Trang chủNewsChính trịQuy định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại...

Quy định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Ngày 28/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) với 95,62 ĐBQH có mặt tán thành.

Trước khi biểu quyết thông qua Luật, ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cho biết, về khoản 2 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 13-Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan) có một số ý kiến đề nghị quy định tuổi của sĩ quan QĐNDVN thống nhất theo Bộ luật lao động và Luật Công an nhân dân (CAND); đề nghị quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp cho từng quân, binh chủng, phù hợp với tính chất, môi trường, địa bàn công tác; giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về độ tuổi nghỉ hưu ở một số chức danh chỉ huy, quản lý nhưng không cao hơn độ tuổi theo cấp bậc quân hàm.

z6076815795060_c5a5df5e8484923b8ca2658797326dd5.jpg
Kết quả biểu quyết thông qua Luật (Ảnh: Quang Vinh)

Về vấn đề này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Do cơ cấu, tổ chức, tính chất, nhiệm vụ, đối tượng tác chiến của Quân đội và Công an khác nhau, nếu tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan Quân đội bằng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan CAND hoặc bằng tuổi của người lao động theo Bộ luật Lao động sẽ không bảo đảm cho sĩ quan, nhất là sĩ quan ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ. Hằng năm, Quân đội vẫn phải tuyển sinh quân sự để sắp xếp và trẻ hóa đội ngũ cán bộ cấp phân đội, nếu tăng thêm tuổi so với dự thảo Luật sẽ gây dôi dư, ùn tắc trong đội ngũ sĩ quan. Việc tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo Luật vừa giữ gìn được đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe trong chỉ huy, quản lý, nghiên cứu, tham mưu và số cán bộ có chuyên môn trình độ cao để có nhiều thời gian phục vụ Quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện đại; bảo đảm sĩ quan cơ bản có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%. Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ như dự thảo Luật.

Cụ thể, tại Điều 13 của Luật quy định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm: Cấp Úy: 50; Thiếu tá: 52; Trung tá: 54; Thượng tá: 56; Đại tá: 58; Cấp Tướng: 60.

Liên quan đến có ý kiến đề nghị quy định đối với cán bộ chỉ huy cấp chiến lược thì thực hiện theo độ tuổi quy định, cán bộ chỉ huy ở các đơn vị tập trung, đủ quân, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu thì độ tuổi phục vụ sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, theo ông Tới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo rằng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan gắn liền với cấp bậc quân hàm, phù hợp với hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị và được quy định thống nhất.

Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức và cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội được tổ chức theo hình tháp, nhu cầu phát triển lên chức vụ, cấp bậc quân hàm càng cao thì càng bị thu hẹp, sĩ quan giữ chức vụ và cấp bậc quân hàm thấp phải trẻ hơn sĩ quan giữ chức vụ và cấp bậc quân hàm cao; vì vậy, đối với sĩ quan chỉ huy, quản lý đơn vị, thời gian giữ mỗi chức vụ chỉ ổn định trong một thời gian nhất định và phải thay đổi để trẻ hóa, hạn chế tình trạng ùn tắc ở cấp trên, thiếu hụt cấp dưới. Do đó, để bảo đảm chất lượng, sự phát triển của sĩ quan và cân đối về số lượng cán bộ giữa các cấp, các chức nên độ tuổi phải được giãn cách hợp lý. Việc điều chỉnh tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như dự thảo Luật nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn và lao động đặc thù nêu trên.

Đề cập đến việc có ý kiến đề nghị đánh giá tác động đến quỹ bảo hiểm xã hội, làm rõ tỷ lệ hưởng lương đối với sĩ quan sau khi tăng tuổi phục vụ tại ngũ từ 1 đến 5 tuổi, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Sau khi tăng hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất đối với sĩ quan từ 1-5 tuổi, sẽ tăng thêm thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ở mức đóng cao nhất đối với sĩ quan trước khi nghỉ hưu, làm gia tăng sự tích lũy đối với quỹ bảo hiểm xã hội, tăng thêm sự bảo toàn, tăng trưởng và cân đối quỹ trong dài hạn; thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng-hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững; bảo đảm phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội góp phần an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển bền vững đất nước.

Về khoản 3 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 15-Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan) có một số ý kiến đề nghị cân nhắc quân hàm cấp tướng tương xứng giữa Quân đội và Công an ở các tỉnh, thành phố lớn, trọng điểm; quy định rõ số lượng cấp tướng đối với từng cấp hàm; quy định cấp bậc quân hàm cao nhất từ Trung tướng trở xuống (điểm c, điểm d) như luật hiện hành; đề nghị nâng cấp bậc quân hàm đối với cấp cơ sở; bổ sung cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện; quy định trần quân hàm tương đồng giữa Quân đội và Công an ở cấp huyện.

Về các nội dung nêu trên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 185-TB/TW ngày 28/10/2014: Quân đội không quá 415 vị trí có trần quân hàm cấp Tướng; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ Chính trị, Luật Sĩ quan QĐNDVN và Nghị quyết của UBTVQH bảo đảm số lượng vị trí có cấp bậc quân hàm cấp tướng theo quy định. Nếu bổ sung số lượng Thượng tướng cho chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng và quy định trần quân hàm cấp tướng cho Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự của 11 tỉnh trọng điểm như Luật CAND (không quy định trần quân hàm cấp tướng cho Chính ủy) thì không phù hợp với Nghị quyết số 51-NQ/TW và vượt quá số lượng cấp tướng theo quy định của Bộ Chính trị; như vậy, sẽ tác động đến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố khác và các chức danh tương đương khác trong toàn quân như Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn. Mặt khác, không bảo đảm nguyên tắc cấp bậc quân hàm sĩ quan của cấp trên cao hơn cấp bậc quân hàm sĩ quan của cấp dưới, dẫn đến bất cập trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Hiện nay, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định và sửa đổi Thông tư về chức vụ, chức danh của sĩ quan QĐNDVN; trong đó xem xét, tính toán kỹ lưỡng cấp bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan trong toàn quân, bổ sung quy định cụ thể số lượng và từng vị trí có cấp bậc quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân và Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân bảo đảm chặt chẽ, minh bạch và không vượt quá số lượng theo kết luận của Bộ Chính trị; sửa đổi những nội dung về chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp tướng, cấp tá, cấp úy, bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với nội dung sửa đổi tại dự thảo Luật và cơ cấu, tổ chức biên chế, tính chất nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.



Nguồn: https://daidoanket.vn/quy-dinh-han-tuoi-cao-nhat-cua-si-quan-phuc-vu-tai-ngu-theo-cap-bac-quan-ham-10295456.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đặt mục tiêu xóa tình trạng nhà ở tạm, nhà dột nát trong vùng đồng bào DTTS

Ngày 28/11, tại tỉnh An Giang diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. ...

Còn gần một vạn hộ gia đình cần hỗ trợ về nhà ở

Ngày 28/11, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ phát động vận động ủng hộ chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. ...

Hạn chế ‘ăn’ điểm do khoanh bừa

Khác với những năm trước, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng câu hỏi dạng thức mới và cách tính điểm cũng có nhiều thay đổi. Cách tính điểm mới này nhằm hạn chế tình trạng thí sinh khoanh bừa để đạt điểm cao. ...

Dự án 6: Du lịch cộng đồng

Điểm du lịch Khe Rạn (Nghệ An) nổi lên như một điểm nhấn về du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số. Bước đầu đã đem lại hiệu quả, cuộc sống của người dân có nhiều khởi sắc. ...

Nâng chất kiểm định giáo dục

Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho hay, đến nay đã có gần 100% cơ sở được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục chu kỳ 1; số được công nhận ở chu kỳ 2 khoảng 50%. Tuy nhiên, còn một số cơ sở giáo dục đại học (ĐH) chưa kiểm định lần nào là nhóm các trường đặc thù như nghệ thuật, văn hóa, hay một số trường mới...

Bài đọc nhiều

Việt Nam sẵn sàng tham gia các diễn đàn để có thể phát huy vai trò, đóng góp của mình cho những vấn đề...

Ngày 23/11, tại Cung 7/1, Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở Thủ đô Phnom Penh, diễn ra phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình và hòa giải". ICAPP-12 do CPP lần thứ hai đăng cai tổ chức từ ngày 21-24/11, có sự tham dự của 260 đại biểu thuộc các đảng chính trị đến...

Tháo ‘điểm nghẽn’ để bước vào kỷ nguyên mới

Dù đã có Nghị quyết 98 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, thế nhưng đô thị “đầu tàu” kinh tế cả nước vẫn đang phải chật vật để giữ vững tăng trưởng, nhất là từ giai đoạn “hậu” Covid-19 cho đến nay. Để thoát khỏi tình trạng này, nhiều chuyên gia hiến kế TPHCM mạnh dạn tháo gỡ mạnh mẽ các “điểm nghẽn” vướng mắc, hạn chế để bứt phá. ...

Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân với lời thề vì nước vì dân

Ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại khu rừng Trần Hưng Ðạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - Ðội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt...

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ...

Với đa số phiếu đại biểu Quốc hội tán thành (89,77%), ngày 27/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. ...

Việt Nam – Hoa Kỳ: Tạo đột phá trong hợp tác đầu tư

Sáng 27/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 với chủ đề “Chính sách và hưởng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung”. ...

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Hoa Kỳ: Tạo đột phá trong hợp tác đầu tư

Sáng 27/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 với chủ đề “Chính sách và hưởng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung”. ...

Tháo ‘điểm nghẽn’ để bước vào kỷ nguyên mới

Dù đã có Nghị quyết 98 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, thế nhưng đô thị “đầu tàu” kinh tế cả nước vẫn đang phải chật vật để giữ vững tăng trưởng, nhất là từ giai đoạn “hậu” Covid-19 cho đến nay. Để thoát khỏi tình trạng này, nhiều chuyên gia hiến kế TPHCM mạnh dạn tháo gỡ mạnh mẽ các “điểm nghẽn” vướng mắc, hạn chế để bứt phá. ...

Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân với lời thề vì nước vì dân

Ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại khu rừng Trần Hưng Ðạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - Ðội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt...

Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay

Trao đổi với TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội là không đúng. Hiện chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố ngay. ...

Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu

Tổng Bí thư nhấn mạnh thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn, tránh để tình trạng chậm triển khai gây lãng phí lớn về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. ...

Mới nhất

TP.HCM còn ít cơ sở điều trị đột quỵ đạt chuẩn

Theo Trung tâm cấp cứu 115, việc cấp cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ hiện vẫn còn nhiều khó khăn, do số lượng cơ sở điều trị đột quỵ đạt chuẩn ít. ...

Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?

Để tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày? ...

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón chính thức Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Chiều 28/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là chuyến thăm lần...

Quốc hội thống nhất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan Quân đội

Sáng 28/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

TP.HCM tìm cách đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Nhiều doanh nghiệp cho biết gặp khó trong việc sắp xếp và xử lý nhà, đất thuộc doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thực hiện cổ phần hóa. ...

Mới nhất