Trang chủPolitical ActivitiesQuy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh...

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn



Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thaodu lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL đăng tải các câu hỏi – đáp quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

Câu hỏi 1: Các quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn bao gồm:,

1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

3. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.

4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Câu hỏi 2: Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật có các quyền và trách nhiệm gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật có các quyền và trách nhiệm sau:

– Về quyền:

a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;

b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

– Về trách nhiệm:

a) Tuân thủ những quy định cấm tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện đúng với nội dung đã thông báo; nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;

c) Bảo đảm hoạt động có nội dung phù hợp với văn hóa truyền thống; phù hợp với lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật; trường hợp tổ chức cho trẻ em phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em;

d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;

đ) Thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;

e) Không được sử dụng người biểu diễn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

g) Không được sử dụng danh hiệu, giải thưởng đã bị thu hồi, bị hủy hoặc danh hiệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

h) Dừng hoặc thay đổi thời gian, địa điểm, kế hoạch tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 3: Pháp luật quy định về các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật như thế nào?

Trả lời: Điều 8 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn quy định về các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cụ thể như sau:

1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP.

2. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP.

3. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức trên, thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP.

4. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.

Câu hỏi 4: Pháp luật quy định về thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP, việc thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật được thực hiện như sau:

1. Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức thực hiện thông báo tới cơ quan nhà nước tiếp nhận thông báo trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.

– Cơ quan tiếp nhận thông báo đối với trường hợp này bao gồm:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.

2. Cơ sở kinh doanh sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở này không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện thông táo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn trước khi tổ chức.

3. Trình tự tiếp nhận thông báo:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 144/2020/ND-CP) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

Câu hỏi 5: Điều kiện tổ chức tổ chức biểu diễn nghệ thuật là gì?

Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, theo đó điều kiện để tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm:

– Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;

– Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

– Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 6: Ai là người có thẩm quyền để chấp thuận hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật?

Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, theo đó thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định:

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp trên.

Câu hỏi 7: Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm những gì?

Trả lời: Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, theo đó hồ sơ đề nghị chấp thuận gồm có:

– Văn bản đề nghị chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu);

– Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch).

Câu hỏi 8: Thủ tục cấp văn bản chấp thuận hoạt động kinh doanh việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm những gì?

Trả lời: Căn cứ Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, theo đó Thủ tục cấp văn bản chấp thuận gồm có:

– Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật;

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;

– Trường hợp thay đổi nội dung biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;

– Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật ít nhất 02 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức.

Câu hỏi 9: Pháp luật quy định chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật có các quyền và trách nhiệm như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, chủ địa điểm biểu diễn có các quyền và trách nhiệm cụ thể như sau:

– Chủ địa điểm có các quyền

a) Khai thác, sử dụng địa điểm theo quy định của pháp luật;

b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc khai thác, sử dụng địa điểm.

– Chủ địa điểm chịu trách nhiệm:

a) Tuân thủ quy định về hoạt động kinh doanh, điều kiện an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan;

b) Dừng hoặc thay đổi thời gian, quy mô hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 10: Điều kiện tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn là gì?

Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, theo đó điều kiện để tổ chức cuộc thi, liên hoan gồm có:

– Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;

– Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

– Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 11: Ai là người có thẩm quyền chấp thuận hoạt dộng kinh doanh tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn?

Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, theo đó thẩm quyền chấp thuận bao gồm:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp trên.

Câu hỏi 12: Hồ sơ và thủ tục chấp nhuận hoạt dộng kinh doanh tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm những gì?

Trả lời: Căn cứ Khoản 3 và 4 Điều 13 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, theo đó hồ sơ và thủ tục chấp thuận bao gồm:

1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận:

– Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi, liên hoan (theo Mẫu);

– Đề án tổ chức cuộc thi, liên hoan (theo Mẫu).

2. Thủ tục cấp văn bản chấp thuận:

– Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi, liên hoan;

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan (theo Mẫu) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;

– Trường hợp thay đổi nội dung cuộc thi, liên hoan đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi, liên hoan có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;

– Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi, liên hoan đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi, liên hoan có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức cuộc thi, liên hoan ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi, liên hoan.

Ngoài ra, về trách nhiệm thông báo, hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương thực hiện thông báo bằng văn bản (theo Mẫu) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi, liên hoan sau khi có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi, liên hoan.

Câu hỏi 13: Điều kiện để tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu là gì?

Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn điều kiện tổ chức cuộc thi bao gồm:

– Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;

– Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

– Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 14: Thẩm quyền để chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu là gì?

Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, thẩm quyền để chấp thuận tổ chức:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động tổ chức cuộc thi trên địa bàn đúng quy định của pháp luật.

Câu hỏi 15: Hồ sơ và thủ tục đề nghị chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu là gì?

Trả lời: Căn cứ Khoản 4 và 5 Điều 16 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, hồ sơ và thủ tục đề nghị chấp thuận bao gồm:

1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận:

– Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi (theo Mẫu);

– Đề án tổ chức cuộc thi (theo Mẫu).

2. Thủ tục cấp văn bản chấp thuận:

– Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi;

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi (theo Mẫu) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;

– Trường hợp thay đổi nội dung cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;

– Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức cuộc thi ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.

Câu hỏi 16: Pháp luật quy định về dừng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật cụ thể như sau:

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm quy định về những điều cấm tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP;

b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;

c) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này.

3. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.

4. Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.

6. Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 17: Pháp luật quy định về thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu cụ thể như sau:

1. Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau:

a) Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định những quy định cấm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

b) Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.

2. Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan thu hồi danh hiệu, giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc thu hồi không được thực hiện, cơ quan nhà nước tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản yêu cầu thu hồi và đăng tải thông tin hủy kết quả cuộc thi, liên hoan trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 18: Điều kiện để lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật là gì?

Trả lời: Căn cứ Điều 22 về Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, điều kiện để lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật bao gồm:

Đơn vị lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật phải là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật. Thực hiện lưu chiểu

a. Tổ chức, cá nhân nộp lưu chiểu ít nhất 10 ngày trước khi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

– Bản ghi âm, ghi hình của tổ chức thuộc cơ quan Trung ương nộp đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

– Bản ghi âm, ghi hình của tổ chức, cá nhân thuộc địa phương nộp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b. Hồ sơ nộp lưu chiểu gồm: tờ khai nộp lưu chiểu (theo Mẫu) kèm theo 02 bản ghi âm, ghi hình bằng hình thức trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm nộp lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình.

Câu hỏi 19: Tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật có các quyền và trách nhiệm như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật có các quyền và trách nhệm cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật có quyền:

a) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;

b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật.

– Tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:

a) Không lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;

c) Thực hiện lưu chiểu theo quy định tại Nghị định này.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hoat-dong-kinh-doanh-trong-linh-vuc-nghe-thuat-bieu-dien-20241230102939897.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng nói về việc tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm metro TPHCM

TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã giao cho “anh Vượng” (tức tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) nghiên cứu xây dựng một hệ thống metro từ trung tâm TPHCM đến huyện Cần Giờ và ông Vượng đồng tình. TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã giao cho “anh Vượng” (tức tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) nghiên cứu xây dựng...

Nguy cơ bùng phát mạnh dịch sởi nếu không tiêm phòng kịp thời

Dịch bệnh sởi gia tăng tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát mạnh nếu không tiêm phòng kịp thời. Dịch bệnh sởi gia tăng tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát mạnh nếu không tiêm phòng kịp thời. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/12/2024 đến ngày 3/1/2025), thành phố ghi nhận 101 trường hợp...

Nhận định tuyển Việt Nam đấu với Thái Lan: Nâng cúp trên đất Thái

Tuyển Việt Nam làm tất cả để đánh bại Thái Lan trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 (AFF Cup), nâng cúp vô địch ngay tại Rajamangala (Bangkok). Khi Thái Lan đánh mất sự tự tin Trước trận chung kết lượt về ASEAN Cup, HLV Masatada Ishii tiết lộ Thái Lan chuẩn bị kịch bản đá luân lưu với tuyển Việt Nam. Chiến lược gia người Nhật Bản có lẽ không tự tin vào khả năng đánh bại đối...

Ca sĩ Đoàn Hồng Hạnh mang đến không khí sôi động những ngày đầu năm

(Dân trí) - Tối 4/1, ca sĩ Đoàn Hồng Hạnh tổ chức đêm nhạc "Ký ức Sao Mai" tại Hà Nội với sự tham gia của nghệ sĩ Hoàng Hồng Ngọc, Nguyễn Đình Tuấn Dũng và rapper RamC. Ký ức Sao Mai là đêm nhạc riêng đầu tiên của ca sĩ Đoàn Hồng Hạnh, được cô ấp ủ từ khi bước ra khỏi cuộc thi Sao Mai đến nay mới thực hiện được.Tại minishow, nhạc sĩ Xuân Bình - Phó trưởng...

Điều tra vụ đập phá xe ô tô công nghệ ở TPHCM

Tài xế ô tô công nghệ trình báo bị một thanh niên dùng gạch đá đập phá ô tô, sau đó ném vào người anh. Hôm nay (ngày 5/1) Công an quận Bình Tân, TPHCM phối hợp cùng Công an phường Bình Hưng Hoà B điều tra về vụ đập phá xe ô tô công nghệ xảy ra trên địa bàn. Cụ thể, tối 4/1, anh N.B.M.D. (33 tuổi, là tài xế ô tô công nghệ) trình báo về việc xe...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Thể dục thể thao

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL...

Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Vào hồi 17h40 ngày 16/9/2023 giờ địa phương (tức 21h40 ngày 16/9/2023 giờ Việt Nam) tại Thủ đô Riyadh, nước Cộng hoà Ả rập Xê út, Uỷ ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức gõ búa công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Đây là lần đầu tiên, hai Di sản thiên nhiên thế giới được công nhận trở thành Di sản thế giới thuộc địa bàn hai...

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh lĩnh vực bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL...

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) hướng tới một di sản thiên nhiên liên quốc gia

Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) có đường biên giới tiếp giáp với Vườn quốc gia Hin Nam No (tỉnh Khăm Muộn) của nước bạn Lào. Cùng nằm trong hệ thống đá vôi có diện tích lớn nhất Đông Nam Á lại có rất nhiều sự tương đồng, việc hợp tác, liên kết giữa hai vườn quốc gia sẽ làm tăng quy mô, đồng thời nâng cao công tác bảo...

Số hóa tư liệu văn hóa Chăm ở Mỹ Sơn – Quảng Nam

Việc sưu tầm, sao chép, số hóa tư liệu, hiện vật liên quan đến các di sản vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm không chỉ giúp công tác lưu trữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Champa hiệu quả mà còn phù hợp với xu hướng hiện nay. Dù vậy, công tác này thực tế vẫn triển khai khá chậm so với yêu cầu đặt ra. Việc số hóa hồ sơ các di...

Bài đọc nhiều

Đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GDĐT và Bộ Tư pháp

Ngày 2/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025 giữa hai bộ. ...

Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

(MPI) - Ngày 28/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1681/QĐ-TTg về việc giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2024 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương. ...

Đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa đọc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2821/QĐ – BVHTTDL về Kế hoạch Tổ chức các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa đọc năm 2024 ...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dự, chỉ đạo Hội nghị Đảng ủy Quân khu 5

(Bqp.vn) - Sáng 3/1, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Quân khu 5 (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tổ chức Hội nghị lần thứ 10. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Quang cảnh hội nghị.Hội nghị đã quán triệt Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ năm 2025 của Quân ủy Trung ương; thông qua Báo...

Cùng chuyên mục

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Thể dục thể thao

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Lào tại Việt Nam

Cùng tham dự buổi làm việc giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đại sứ Lào có đại diện của lãnh đạo các đơn vị, chức năng của Bộ Công Thương: Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Cục Xuất nhập khẩu và Văn phòng Bộ; về phía đại sự quán Lào có các đồng chí Tham tán, Bí...

Hội nghị tổng kết công tác phát triển thị trường châu Âu

Mở đầu Hội nghị, đồng chí Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ thay mặt tập thể Lãnh đạo và công chức Vụ đã tóm tắt tình hình phát triển thị trường châu Âu – châu Mỹ năm 2024 và định hướng công tác năm 2025. Theo đó, năm 2024, mặc dù tình hình thị trường thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp tác động tiêu cực đến...

Đảng ủy Quân đoàn 34 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) - Sáng 3/1, Đảng ủy Quân đoàn 34 tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Quang cảnh hội nghị.Thiếu tướng Lê Minh Quang, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn 34 chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Thiếu tướng Nguyễn Bá...

Khối thi đua số 3, Bộ Tổng Tham mưu phát động thi đua năm 2025

(Bqp.vn) - Chiều 3/1, tại Hà Nội, Khối thi đua số 3, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động Phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2025. Đại tá Phạm Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng Tham mưu dự buổi lễ.Quang cảnh lễ phát động.Năm 2025 là năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đẩy mạnh thi đua hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu Đại...

Mới nhất

Trần Thị Bích Thủy: Mỗi hành trình với tôi là thêm sự khai phá

  Phụ công Bích Thủy đến thi đấu tại Giải bóng chuyền nữ chuyên nghiệp ở Hàn Quốc là điều khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng nhìn vào khả năng chuyên môn thì việc tay đập này ra nước ngoài thi đấu hoàn toàn phù hợp. Điều này giúp bóng chuyền nữ Việt Nam tạo dựng thêm hình ảnh tại châu lục. Sự chờ đợi...

Trường ĐH Tài chính-Marketing xét tuyển tổ hợp 3 môn bất kỳ, toán là môn bắt buộc

Theo thông tin tuyển sinh năm 2025, Trường ĐH Tài chính-Marketing xét tuyển theo tổ hợp 3 môn bất kỳ, trong đó có...

Bình Thuận sẽ chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận sẽ rà soát cụ thể từng dự án đầu tư và cương quyết áp dụng các biện pháp như xử phạt hành chính hoặc quyết định ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư của các dự án. Bình Thuận rà soát, cương quyết chấm dứt hoạt động các dự án...

Mới nhất