Trang chủNewsChính trịQuốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của...

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân


Đó là một trong những nội dung trong được nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị triển khai hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2024 và phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển với 15 khóa, Quốc hội Việt Nam có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; ngày càng khẳng định vai trò cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Dù thời kỳ nào và trong hoàn cảnh nào, thì Quốc hội Việt Nam luôn nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân, phát huy trí tuệ của cả dân tộc, cùng chung sức xây dựng và phát triển đất nước.

Để hướng tới kỷ niệm mốc rất lịch sử tròn 80 năm, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam, Đảng đoàn Quốc hội đã có chủ trương từ rất sớm, chủ động chuẩn bị và lần đầu tiên Ban Bí thư đã có thông báo chính thức đồng ý đưa chương trình Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên với quy mô cấp quốc gia.

Trên tinh thần đó, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam do Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng ban.

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu tham dự lễ phát động. (Ảnh: DUY LINH)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm do Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban với đại diện đông đảo của các cấp, các ngành, cơ quan trong Quốc hội và của cả nước. Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta, Chủ tịch Quốc hội nói.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, lần đầu tiên công tác thi đua, khen thưởng của khối Quốc hội được luật hóa, trong đó có quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam” và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong các cơ quan của Quốc hội.

Để triển khai Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với sự hỗ trợ của các cơ quan bên trong và bên ngoài Quốc hội, nhất là Chính phủ, trực tiếp là Bộ Nội vụ, đã dày công nghiên cứu và ban hành Nghị quyết số 43/2024/UBTVQH15 quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam”; Nghị quyết 44/2024/UBTVQH15 quy định về “thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng của Quốc hội do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng để triển khai các công tác thi đua, khen thưởng trong khối Quốc hội.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Về tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, qua các phát biểu, tham luận trình bày tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, các đại biểu đều đánh giá cao việc lần đầu tiên Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội; đồng tình với Báo cáo tổng kết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhìn lại những kết quả quan trọng vừa qua, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, khi nói đến hoạt động của Quốc hội và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, thì được đo lường và đánh giá bằng kết quả hoạt động của các chủ thể như thế, trong đó đại biểu Quốc hội vừa là vị trí chủ thể, vừa là vị trí trung tâm.

Các quy định của pháp luật đã đề cập rõ về Đoàn đại biểu Quốc hội là một mô hình rất đặc thù của Việt Nam, khác với các nước trên thế giới – trong đó quy định rõ Đoàn đại biểu Quốc hội là một tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của những đại biểu Quốc hội được phân công về công tác tại địa phương.

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân ảnh 2

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát động phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam. (Ảnh: DUY LINH)

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội là sự cố gắng, nỗ lực tiếp tục tìm tòi, đổi mới của Quốc hội chúng ta nói chung và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói riêng trong việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Điểm lại với 5 kỳ họp, trong đó có 3 kỳ họp bất thường, Quốc hội đã giải quyết khối lượng công việc rất lớn.

“Đạt được những kết quả như vậy có sự đóng góp rất lớn, mang tính quyết định của đại biểu Quốc hội và một tổ chức hạt nhân quy tụ các đại biểu Quốc hội, đó là các Đoàn đại biểu Quốc hội của địa phương”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao từ thực tiễn có nhiều mô hình tốt và cách làm hay; nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội, nhất là các đồng chí Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn… rất quan tâm đến công tác xây dựng pháp luật.

Về công tác lập pháp, các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến để Quốc hội xem xét, thông qua 16 dự án luật và cho ý kiến với 10 dự án luật khác; đã có 617 hội nghị ở các đoàn đại biểu Quốc hội, với sự tham gia của 22.702 người và 10.621 ý kiến để đóng góp cho các dự án luật này.

Tại các kỳ họp Quốc hội, đã có 2.636 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại Tổ và 1.296 đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường. Các đại biểu Quốc hội cũng đã đóng góp nhiều ý kiến, để Quốc hội xem xét, thông qua hơn 1.000 nghị quyết trong năm 2023.

Theo số liệu báo cáo, về hoạt động giám sát, trong năm 2023, các Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát theo kế hoạch của Đoàn là 80 cuộc; giám sát theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội là 201 cuộc; tham gia Đoàn giám sát, khảo sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là 51 cuộc. Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành 54 cuộc giám sát ở địa phương…

Đánh giá một cách tổng thể, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, trong năm 2023 – một năm Quốc hội có khối lượng công việc rất lớn, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã tích cực phát huy tinh thần “lập pháp chủ động, giám sát hiệu quả và quyết sách kịp thời”, làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao. Những kết quả Quốc hội đạt được chính là từ hiệu quả hoạt động của từng đại biểu Quốc hội và của các Đoàn đại biểu Quốc hội.

Chú trọng nâng cao chất lượng các đại biểu Quốc hội

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã được, trong năm 2024, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần thống nhất một định hướng lớn, đó là tiếp tục mở rộng, tăng thêm khối lượng công việc và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội gắn với tăng cường hoạt động, nâng cao chất lượng của các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và kiêm nhiệm.

Về giải pháp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò, ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam nói chung, tăng cường hơn nữa hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất của các Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp công dân và phối hợp, bảo đảm các điều kiện để các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

Nhiệm vụ thứ hai, theo Chủ tịch Quốc hội, đó là các đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến cho các dự án luật và các vấn đề quan trọng khác, cho ý kiến về chương trình các kỳ họp Quốc hội.

Nhiệm vụ nữa là tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, trong đó chú trọng hoạt động tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội giám sát tại địa phương.

Hiện nay, mỗi năm Quốc hội tiến hành 2 giám sát chuyên đề tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành 2 giám sát chuyên đề.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội nghiên cứu để tổ chức giám sát có trọng tâm, trọng điểm, theo đúng tinh thần giám sát chuyên đề của Quốc hội là “truy đến cùng và gỡ đến cùng”; cần khắc phục tính chồng chéo trong hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội và của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Theo quy định của luật hiện hành, đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân ở đơn vị bầu ra mình, đồng thời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các đoàn đại biểu Quốc hội cần cân đối giữa hai nhiệm vụ này, bởi lẽ, “nếu đại biểu Quốc hội chỉ nói tiếng nói của địa phương thì không được, nhưng nếu chỉ thuần túy nói tiếng nói của Trung ương càng không được”.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục đóng góp ý kiến cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu Quốc hội; tăng cường công tác phối hợp giữa các Đoàn đại biểu Quốc hội với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và phối hợp với các cơ quan của Quốc hội; tiếp tục bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ khóa Quốc hội tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình...

Thị trường điện cạnh tranh sau 20 năm bàn thảo vẫn ‘rất mờ nhạt, rất xa vời’

Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu cho rằng muốn có thị trường điện cạnh tranh thực sự, góp phần quan trọng gỡ những rối rắm hiện nay của ngành điện, phải thay đổi triệt để. Đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho...

Đại biểu Quốc hội: Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do bù chênh giá điện

Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do phải bù chênh lệch giá điện, mua cao phải bán cao, không thể mua cao lại bán thấp. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu ý kiến khi phát biểu thảo...

ĐBQH đề nghị không tính lãi các hộ khó khăn, neo đơn khi chậm đóng tiền điện

Kinhtedothi - Thảo luận về Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề xuất, cần có quy định chậm trả tiền điện trong thời gian bao lâu thì mới bắt đầu tính lãi. Đồng thời, không tính lãi với các hộ khó khăn, người già neo đơn để bảo đảm tính nhân văn. Chiều 7/11, thảo luận về Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận vào các nhóm vấn...

ĐBQH: Vốn điều lệ được ‘phù phép’, đánh tráo trong vụ FLC, Sài Gòn Đại Ninh

Sáng 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.Bơm tiền để nâng vốn điều lệLiên quan đến Luật Chứng khoán, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (đoàn Lai Châu) cho biết, dự Luật sửa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ xúc tiến thảo luận về chuyển giao quyền lực

Hãng tin Fox News dẫn nguồn tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết tất cả 50 bang của Mỹ đã hoàn thành công tác kiểm phiếu và công bố kết quả chung cuộc. Theo đó, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng với 312 phiếu đại cử tri, trong khi ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris nhận được 226 phiếu đại cử tri. Ông Donald Trump đắc cử...

Thông cáo báo chí số 15 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Năm, ngày 7/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười lăm, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp chiều 7/11. (Ảnh: DUY LINH) Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật...

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với Chile và Peru, tăng cường phối hợp ứng phó các thách thức...

NDO - Trước thềm chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 và thăm chính thức Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến công tác của Chủ tịch nước. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam) Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết về mục đích,...

Hà Nội khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai

Sáng 7/11, tại khu đấu giá ĐG03, thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024. Người tiêu dùng tìm hiểu các sản phẩm OCOP của huyện Quốc Oai tại triển lãm. Triển lãm có quy mô 60 gian hàng, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

NDO - Sáng 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch...

Bài đọc nhiều

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

NDO - Chiều 6/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tới dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo...

Thông cáo báo chí số 14 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Tư, ngày 6/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật...

Công bố Bộ Pháp điển Việt Nam

Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp Trung ương. Chiều 5/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ...

Điều động Giám đốc Công an tỉnh Sơn La

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động từ ngày 6/11/2024. Ngày 6/11, tại Công an...

Cùng chuyên mục

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 8 với 423/425 đại biểu biểu quyết tán thành. Mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc...

ĐBQH đề xuất Luật Điện lực cần có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư FDI

Chiều 7/11, Quốc hội thảo luận về Góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Thiếu hành lang pháp lý minh bạch sẽ làm lãng phí nguồn lựcĐB Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) cho rằng, sửa đổi...

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập". Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch hội nghị, Thủ...

Mới nhất

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong phòng chống ma túy

(ĐCSVN) – Chương trình nhằm tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy, cần đầu tư công của quốc gia trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy. Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao...

Mới nhất