Trang chủNewsThời sựQuốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai


2.jpg
Các Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng

Dự thảo Luật được bố cục thành 5 điều. Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15; Điều 2 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15; Điều 3 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15; Điều 4 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15; Điều 5 là hiệu lực thi hành. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.

Trình bày Tờ trình dự án Luật trước Quốc hội trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng nhấn mạnh, việc sớm đưa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vào cuộc sống là phù hợp với chủ trương của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là trong công tác định giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đang là nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm như các đại biểu Quốc hội đã phát biểu tại nghị trường.

Đồng thời, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án đầu tư công, các dự án bất động sản, đặc biệt là nhà ở xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện quyền của người , bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.

Bộ Chính trị đã có ý kiến về việc đưa dự án Luật này vào nội dung chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho phép xây dựng dự án Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Thông báo số 3870/TB- TTKQH ngày 14/6/2024.

3.jpg
Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp

Trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình dự thảo Luật. Về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật, nhiều ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành luật, điều chỉnh hiệu lực của 4 luật, tuy nhiên, băn khoăn việc bảo đảm các điều kiện để có thể thi hành luật.

Có ý kiến đề nghị giữ nguyên hiệu lực của các luật từ ngày 1/1/2025 để thời gian từ nay đến ngày 1/1/2025, các cơ quan tập trung xây dựng các Nghị định, Thông tư một cách kỹ lưỡng, chất lượng và các địa phương được tiếp cận với các Nghị định, Thông tư đó để xây dựng các văn bản hướng dẫn của địa phương.

Có ý kiến đề nghị làm rõ việc chọn thời điểm có hiệu lực của các luật là từ ngày 1/8/2024. Có ý kiến cho rằng, Chính phủ đã có Tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm với đề xuất đó.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã thể chế hóa nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta, khắc phục hạn chế, vướng mắc của các luật trước đây, đồng thời, có nhiều quy định mang tính đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, đồng thời, nhiều quy định trong các luật có thể áp dụng được ngay mà không cần văn bản hướng dẫn chi tiết. Việc Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này .

Từ khi các luật được thông qua cho đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tích cực, nỗ lực triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở quyết tâm và cam kết của Chính phủ, được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để các cơ quan của Quốc hội thẩm tra chính thức, Quốc hội tiếp tục xem xét, thảo luận và nếu đủ điều kiện sẽ thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7.

1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình dự thảo Luật

Về ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, Chính phủ đã có ý kiến giải trình tại Báo cáo số 338/BC-CP ngày 24/6/2024 về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các Luật để điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp luật, Chính phủ đã có Báo cáo số 346/BC-CP ngày 28/6/2024 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất hoàn thiện dự thảo luật.

Về tính thống nhất của Dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát kỹ tính thống nhất của 4 luật với nhau và 4 luật với một số luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Thủy lợi, Luật Lâm nghiệp, Luật Quy hoạch…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, tại Báo cáo số 338/BC-CP ngày 24/6/2024 của Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, Chính phủ đã khẳng định: “Dự thảo Luật chỉ sửa đổi về thời điểm có hiệu lực của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng mà không sửa đổi về nội dung của các Luật nêu trên nên không thay đổi tính thống nhất của các Luật nêu trên đối với hệ thống pháp luật”.

6.jpg
Quang cảnh phiên họp

Về điều kiện bảo đảm thi hành luật, có ý kiến đề nghị quy định một điều cho phép các đối tượng có quyền lựa chọn thời điểm có hiệu lực của các luật. Ý kiến khác cho rằng nếu cho lựa chọn thời điểm có hiệu lực thì sẽ dẫn đến việc áp dụng không đồng bộ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc cho phép đối tượng lựa chọn thời điểm có hiệu lực sẽ không bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng về chính sách của Nhà nước đối với thời điểm thực hiện các nội dung chuyển tiếp; không bảo đảm hiệu lực về không gian được quy định tại Điều 155 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có thể dẫn tới việc tùy tiện trong áp dụng các quy định của Luật theo các thời điểm hiệu lực khác nhau, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân cũng như cơ quan quản lý nhà nước về lựa chọn thời điểm để thực hiện các hồ sơ, thủ tục liên quan.

Sáng 29/6, với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) và Nghị quyết về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thong-qua-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-dat-dai-376129.html

Cùng chủ đề

Đại học FPT dành 180 suất học bổng cho thí sinh đạt từ 25 điểm thi trung học phổ thông

DNVN - Trường Đại học FPT triển khai 180 suất học bổng với giá trị mỗi suất 180 triệu đồng dành cho thí sinh đạt từ 25 điểm thi THPT. ...

Công nghệ theo dõi glucose giúp nâng cao chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

DNVN - Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam vừa giới thiệu hướng dẫn quy trình đầu tiên về theo dõi đường huyết liên tục đến các chuyên viên y tế. Hướng dẫn này được kỳ vọng sẽ góp phần mang lại những thay đổi lớn đối với quản lý đái tháo...

Tập trung chỉ đạo, khẩn trương thực hiện có hiệu quả các luật, nghị quyết

Sáng 29/6, Quốc hội đã bế mạc Kỳ họp thứ 7 sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Công tác nhân sự được thực hiện chặt chẽ Phát biểu bế mạc Kỳ họp 7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là "kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một Kỳ họp, kể từ...

Lý do tăng lương cơ sở 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội chia sẻ, nhiều người hưu trí cũng gọi điện hỏi ông về vấn đề này. Ông cho biết thời gian qua, mức lương hưu của người nghỉ hưu liên tục được nâng lên, trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương với số lần tăng lương hưu thời gian qua thì lương hưu...

Biến động lãi suất Vietcombank, gửi 500 triệu kỳ hạn 36 tháng, nhận lãi tới 70,5 triệu đồng

Trong nhóm ngân hàng Big4 gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank, hiện VietinBank đang giữ mức lãi suất ưu đãi nhất so với các ngân hàng còn lại, tiếp theo sau là lãi suất BIDV.Theo đó, lãi suất BIDV hiện dao động trong khoảng 1,7-4,8%/năm, Vietcombank lãi suất hiện dao động trong khoảng 1,6-4,7%/năm, Agribank dao động trong khoảng 1,6-4,7%/năm, VietinBank lãi suất trong khoảng 2,0 - 5,0%/năm.Tuy lãi suất Agribank và Vietcombank dao động trong một khoảng tương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản làm định hướng, chiến lược công tác quản lý, khai thác

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh phân tích thêm khi mỏ được phép khai thác cần phải lắp hệ thống camera, hệ thống giám sát quan trắc 24/24 để không khai thác ngoài ranh giới mỏ, quá công suất, gây ảnh hưởng tới môi trường và phải...

Đại sứ Choi Young Sam: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp tục nâng tầm quan hệ Việt Nam

Đại sứ nhận nhiệm vụ tại Việt Nam đến nay đã gần 1 năm, ông có cảm nhận như thế nào về đất nước, con người Việt Nam. Điều gì để lại cho ông ấn tượng về Việt Nam?Một năm vừa qua là khoảng thời gian để tôi phát hiện những điểm chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc.Được thấy hình ảnh người dân Việt Nam coi trọng gia đình và tình cảm, cần cù, thật thà và...

Điều động, bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Theo Quyết định số 1311-QĐNS/TW, ngày 20/6/2024 của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Sơn La thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 - 2025, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Sơn La; điều động, bổ nhiệm giữ chức...

Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Đinh Thị Mai giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Bà Đinh Thị Mai sinh năm 1971, quê quán Ninh Bình. Bà có trình độ chuyên môn Tiến sĩ Tâm lý học. Trình độ lý luận chính trị Cao cấp.Trong quá trình công tác, bà từng là chuyên viên Ban Xây dựng Đoàn, Tỉnh Đoàn Ninh Bình; chuyên viên Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh Đoàn Ninh Bình; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Ninh Bình, nhiệm kỳ Đại hội IX; Chuyên viên Ban Tư...

Hà Nội phải tiên phong trong thực hiện Đề án 06, chuyển đổi số

Đề án 06 chỉ thành công khi mỗi người dân, doanh nghiệp hiểu, tham gia và thụ hưởngThời gian tới, cho biết một số văn bản pháp lý chuẩn bị được ban hành để tháo gỡ các vướng mắc về cơ sở pháp lý, tài chính,...

Bài đọc nhiều

6 tháng đầu năm 2024, Cao Bằng đón trên 1,1 triệu lượt du khách

Tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 6/2024 tỉnh Cao Bằng diễn ra chiều 28/6, đồng chí Bế Thanh Tịnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Cao Bằng cho biết, tình hình du lịch của tỉnh 6 tháng đầu năm đang có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, 6 tháng qua, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng tốt. Theo thống kê, Cao Bằng đã đón trên 1,1 triệu lượt khách...

Ông Trương Thanh Hoài làm thứ trưởng Bộ Công Thương

Ông Trương Thanh Hoài được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương từ ngày 21-6 tại Quyết định số 555 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.Tại lễ trao quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chúc mừng tân Thứ...

TP Thủ Dầu Một khai mạc ngày hội Gia đình Việt Nam 2024

Phát biểu khai mạc, ông Trần Bảo Lâm, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một cho biết, từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Trong những năm qua, lãnh đạo TP Thủ Dầu Một rất quan tâm và có nhiều chương trình, kế hoạch nhằm giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp, mỗi cá...

Hội nghị quốc tế Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ diễn ra tại Cao Bằng vào tháng 9 tới

Trong cuộc họp giao ban báo chí chiều 28/6, đồng chí Bế Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Cao Bằng cho biết, Hội nghị quốc tế Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ diễn ra tại Cao Bằng từ ngày 7 - 15/9/2024, với nhiều sự kiện, hoạt động quan trọng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các giải pháp hiệu quả xây dựng và...

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp nước Cộng hòa Dominica, Limber...

Cùng chuyên mục

Tập trung chỉ đạo, khẩn trương thực hiện có hiệu quả các luật, nghị quyết

Sáng 29/6, Quốc hội đã bế mạc Kỳ họp thứ 7 sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Công tác nhân sự được thực hiện chặt chẽ Phát biểu bế mạc Kỳ họp 7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là "kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một Kỳ họp, kể từ...

   

Sáng 29/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH (sửa đổi) với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 93,42% tổng số đại biểu Quốc hội.  So với Luật BHXH 2014, Luật BHXH sửa đổi có nhiều thay đổi hướng tới các mục tiêu lớn.  Sửa đổi quy định hưởng BHXH một lần  Nghị quyết số 28 của Trung ương đề ra định hướng, có quy định phù hợp để giảm tình trạng...

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Điểm "son" của Kỳ họp thứ 7 Sáng 29/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc.  Đánh giá về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) nhìn nhận, những quyết sách quan trọng được thông qua và những dự án luật có tầm quan trọng lớn đối với sự...

Quốc hội thông qua nhiều nghị quyết về công tác nhân sự tại kỳ họp thứ 7

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh...

Mới nhất

Việt Nam-Đức cập nhật và xây dựng phương hướng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ đã có các cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang Đức (BMBF), một số trường đại học lớn, các khu công nghệ cao và trung tâm khởi nghiệp tại quốc gia Tây Âu này.

   

Sáng 29/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH (sửa đổi) với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 93,42% tổng số đại biểu Quốc hội.  So với Luật BHXH 2014, Luật BHXH sửa đổi có nhiều thay đổi hướng tới các mục tiêu lớn.  Sửa đổi quy định hưởng BHXH một...

IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng của Ukraine

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 28/6 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Ukraine trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chứng kiến sự tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng năng lượng của quốc gia Đông Âu kéo theo những ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế. Cùng ngày, Ban điều hành IMF cũng...

Mới nhất