Trang chủPolitical ActivitiesQuy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh lĩnh vực...

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh lĩnh vực bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích



Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thaodu lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL đăng tải các câu hỏi – đáp quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh doanh lĩnh vực bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LĨNH VỰC BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH

 Câu hỏi 1: Hành nghề tu bổ di tích gồm những nghề nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nghị định số 31/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP, Nghị định số 61/2016/NĐ-CP và Nghị định số 36/2019/NĐ-CP) (sau đây gọi chung là Nghị định số 61/2016/NĐ-CP), hành nghề tu bổ di tích bao gồm:

a) Hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích;

b) Hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích;

c) Hành nghề thi công tu bổ di tích;

d) Hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

Câu hỏi 2: Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;

Theo Điều 69 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:

– Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Khảo sát xây dựng:

(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

+ Thiết kế xây dựng:

(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

(ii) Thiết kế cơ – điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

(iii) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Giám sát thi công xây dựng:

(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

– Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

+ Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

+ Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

+ Hạng III: Đã tham gia lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 3: Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng

Theo Điều 70 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:

– Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Khảo sát xây dựng:

(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

+ Thiết kế xây dựng:

(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

(ii) Thiết kế cơ – điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

(iii) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Giám sát thi công xây dựng:

(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

– Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

+ Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 4: Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng;

Theo Điều 70 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:

– Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Khảo sát xây dựng:

(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

+ Thiết kế xây dựng:

(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

(ii) Thiết kế cơ – điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

(iii) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Giám sát thi công xây dựng:

(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 5: Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;

Theo Điều 71 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:

– Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Khảo sát xây dựng:

(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

+ Thiết kế xây dựng:

(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

(ii) Thiết kế cơ – điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

(iii) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Giám sát thi công xây dựng:

(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

– Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

+ Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc phụ trách lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc phụ trách lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 6: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích như sau:

a) Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được quy định như sau: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích;

– Bản sao chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích;

– 02 ảnh màu cỡ 3×4 cm chụp trong năm đề nghị cấp.

c) Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích:

– Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.

Câu hỏi 7: Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp sau đây:

a) Bổ sung nội dung hành nghề;

b) Hết hạn sử dụng;

c) Bị mất hoặc bị hỏng.

Câu hỏi 8: Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:

a) Thẩm quyền cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được quy định như sau: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;

– Bản chính Chứng chỉ hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;

– 02 ảnh màu cỡ 3×4 cm chụp trong năm đề nghị cấp lại;

Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Chứng chỉ hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao chứng chỉ, chứng nhận (Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích)

c) Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích:

– Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

– Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

d) Nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cấp lại được ghi như sau:

– Đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề, ghi bổ sung nội dung hành nghề theo thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cũ;

– Đối với trường hợp hết hạn, nội dung và thời hạn ghi trong Chứng chỉ hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới;

– Đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, ghi theo đúng nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cũ.

Câu hỏi 9: Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích bị thu hồi trong những trường hợp nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

a) Thực hiện hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích không đúng với phạm vi cho phép của Chứng chỉ hành nghề;

b) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

c) Cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng Chứng chỉ hành nghề;

d) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề;

đ) Các trường hợp bị thu hồi khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 10: Trình tự, thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã cấp Chứng chỉ hành nghề thông báo Quyết định thu hồi đến tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Cá nhân bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề chỉ được xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề sau khi bị thu hồi được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Câu hỏi 11: Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;  

c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

Câu hỏi 12: Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

c)  Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

Câu hỏi 13: Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

Câu hỏi 14: Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

Câu hỏi 15: Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:

a) Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;

– Danh sách người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích và Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề.

c) Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích

– Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận hành nghề theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.

Câu hỏi 16: Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp sau đây:

a) Bổ sung nội dung hành nghề;

b) Hết hạn sử dụng;

c) Bị mất hoặc bị hỏng.

Câu hỏi 17: Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 và khoản 2 Điều 17 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:

a) Thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;

– Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;

Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao: Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích và Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

c) Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích:

– Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.

– Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

d) Nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cấp lại được ghi sau:

– Đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề, ghi bổ sung nội dung hành nghề theo thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cũ;

– Đối với trường hợp hết hạn, nội dung và thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới;

– Đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, ghi theo đúng nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cũ.

Câu hỏi 18: Việc thu hồi Chứng chỉ hành nghề được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, việc thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề được thực hiện như đối với thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ, phục hồi di tích.

Câu hỏi 19: Hình thức và thẩm quyền bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, hình thức và thẩm quyền bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được pháp luật quy định như sau:

– Hình thức: tập trung tại cơ sở bồi dưỡng.

– Cơ sở bồi dưỡng là trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu có khoa hoặc ngành hoặc chuyên ngành đào tạo hoặc phòng, ban chức năng liên quan đến hoạt động tu bổ di tích.

– Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng có thẩm quyền cấp chứng chỉ đã hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích cho đối tượng được bồi dưỡng tham gia tối thiểu 80% thời lượng trên lớp, nghiên cứu, khảo sát thực địa, làm bài tập thực hành và có Tiểu luận thu hoạch được đánh giá đạt yêu cầu./.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hoat-dong-kinh-doanh-linh-vuc-bao-quan-tu-bo-va-phuc-hoi-di-tich-2024123010400612.htm

Cùng chủ đề

Hải quan TP.HCM ‘vượt chông gai’ hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Cục Hải quan TP.HCM kết thúc năm 2024 với kết quả thu ngân sách nhà nước vượt chỉ tiêu được giao 1%, tương đương số tuyệt đối 1.239 tỉ đồng. 2024: Kim ngạch xuất nhập khẩu của hải quan TP.HCM đạt 133,6 tỉ USDChiều...

Đến năm 2045, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Phát huy vai trò công tác thanh, kiểm tra trong thực thi pháp luật

(TN&MT) - Ngày 2/1, tại Trụ sở Bộ TN&MT, Thanh tra Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tham...

Trưởng phòng ở Nghệ An nghỉ hưu trước tuổi, nhận hỗ trợ hơn 500 triệu

Ông Thái Thanh Hà, Trưởng Phòng LĐTB&XH thành phố Vinh (Nghệ An) xin nghỉ hưu trước 3 năm 6 tháng, nhận hỗ trợ hơn 500 triệu đồng. Ngày 2/1, ông Thái Thanh Hà, Trưởng Phòng LĐTB&XH thành phố Vinh (Nghệ An) cho biết, từ ngày 1/1, ông nhận quyết định nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo nguyện vọng cá nhân. Ông Thái Thanh Hà xin nghỉ hưu trước 3 năm 6 tháng theo tinh thần chung...

Giá vàng “khởi sắc” đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng thế giới tăng liên tiếp trong hai ngày đầu năm mới. Giá vàng trong nước cũng có những bước tiến đáng kể. Theo các chuyên gia, căng thẳng địa chính trị leo thang, khi các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng, trong khi nợ và thâm hụt của kinh tế Mỹ có thể tệ hơn. Tất cả sẽ thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) hướng tới một di sản thiên nhiên liên quốc gia

Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) có đường biên giới tiếp giáp với Vườn quốc gia Hin Nam No (tỉnh Khăm Muộn) của nước bạn Lào. Cùng nằm trong hệ thống đá vôi có diện tích lớn nhất Đông Nam Á lại có rất nhiều sự tương đồng, việc hợp tác, liên kết giữa hai vườn quốc gia sẽ làm tăng quy mô, đồng thời nâng cao công tác bảo...

Số hóa tư liệu văn hóa Chăm ở Mỹ Sơn – Quảng Nam

Việc sưu tầm, sao chép, số hóa tư liệu, hiện vật liên quan đến các di sản vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm không chỉ giúp công tác lưu trữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Champa hiệu quả mà còn phù hợp với xu hướng hiện nay. Dù vậy, công tác này thực tế vẫn triển khai khá chậm so với yêu cầu đặt ra. Việc số hóa hồ sơ các di...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ tiếp tục được nghiên cứu làm tăng giá trị nổi bật toàn cầu, kết nối các di tích, danh thắng trong vùng và khơi dậy vai trò chủ thể của người dân trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Học sinh tìm hiểu về cổng phía nam Thành nhà Hồ cùng con đường Hòe Nhai lịch sử. Tọa lạc gần trung tâm thị trấn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Thành nhà Hồ có niên đại trường...

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Quảng cáo

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL...

Quy định của pháp luật về một số hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực...

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL...

Bài đọc nhiều

Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu quân sự năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 25/11, tại Hà Nội, Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu quân sự năm 2024. Đại tá Nguyễn Hoàng Ngọc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chủ trì khai mạc.Các đại biểu dự khai mạc tập huấn.Trong thời gian từ ngày 25/11 đến 13/12, các học viên sẽ được...

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong Quân đội năm 2024

(Bqp.vn) - Chiều 30/12, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác VSTBCPN và bình đẳng giới trong Quân đội năm 2024. Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Phó Trưởng Ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu Bộ Quốc...

Tham vấn Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3 đến 5 tuổi

Chiều 31/12, Tiểu ban Giáo dục mầm non, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức phiên họp tham vấn cho Dự thảo Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi. Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi chủ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Kế hoạch thực...

(MPI) - Ngày 24/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 3058/QĐ-BKHĐT về Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   Ảnh minh họa. Nguồn:...

Cùng chuyên mục

Đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GDĐT và Bộ Tư pháp

Ngày 2/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025 giữa hai bộ. ...

Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư

(MPI) - Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Nghị định gồm 6 chương, 45 điều và 07 biểu mẫu được áp dụng đối với Quỹ, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đáp ứng tiêu chí và điều kiện tại...

Kế hoạch thực chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt...

(MPI) - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 255/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1157/NQ-UBTVQH15 ngày 28/8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023. ...

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò...

Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

(MPI) - Ngày 28/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1681/QĐ-TTg về việc giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2024 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương. ...

Mới nhất

Hà Nội tạm dừng hoạt động thương hiệu bánh cốm Nguyên Ninh

Thông tin liên quan đến thương hiệu bánh cốm Nguyên Ninh phải tạm dừng hoạt động được đưa ra chiều nay 2/1/2025 khiến nhiều người ngỡ ngàng. Theo đó, thương hiệu bánh cốm Nguyên Ninh (có địa chỉ duy nhất tại số 11 phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ phải tạm dừng hoạt...

Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc

Có 3 mốc tiến độ về đích của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2025 gồm: 30/4; 2/9 và 31/12/2025. Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025Có 3 mốc tiến độ về đích của 12 dự án...

Chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024: Cổ vũ tuyển Việt Nam từ… Bệnh viện Chợ Rẫy

Tối 2-1, phòng công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã chuẩn bị màn hình 100 inch, hệ thống âm thanh chất lượng cao tại nhà nghỉ thân nhân để bệnh nhân tận hưởng giây phút sôi động của bóng đá. ...

Đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GDĐT và Bộ Tư pháp

Ngày 2/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2024, triển khai phương hướng...

Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư

(MPI) - Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Nghị định gồm 6 chương, 45 điều và 07 biểu mẫu được áp dụng đối với Quỹ, các...

Mới nhất