Trang chủPolitical ActivitiesQuy định mới về lập dự toán, quản lý sử dụng chi...

Quy định mới về lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị



(MPI) – Ngày 24/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên NSNN

Theo Nghị định, việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất đảm bảo đúng nguyên tắc và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ đề nghị bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.

Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng về quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch được phê duyệt để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tối đa không quá 15 tỷ đồng/nhiệm vụ; việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định ngay trong năm ngân sách đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; việc chuyển nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ (nếu có) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.

Lập dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị

Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng và quản lý tài sản thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị có nhu cầu mua sắm để bổ sung, thay mới hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị trong năm kế hoạch từ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách của năm kế hoạch.

Nội dung nhiệm vụ cần thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sự cần thiết, lý do thực hiện và xác định rõ nhu cầu bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị trong năm kế hoạch theo quy định; dự kiến kinh phí thực hiện từ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện dưới 45 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 45 tỷ đồng đến dưới 120 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 120 tỷ đồng/nhiệm vụ trở lên:

Trường hợp không thể sắp xếp, bố trí hoặc điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao, các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng kinh phí chi thường xuyên, lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan về sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi, quy mô của nhiệm vụ, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này; trên cơ sở đó tổng hợp, chịu trách nhiệm toàn diện xác định sự cần thiết, mục tiêu và dự toán kinh phí của nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị để gửi Bộ Tài chính tổng hợp.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng nguồn chi thường xuyên lĩnh vực khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường: Sau khi lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, các bộ, cơ quan trung ương tổng hợp gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường) để rà soát, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan trung ương để báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt về chủ trương thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm hàng năm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về sự cần thiết, sự phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; chịu trách nhiệm về hồ sơ rà soát để ban hành theo thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, tiết kiệm, hiệu quả.

Lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, căn cứ quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị của cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan, đơn vị đề xuất dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của năm kế hoạch, tổng hợp vào dự toán của cơ quan, đơn vị mình, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, bao gồm: Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-10-30/Quy-dinh-moi-ve-lap-du-toan-quan-ly-su-dung-chi-thhn2urg.aspx

Cùng chủ đề

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng “Ngày vì môi trường Phú Quốc”

Sáng 7/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tích cực tham gia hưởng ứng “Ngày vì môi trường Phú Quốc” với nhiều nội dung hoạt động thiết thực. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cán bộ, chiến sĩ và...

Nâng cao chất lượng hoạt động y tế cơ sở cấp vùng

NDO - Sáng 7/12, tại tỉnh Vĩnh Long, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý y tế giữa Sở Y tế các tỉnh, thành phố: Vĩnh Long - Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và 1 số tỉnh duyên hải miền trung với chủ đề: “Nâng cao chất lượng...

Phát triển kinh tế di sản ở Huế theo xu hướng xanh và bền vững

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số là xu hướng tất yếu và bền vững đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới. Tại Thừa Thiên Huế, với hệ thống di sản và cảnh quan đa dạng, việc định hướng phát triển này sẽ thúc đẩy khai thác thế mạnh văn hóa vốn có. Các đại biểu tham dự tại diễn đàn Ngày 6.12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế...

Những việc cần làm sau khi lệnh cấm thuốc lá thế hệ mới có hiệu lực

Lệnh cấm thuốc lá thế hệ mới đã được Quốc hội thông qua, nhưng việc giám sát và kiểm soát các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trên thị trường có thể gặp nhiều thử thách. Những việc cần làm sau khi lệnh cấm thuốc lá thế hệ mới có hiệu lựcLệnh cấm thuốc lá thế hệ mới đã được Quốc hội thông qua, nhưng việc giám sát và kiểm soát các sản phẩm thuốc...

Về xứ Thanh xem trò Xuân Phả có ‘1-0-2’ tồn tại 1.000 năm

Được ghi vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016, trò Xuân Phả đã vượt ra khỏi phạm vi làng xã, trở thành một biểu tượng quý giá của văn hóa dân gian Việt Nam. Trò diễn “độc nhất vô nhị” Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, trò Xuân Phả xuất hiện vào thời nhà Đinh (968 - 980), phát triển rực rỡ vào thời Lê sơ.  Xuân Phả nổi bật với 5 điệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Thách thức, cơ hội và giải pháp

(MPI) - Đây là chủ đề của Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ diễn ra chiều ngày 02/12/2024 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự và phát biểu tại Hội nghị. ...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp xã giao Thứ trưởng Ngoại giao Tanzania

(MPI) - Ngày 04/12/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đã tiếp xã giao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania Cosato David Chumi nhân dịp Ông thăm Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp xã giao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác...

Tọa đàm “Các động lực mới cho phát triển bền vững ở Việt Nam”

(MPI) – Ngày 03/12/2024, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Tọa đàm “Các động lực mới cho phát triển bền vững ở Việt Nam” nhằm tạo diễn đàn cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trao đổi thảo luận tình hình thực hiện phát triển bền vững tại Việt Nam thời gian qua, phân tích các động lực mới cho phát triển bền vững...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1483/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Theo Kế hoạch, tỉnh Ninh Thuận sẽ chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa...

Huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn

(MPI) - Tại Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư các phòng thí nghiệm bán dẫn phục vụ đào tạo, nghiên cứu theo giai đoạn phù hợp...

Bài đọc nhiều

Trao huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Cộng hoà Pháp cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền

Chiều 3/12, tại Đại sứ quán Pháp, ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Pháp trao huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào...

Tập huấn công tác soạn thảo văn bản nội bộ và truyền thông chính sách

Trong 2 ngày (5-6/12), tại Đồng Tháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị Tập huấn công tác soạn thảo văn bản nội bộ và truyền thông chính sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội nghị. ...

Năm 2025, Quảng Ninh phấn đấu thu hút 20 triệu lượt khách du lịch

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh thu hút ước đạt 19 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt. Tổng thu du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. ...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp về công tác triển khai quan hệ đối tác chuyển dịch …

Cuộc họp có sự tham gia của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản...

Xây dựng Nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao trong luật, kịp thời quy định chi tiết Điều 36a Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của Luật. Bên cạnh...

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học với công nghệ

Sáng 7/12, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo chủ đề “Giáo dục đại học với công nghệ”. ...

Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Ngày 4/12, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra chương trình họp cấp cao về “Dự án xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do các cơ quan của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Australia và Liên Hợp Quốc triển khai (dự án EVAWC). ...

“Thách thức, cơ hội và giải pháp

(MPI) - Đây là chủ đề của Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ diễn ra chiều ngày 02/12/2024 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự và phát biểu tại Hội nghị. ...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra công tác chuẩn bị bay chào mừng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(Bqp.vn) - Chiều 3/12, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã kiểm tra tại Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân về công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ bay chào mừng tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Cùng đi có đại diện lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan chức năng của Bộ...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp xã giao Thứ trưởng Ngoại giao Tanzania

(MPI) - Ngày 04/12/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đã tiếp xã giao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania Cosato David Chumi nhân dịp Ông thăm Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp xã giao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác...

Mới nhất

Việt Nam đứng thứ 6 số lượng sinh viên học tại Mỹ

Thông tin trên được nêu tại lễ ra mắt chương trình cử nhân quốc tế IBD.US@NEU do Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân vừa tổ chức. Sự kiện đánh dấu sự hợp tác Đại học Kinh tế quốc đân với hai trường đại học uy tín của Mỹ: Đại học Boise State và...

34 tác phẩm xuất sắc đoạt giải cuộc thi ảnh, video ‘Happy Vietnam năm 2024’

Tối 11/12 tới đây, Bộ TT&TT phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Sau gần 7 tháng phát động, Cuộc thi đã thu hút được tổng số 6.863 tác giả tham gia...

Nhóm nhạc bước ra từ ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ gồm những ai?

Sau thành công từ Anh trai vượt ngàn chông gai, nhà sản xuất chương trình cho ra mắt nhóm nhạc B.O.F. Những anh tài toàn năng được đông đảo khán giả yêu mến này gồm Jun Phạm, S.T Sơn Thạch, BB Trần, Kay Trần và Bùi Công Nam. Thông tin này lập tức khiến người hâm mộ “đứng ngồi...

4 bệnh khiến nhiều người tử vong nhất ở Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, tiểu đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Mới nhất