Trang chủNewsThời sựQuốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 11/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

1(1).jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 chương, 130 điều. Việc xây dựng dự án Luật Điện lực nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, xây dựng và phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Xem xét chính sách phát triển điện ở các đảo

Góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều ĐBQH thống nhất việc cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, do Luật hiện hành thiếu rất nhiều nội dung đã và đang phát sinh trong thực tiễn, nên cần phải có căn cứ pháp lý cụ thể quy định, hướng dẫn để triển khai thực hiện, phù hợp với xu hướng phát triển chung. Việc sửa đổi Luật Điện lực cần phải đồng thời đáp ứng cả 2 mục tiêu là vừa đạt mục tiêu trước mắt bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhưng cũng vừa đạt mục tiêu lâu dài thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Góp ý vào nội dung cụ thể của dự thảo Luật liên quan đến chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực (Điều 5), đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận bày tỏ thống nhất cao với các chính sách phát triển điện vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như dự thảo Luật là được Nhà nước ưu tiên bố trí vốn đầu tư và có các chính sách ưu đãi về đầu tư, về tài chính. Tuy nhiên, đại biểu tham gia góp ý đối với chính sách phát triển điện ở các đảo vì các vùng biển đảo việc phát triển điện lực hết sức đặc thù.

2(2).jpg
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận phát biểu thảo luận

Theo đại biểu, các đảo của nước ta phần lớn cách xa đất liền từ vài chục tới vài trăm km. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng thì nhà nước đầu tư rất nhiều chi phí để làm các nhà máy điện diesel, điện gió, điện mặt trời hoặc là kéo điện ra đảo (ví dụ kéo điện ra Côn Đảo mất 5.000 tỷ đồng; Cô Tô: 1.100 tỷ đồng, Phú Quốc: 2.221 tỷ đồng…) và hàng năm còn phải bù lỗ, cụ thể như đảo Phú Quý ở Bình Thuận, bên cạnh đầu tư nhà máy điện diesel thì hàng năm phải bù lỗ, riêng trong năm 2023 bù lỗ khoảng 170 tỷ đồng.

Để đảm bảo phát triển điện ở các đảo, đại biểu đề nghị Chính phủ có chính sách cho phép người dân trên đảo được lắp đặt điện mặt trời mái nhà được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện trên các đảo có hệ thống điện độc lập, không kết nối với hệ thống điện quốc gia sẽ được mua với mức giá bằng giá trần của nhà máy điện mặt trời theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương về việc ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Đại biểu phân tích, nếu áp dụng cơ chế trên thì đảo Phú Quý cứ 1 MWp khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ tiết kiệm được chi phí phát điện diesel là 12,031 tỷ đồng/năm cho Nhà nước. Như vậy nhà nước sẽ ít bù lỗ, nhưng người dân vẫn có điện để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội và làm hậu cứ cho trường sa và nhà giàn DK1. Nếu có chính sách trên, đại biểu cho rằng không chỉ có đảo Phú Quý mà các đảo của nước ta sẽ có đủ điện sử dụng và tiết kiệm rất nhiều nguồn lực của nhà nước do không phải bù lỗ hay không kéo điện lưới ra đảo.

Góp ý về hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án điện lực (Điều 26), đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho rằng, tại điểm a khoản 2, dự thảo Luật quy định: “Các dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư”.

3(2).jpg
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp

Đại biểu đề nghị quy định rõ hơn các dự án lưới điện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phù hợp với quy hoạch thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Bởi vì, các dự án lưới điện phục vụ cho kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng và dự án điện là dự án theo tuyến, đầu tư theo quy hoạch được duyệt. Muốn thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thì đòi hỏi từng vị trí móng trụ, hành lang tuyến phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, giao thông, thủy lợi,…

“Trong khi hành lang tuyến trong công trình điện kéo dài qua nhiều xã, nhiều huyện; muốn thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư phải điều chỉnh các quy hoạch trên, trong khi chu kỳ quy hoạch là 10 năm và điều chỉnh giữa kỳ (khoảng 5 năm) dẫn đến các công trình sẽ chậm tiến độ theo quy hoạch, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và an ninh năng lượng”, đại biểu nói.

Về phát triển điện từ năng lượng mới (Điều 34), đại biểu cho biết, tại khoản 2 dự thảo luật quy định “Bên mua điện và bên bán điện được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện sản lượng điện được bảo đảm huy động tối thiểu trong năm đối với nhà máy điện có đấu nối lên hệ thống điện quốc gia trong thời hạn theo quy định của Chính phủ”. Theo đại biểu, quy định trên là chưa đầy đủ và đề nghị bổ sung thêm các nội dung như bảo lãnh đầu tư, chuyển đổi ngoại tệ, các cam kết về chuyển giao công nghệ và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước, bảo đảm của nhà nước để thực hiện dự án đầu tư vào hợp đồng mua bán điện và Chính phủ quy định chi tiết nội dung này cho phù hợp với Điều 27.

Rà soát lại quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực

Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Cầm Thị Mẫn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá nhất trí cần thiết phải sửa đổi một cách toàn diện Luật Điện lực với những căn cứ đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ để thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển năng lượng quốc gia.

5(2).jpg
Đại biểu Cầm Thị Mẫn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá phát biểu thảo luận

Góp ý đối với chính sách phát triển điện lực quy định tại Điều 5 dự thảo Luật, đại biểu cho rằng, Điều 5 dự thảo Luật được cấu thành bởi 15 khoản với những nội dung mang tính nguyên tắc và những nội dung thể hiện các chính sách cụ thể của Nhà nước về phát triển điện lực. Trong đó có một số nội dung, chính sách đã giao cho Chính phủ căn cứ tình hình thực tiễn để quy định chi tiết. Tuy nhiên, về cơ bản các chính sách được dự thảo Luật quy định một cách khái quát chung nhất để thể chế hoá quan điểm, chính sách của Nhà nước về điện lực song lại chưa có quy định việc giao cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các chính sách này. Điều này có thể dẫn đến việc các chính sách này khó có thể đi vào cuộc sống khi luật có hiệu lực.

Do vậy, để đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật; tính hiệu quả, sự công khai, minh bạch đối với từng chính sách, tránh tạo ra cơ chế xin cho, tiêu cực, lãng phí, đặc biệt là bảo đảm tính khả thi của điều luật, đại biểu đề nghị cần rà soát lại các nội dung tại Điều 5 để xác định rõ những nội dung, nhóm chính sách nào cần giao quy định chi tiết và cơ quan có thẩm quyền được giao quy định chi tiết.

Về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện quy định tại Điều 8 dự thảo Luật, qua nghiên cứu đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng việc quy định các hành vi cấm theo phương pháp liệt kê có thể dẫn đến tình trạng không đầy đủ các hành vi bị cấm, không mang tính khái quát, bao quát; có những nội dung giữa các khoản có sự trùng lặp về nội hàm, ý nghĩa; có nội dung đã được quy định ở những văn bản khác hoặc không cần thiết phải quy định tại luật này. Do vậy, đề nghị rà soát lại các hành vi cấm tại dự thảo luật để bảo đảm tính bao quát, khái quát, không trùng.

Cụ thể, tại khoản 2 và khoản 3 dự thảo có sự trùng lặp về hành vi trộm cắp nói chung. Như vậy, có thể gộp hai khoản này thành một khoản để quy định chung đối với việc cấm hành vi trộm cắp điện, trang thiết bị điện. Đồng thời, thay thế động từ “phá hoại” ở khoản 3 bằng các từ và cụm từ “huỷ hoại” và “cố ý làm hư hỏng trang thiết bị điện” để đảm bảo sự thống nhất với các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự đối với các hành vi này.

888.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận

Các hành vi cấm được quy định tại các khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 về nội hàm có nhiều điểm trùng lặp, đồng thời việc sử dụng, khai thác, quản lý điện, công trình điện hoặc các công trình liên quan đều có những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể riêng nên có thể khái quát lại. Mặt khác, cách mô tả về hành vi cấm theo phương pháp liệt kê là không khoa học, không chặt chẽ. Do vậy, đại biểu đề nghị xem xét đồng nhất, khái quát lại các quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 để quy định chung thành một khoản theo hướng như sau: “Nghiêm cấm thực hiện các hành vi vi phạm các quy định trong việc vận hành, khai thác, quản lý, sử dụng điện, hành lang bảo vệ an toàn công trình điện, các quy định về bảo vệ công trình điện, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện”.

Tại khoản 12 quy định về việc cấm đối với hành vi “Gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện”, đại biểu cho rằng trong trường hợp này hành vi gây sách nhiễu nên được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức trong các nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị thì phù hợp hơn. Đối với hành vi “thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện”, quy định này không rõ ràng và cũng không cần thiết quy định tại luật này bởi pháp luật đã có những quy định chung về việc xử lý trách nhiệm đối với các hành vi thu lợi bất chính, bất hợp pháp cả về mặt hành chính cũng như hình sự. Do đó, đề nghị lược bỏ quy định tại khoản 12 Điều 8 dự thảo Luật.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thao-luan-tai-hoi-truong-ve-du-an-luat-dien-luc-sua-doi-382854.html

Cùng chủ đề

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 8 với 423/425 đại biểu biểu quyết tán thành. Mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc...

Tiến độ các dự án quan trọng của “siêu sân bay” Long Thành

Chính phủ vừa trình Quốc hội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành. ...

Thông cáo báo chí số 14 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Tư, ngày 6/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật...

quy hoạch phải đi trước một bước

Chiều 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Cần xây dựng quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương Tham gia ý kiến đối với nội dung liên quan đến...

Sửa Luật Đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Kinhtedothi- Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, chúng ta cần thay đổi tư duy xây dựng pháp luật, phải chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Ngày 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Đơn giản thủ tục hành chính, giảm xin cho, giảm quyền anh,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các giá trị về thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững

Sáng 7/11/2024, tại TP. Vinh (Nghệ An), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo tổng kết mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG) của Việt Nam năm 2024. Tham...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, sáng 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, phương hướng đến hết nhiệm kỳ. Tổng Bí thư cũng lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật;...

Thủ tướng đề xuất phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đề xuất 3 nội hàm chính của...

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và...

Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá những tháng cuối năm 2024

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024. ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Lực lượng Cảnh sát cơ động “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp… Ngày 7/11, thông tin từ Công an tỉnh Lai Châu cho biết, thực hiện Kế hoạch số 5504/KH-CAT-PX03, ngày 29/8/2024 của Công an tỉnh Lai Châu về việc phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà...

Bộ trưởng Quốc phòng: Máy bay rơi nhanh, 2 phi công bình tĩnh điều khiển ra xa khu đông dân

Bộ trưởng Quốc phòng nêu rõ, trong khoảnh khắc rất ngắn, máy bay ở độ cao thấp, rơi rất nhanh, nguy hiểm nhưng các phi công đã bình tĩnh, dũng cảm điều khiển ra xa khu vực đông dân cư và nhảy dù an toàn. Ngày 7/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thư khen ngợi, biểu dương lãnh đạo, chỉ huy cơ quan chức năng các cấp trong Quân chủng Phòng không - Không...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về giá vàng tăng mạnh thời gian qua

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, giá vàng biến động tăng mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường vàng qua đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung. ...

Nghệ An: Những kết quả bước đầu trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở huyện Anh Sơn

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); giảm nghèo nhanh, bền vững gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc… là những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm mà huyện Anh Sơn (Nghệ An) xác định...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

Kinhtedothi - Ngày 7/11/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang. Cụ thể, tại Quyết định số 1349/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Lê Trung Hồ, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh...

Mới nhất

Global Future Fair 2025 – Cơ hội vàng cho các trường đại học danh tiếng, doanh nghiệp hàng đầu và học sinh tinh hoa

Tháng 3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện quy mô đặc biệt lớn, chưa từng có trước đây, dành cho giáo dục và nghề nghiệp quốc tế: Global Future Fair 2025 Education, Careers & Opportunities.

Ông Donald Trump chiến thắng

Bài phát biểu của ông Donald Trump trước toàn quốc vào đêm bầu cử Mỹ đã xác nhận, "một trong những người chiến thắng lớn nhất của buổi tối hôm đó—ngoài chính ông—là Elon Musk".

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về giá vàng tăng mạnh thời gian qua

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, giá vàng biến động tăng mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường vàng qua đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung. ...

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 8 với 423/425 đại biểu biểu quyết tán thành. ...

Tri ân một huyền thoại

(NADS) - Nhằm tri ân và tôn vinh những đóng góp vĩ đại của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng UBND TP. Đà Nẵng và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (11/11/1924 – 11/11/2024). Các hoạt động sẽ được...

Mới nhất

Tri ân một huyền thoại