Trang chủNewsThời sựQuốc hội thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội...

Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025


Đề xuất 2 chuyên đề giám sát

Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, căn cứ quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đặc điểm tình hình năm 2025 và đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến nội dung Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025 như trong dự thảo Nghị quyết đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

1(4).jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận

Trong đó, đối với giám sát chuyên đề, sau khi cân nhắc nhiều mặt và theo thông lệ của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, để tạo điều kiện cho các cơ quan tập trung triển khai các nhiệm vụ nêu trên và các nhiệm vụ lập pháp theo kế hoạch; đồng thời, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình giám sát năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định giám sát tối cao 1 chuyên đề tại Kỳ họp thứ 10 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại Phiên họp tháng 8/2025.

Theo đó, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm theo lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đồng thời căn cứ vào tiêu chí lựa chọn cũng như qua nghiên cứu kiến nghị của cử tri, điểm báo và qua rà soát các nội dung đã thực hiện, cân đối các lĩnh vực và từ tình hình thực tiễn, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ.

Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao. Cụ thể: Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành (dự kiến giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (dự kiến giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì tham mưu về nội dung).

2(1).jpg
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, bám sát thực tiễn đời sống để đề xuất giám sát những vấn đề cấp bách nổi lên; đồng thời, tiếp tục rút kinh nghiệm, có các giải pháp cải tiến, đổi mới để phát huy tối đa vai trò hoạt động giám sát của Quốc hội.

Chuyên đề giám sát đúng trọng tâm, trọng điểm.

Phát biểu thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội cho rằng, xác định đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt, do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ hoạt động giám sát, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao.

Đối với chương trình giám sát năm 2025, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc trình ra Quốc hội 2 chuyên đề để xem xét, quyết định lựa chọn; cho rằng, đây đều là những vấn đề rất quan trọng, được cử tri và Nhân dân quan tâm.

3.jpeg
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn Hải Dương phát biểu tại hội trường

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn Hải Dương bày tỏ nhất trí với các nội dung trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Với 2 chuyên đề giám sát dự kiến được đưa ra trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn một chuyên đề để giám sát tối cao, đại biểu thấy đều là những vấn đề rất trọng tâm, trọng điểm.

Tuy nhiên, nếu chọn 1 trong 2 chuyên đề để giám sát tối cao, đại biểu chọn chuyên đề 1 “Việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành”, bởi ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng và được đông đảo cử tri hết sức quan tâm, tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước nói riêng đã được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tới, đặc biệt là trong các phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường trong các phiên thảo luận về tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh, trên thực tế, việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đang có nhiều khó khăn, nhất là sắp tới vào 1/1/2025 là thời hạn bắt buộc phải triển khai phân loại rác thải tại nguồn theo quy định, chúng ta chỉ còn hơn nửa năm nữa. Thời điểm chính thức áp dụng vào việc xử phạt đối với hành vi không phân loại rác thải bắt đầu từ ngày 1/1/2025, tuy nhiên hiện tại nhiều người dân, nhiều chủ nguồn thải vẫn chưa hiểu rõ phải phân loại rác như thế nào, trả tiền theo lượng rác thải ra sao, tập kết rác đã phân loại như thế nào và ngay cả các địa phương cũng chưa thực sự sẵn sàng cho công tác chuẩn bị.

“Nhiều vướng mắc và nhiều vấn đề nan giải đang được đặt ra, như thiếu thiết bị thu gom, thiếu phương tiện vận chuyển chuyên dụng đạt chuẩn, thiếu địa điểm tập kết và hiện nay vẫn còn thiếu các quy định về định mức, đơn giá thu gom và xử lý rác thải”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết.

Tuy đã có 2 năm chuẩn bị kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, nhưng theo đại biểu Nga, đến nay công tác chuẩn bị của chúng ta chưa được kỹ. Thực trạng này rất cần được giám sát tối cao để làm rõ những khó khăn, vướng mắc và để có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Chính bởi vậy, nếu đưa chuyên đề này vào nội dung giám sát tối cao năm 2025 là đúng thời điểm và trúng vấn đề nóng.

6.jpg
Đại biểu Lê Thanh Hoàn – Đoàn Thanh Hóa

Có ý kiến tương đồng với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đại biểu Lê Thanh Hoàn – Đoàn Thanh Hóa cho biết, năm 2020, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022, riêng về nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hiệu lực sớm hơn từ ngày 1/2/2021, có những nội dung vẫn đang được triển khai để có thể áp dụng được chậm nhất vào ngày 31/12/2024, như việc phân loại, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình và cá nhân.

Nhiều nội dung khác thì được thực hiện theo lộ trình, như trách nhiệm tái chế các sản phẩm do các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lộ trình chuyển đổi, loại bỏ các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường vào thời điểm này sẽ thể hiện sự đồng hành với Chính phủ trong việc tổ chức thực thi pháp luật, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, của mỗi người dân về bảo vệ môi.

Khi giám sát chuyên đề này, đại biểu đề nghị cần làm rõ về nội dung xử lý rác thải. Cụ thể là những thách thức, khó khăn trong việc triển khai phân loại rác thải rắn sinh hoạt và những giải pháp khắc phục; việc tổ chức thực hiện trên thực tế những ưu đãi, cơ chế đặc thù cũng như khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư xây dựng nhà máy điện rác trong thời gian vừa qua. Đồng thời, cần đánh giá toàn diện về thị trường tái chế rác thải, cả chính thức và phi chính thức. Sự tham gia trực tiếp tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm tái chế hay là chủ yếu chỉ đóng góp vào Quỹ bảo vệ môi trường cũng như sự hỗ trợ thực tế từ Quỹ bảo vệ môi trường đối với hoạt động tái chế rác thải.

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, việc lựa chọn 1 trong 2 chuyên đề giám sát tối cao, Thường vụ Quốc hội đã phát phiếu, đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng và sáng suốt lựa chọn bằng phiếu xin ý kiến. Cả 2 nội dung này đều rất quan trọng và nó đều là những vấn đề nóng, những vấn đề cử tri và người dân rất quan tâm.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trên cơ sở thảo luận hôm nay, kết quả phiếu xin ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan nghiên cứu tiếp thu tối đa những ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội để hoàn chỉnh và trình Quốc hội xem xét thông qua về Nghị quyết Chương trình giám sát 2025 và Nghị quyết về thành lập các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội trong kỳ họp.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thao-luan-ve-chuong-trinh-giam-sat-cua-quoc-hoi-nam-2025-374839.html

Cùng chủ đề

Thí điểm Khu thương mại tự do và kỳ vọng cất cánh của “Thành phố đáng sống”

(Dân trí) - Bên cạnh đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do, nhiều cơ chế, chính sách đặc thù mới cho Đà Nẵng cũng được Chính phủ báo cáo Quốc hội với kỳ vọng đem lại sự phát triển đột phá cho thành phố.   Sáng 31/5, Quốc hội sẽ nghe báo cáo Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình...

Khắc phục những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm

Tiếp tục Chương trình làm việc, sáng 30/5, Quốc hội nghe Tờ trình và thảo luận tại Hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Ảnh:...

Lý do chưa sửa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Chiều qua (29/5), thảo luận về các vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua tại Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, quy định về thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực từ năm 2009. Qua một số lần sửa đổi, theo quy định hiện nay, với những người có người phụ thuộc, thu nhập từ 17 triệu đồng trở lên mới phải nộp thuế thu...

Chính phủ đã chỉ đạo bài bản về vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu

Chiều 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã...

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10.2025

Chiều 29.5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình, tiếp thu một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và Ngân sách nhà nước.Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, chúng ta đã đạt được kết quả kinh tế - xã hội đáng ghi nhận. Đặc biệt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Trương Hải Long giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Ông Trương Hải Long sinh năm 1976; quê ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Luật, Cao cấp lý luận chính trị, chuyên viên cao cấp Quản lý Nhà nước.Tháng 9/2022, ông Trương Hải Long được Ban...

TP.HCM lên kế hoạch vận chuyển hành khách đến tuyến metro số 1

Theo đó, UBND TP thống nhất chủ trương về các phương án, phương tiện giao thông kết nối tiện ích khu vực xung quanh các ga tuyến metro số 1 theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải (GTVT).UBND TP giao Sở GTVT tiếp tục...

Kinh tế Hải Phòng là hình mẫu về sự phát triển nhanh và bền vững

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Thành uỷ Hải Phòng đã báo cáo về kết quả 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tại thành phố; Việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong nhiệm kỳ Đại hội...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa tiếp công dân định kỳ tháng 5/2024

Tham dự có Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo Vụ Đất đai, Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ.Thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, Bộ TN&MT tổ chức tiếp công dân thường xuyên vào tất...

Thủ tướng Singapore Lawrence Wong muốn đưa hợp tác với Việt Nam lên tầm cao mới, vừa toàn diện, vừa chiến lược

Thủ tướng Singapore khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp cũng như các cơ chế hợp tác song phương, nhất là cuộc gặp thường niên giữa Thủ tướng hai nước để gia tăng tình hữu nghị...

Bài đọc nhiều

Hội An, Đà Nẵng đứng đầu tốp điểm đến tốt nhất cho người làm việc từ xa

NDO - Với lợi thế sinh hoạt phí phải chăng, tốc độ wi-fi mạnh, người dân thân thiện, Hội An là thành phố tốt nhất cho những người thích làm việc từ xa (du mục kỹ thuật số). Không chỉ Hội An, Việt Nam có đại diện khác là thành phố Đà Nẵng xếp thứ 4 trong 10 điểm đến tốt nhất cho những người du mục kỹ thuật số năm 2024.   Hội An là điểm đến tốt nhất cho những...

Ukraine đã chính thức tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã sử dụng vũ khí Mỹ tấn công các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga. Hoạt động này diễn ra khi Washington chưa có tuyên bố chính thức về vấn đề này. Ukraine đã tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí viện trợ từ phương Tây. Ảnh: AP Hãng tin AFP đăng...

Ngày Việt Nam tại đại học kinh tế danh giá của nước Nga

Ngày 29/5, Đại học tổng hợp Kinh tế Nga mang tên Plekhanov (PREU) phối hợp với Hội sinh viên Việt Nam của trường đã tổ chức Ngày Việt Nam đầu tiên tại trường kinh tế danh giá này của nước Nga. Theo phóng viên TTXVN tại Nga, Ngày Việt Nam tại PREU gồm 3 phần, trong đó phần đầu nhằm giới thiệu về văn hóa, ẩm thực đa dạng của Việt Nam qua triển lãm tranh và tác phẩm nghệ...

Mật ong, mứt hoa quả xuất sang EU phải tuân thủ những quy định mới nào?

Chiều 29/5/2024, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho biết, ngày 14/5/2024, Nghị viện và Hội đồng châu Âu ban hành Chỉ thị số (EU) 2024/1438 sửa đổi các quy định liên quan đến một số loại nông sản thực phẩm tại các Chỉ thị của Hội đồng châu Âu ban hành trước đây nhằm thực hiện mục tiêu Thỏa thuận xanh, Chiến lược từ trang trại tới bàn ăn để tạo ra hệ...

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng kết nối đường sắt, hiện đại hoá cảng biển

Đẩy nhanh việc kết nối tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1,435m với Trung...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng kế hoạch tài chính giai đoạn 2026 – 2030

 Ảnh minh họa. Nguồn: Chinhphu.vn Thủ tướng...

Thí điểm Khu thương mại tự do và kỳ vọng cất cánh của “Thành phố đáng sống”

(Dân trí) - Bên cạnh đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do, nhiều cơ chế, chính sách đặc thù mới cho Đà Nẵng cũng được Chính phủ báo cáo Quốc hội với kỳ vọng đem lại sự phát triển đột phá cho thành phố.   Sáng 31/5, Quốc hội sẽ nghe báo cáo Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình...

Ngày mai 31/5, sẽ diễn ra Lễ khai mạc vòng chấm chung khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII

Kể từ ngày phát động đến nay, Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - Năm 2023 tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp Hội và cá nhân các nhà báo, hội viên; thu hút sự tham dự của 18/21 Liên chi hội và...

Việt Nam tiếp tục cùng ASEAN thúc đẩy giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar

Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên nhấn mạnh mọi giải pháp đối với tình hình Myanmar cần bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của người dân Myanmar. Ngày 29/5, tại New York, Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria về tình hình Myanmar với sự tham dự của đại diện nhiều quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có...

Mới nhất

Thí điểm Khu thương mại tự do và kỳ vọng cất cánh của “Thành phố đáng sống”

(Dân trí) - Bên cạnh đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do, nhiều cơ chế, chính sách đặc thù mới cho Đà Nẵng cũng được Chính phủ báo cáo Quốc hội với kỳ vọng đem lại sự phát triển đột phá cho thành phố.   Sáng 31/5, Quốc hội sẽ nghe báo cáo Tờ trình dự thảo...

Cựu sinh viên Oxford là người Việt đầu tiên làm việc cho Nội các Chính phủ Anh

Từng hụt hẫng vì bỏ lỡ giấc mơ du học, Khanh quyết tâm “làm lại” ở bậc thạc sĩ, nhờ đó giành được học bổng toàn phần vào hai trường hàng đầu thế giới là Oxford và Harvard. Vũ Đỗ Khanh (1992) hiện là Giám đốc điều hành một đơn vị nghiên cứu và tư vấn chính sách quốc tế....

Ngày mai 31/5, sẽ diễn ra Lễ khai mạc vòng chấm chung khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII

Kể từ ngày phát động đến nay, Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - Năm 2023 tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp...

Mới nhất

Có thể và không thể