACBS sẽ được tăng thêm 3.000 tỷ đồng. Đây đã là lần tăng vốn thứ 3 của công ty chứng khoán này trong khoảng một năm trở lại đây. Công...

Bán mạnh cổ phiếu ngân hàng, VN-Index giảm hơn 13 điểm

Áp lực bán mạnh đến từ STB và VHM đã kích hoạt lệnh bán ở nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường trong phiên 24/10. Áp lực bán mạnh đến từ STB và VHM đã kích hoạt lệnh bán ở nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường trong phiên 24/10. VHM là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi 3,31 điểm. Sau phiên...

Mới nhất

“Giấc mơ” giáo sư, tiến sĩ

Những ngày qua, dư luận không ngớt bàn tán về việc Bộ GD&ĐT yêu cầu 2 trường đại học thu hồi bằng cử nhân, tiến sĩ đã cấp cho một vị trụ trì ngôi chùa tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi xác định bằng cấp 3 của người này không hợp pháp. ...

Ngân hàng nào quán quân chi trả thu nhập?

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, thu nhập bình quân mỗi nhân viên Techcombank lên đến 48 triệu đồng/tháng. Với con số này, liệu Techcombank có giữ được ngôi vị là ngân hàng có chế độ đãi ngộ cho nhân viên tốt nhất hệ thống? Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu nhập bình quân...

Cứ thu 20 đồng lãi 13 đồng, DN của ông Johnathan Hạnh Nguyễn kiếm hơn buôn vàng

Doanh nghiệp nhà chồng cựu nữ diễn viên Tăng Thanh Hà báo lãi cao chưa từng có cho dù nền kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa leo thang. CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco (SAS) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch, vừa công bố báo cáo...

Venezuela, Malaysia muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam

Đó là chia sẻ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Kazan (Nga). Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trong cuộc gặp ở Nga ngày 24-10 - Ảnh: ĐOÀN BẮC Ngày 24-10, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội...

Hé lộ không gian truyền cảm hứng của triển lãm Sống như nhà đầu tư tại Hà Nội

Tiếp nối sự kiện "Sống như nhà đầu tư" thu hút khán giả tại TP.HCM, Dragon Capital Việt Nam tiếp tục mang không gian nghệ thuật ra Hà Nội với phong cách vừa đậm hơi thở phố cổ, vừa đan xen tinh thần hiện đại. Hé lộ không gian truyền cảm hứng của triển lãm "Sống như nhà đầu tư"...

Mới nhất