Trang chủDestinationsThái BìnhQuốc hội nhất trí giám sát tối cao kinh doanh bất động...

Quốc hội nhất trí giám sát tối cao kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội trong năm 2024


Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, cùng chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Chiều 8/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Công tác giám sát có nhiều đổi mới thực chất, hiệu quả

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sáng 27/5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2022, những tháng đầu năm 2023 và dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội cùng với dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều tán thành với nội dung Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Các đại biểu thống nhất nhận định, thời gian qua, công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã có nhiều đổi mới theo hướng thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí và giảm tối đa ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của địa phương, cơ sở, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Qua đó, đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt đã góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, nhận được sự quan tâm, theo dõi, ủng hộ của đông đảo cử tri và nhân dân.

Giám sát tối cao 2 chuyên đề trong năm 2024

Về kết quả lựa chọn chuyên đề giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao 2 chuyên đề, bao gồm: Chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Đồng thời, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát 2 chuyên đề về đơn vị sự nghiệp công lập và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, đối với chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và một số nghị quyết về dự án công trình quan trọng quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, bên cạnh những công trình trọng điểm được hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng, vẫn còn một số công trình có tốc độ giải ngân chậm, quá trình triển khai gặp nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến chủ đầu tư, các nhà thầu chưa được tháo gỡ kịp thời…

Việc Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề này sẽ giúp đại biểu Quốc hội đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được những giải pháp khả thi cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để bảo đảm hoàn thành toàn diện các mục tiêu theo nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 8/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Đối với chuyên đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, Tổng Thư ký Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất nhận định hiện nay, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đều là những vấn đề cấp bách nổi lên trong thực tiễn cần tăng cường giám sát.

Bên cạnh các quy định pháp luật còn bất cập, chưa thống nhất cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, qua giám sát nhằm phát hiện được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Hồ sơ của các dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là nguồn thông tin quan trọng để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát tổng thể về việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến các nội dung này.

Kết quả của chuyên đề giám sát sẽ chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế để góp phần đưa các luật này sớm đi vào cuộc sống.

Về một số vấn đề khác, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai các Đoàn giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét chỉ đạo điều chỉnh phương thức giám sát cho phù hợp.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, nghiên cứu đề xuất và cụ thể hóa các giải pháp để giải quyết các kiến nghị, đề xuất trong quá trình triển khai các hoạt động giám sát liên quan công tác tài chính phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội và nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 với tỷ lệ 91,30% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Tiếp đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết. Kết quả biểu quyết cho thấy, có 451/459 các đại biểu Quốc hội có mặt đã biểu quyết tán thành, chiếm 91,30%.

Như vậy, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Theo Nghị quyết, nội dung Chương trình giám sát của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 tập trung vào 7 nhóm vấn đề, bao gồm: Xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; báo cáo tài chính nhà nước năm 2022; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng thời, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội…

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 (Dự án Sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 và 2021-2025; dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng giai đoạn 1)”.

Tiếp đó, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 và dự kiến kế hoạch năm 2025; kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2023; tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2023…

Cũng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2009 đến hết năm 2023”…

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

cần ưu tiên quỹ đất xây nhà ở xã hội cho người lao động

Kinhtedothi - Sáng 21/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu nhất trí với nội dung Dự thảo Nghị quyết nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương...

Chính phủ sẽ mở rộng, tạo quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội

Kinhtedothi - Thời gian tới, Chính phủ rà soát toàn bộ quỹ nhà tái định cư để chuyển sang nhà ở xã hội; đồng thời, đẩy mạnh cải cách, rút gọn, tinh giản quy trình thủ tục hành chính, mở rộng các đối tượng thụ hưởng, tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội. Nghiên cứu chính sách để đánh giá cung - cầu với nhà xã hội Chiều 28/10, phát biểu tại phiên thảo luận về báo cáo của...

đấu giá đất có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá

Kinhtedothi - Về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cho biết, tại một số địa phương, tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá… Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 28/10, Quốc hội thảo luận về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên...

sẽ phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội để mua, thuê

Kinhtedothi - Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội để có thể mua, thuê, thuê mua nhà lưu trú; thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội tại các địa phương… Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 28/10, Quốc hội thảo luận về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên...

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong thực hiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội

Kinhtedothi - Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra đối tượng sở hữu nhà ở xã hội và quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội để có thể phát hiện và xử lý các sai phạm có liên quan. Ngày 28/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Bài đọc nhiều

ĐT nữ Việt Nam thua trận đầu tiên trong chuyến tập huấn châu Âu

11h00 (ngày 19/6, giờ địa phương), ĐT nữ Việt Nam có trận đấu giao hữu với ĐT U23 nữ Ba Lan trên SVĐ Znicz Pruszków.Dù chơi nỗ lực nhưng với bất lợi về thể hình, các học trò của HLV Mai Đức Chung nhận thất bại với kết quả 1-2. 15 phút đầu tiên của trận đấu, đội bạn...

Hàng trăm người chết ở Tết té nước Songkran 2023

Hàng trăm người chết ở Tết té nước Songkran 2023 ...

Đông Hưng: Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh

Đông Hưng: Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh ...

Cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tuyến đường thành phố đi cầu Sa Cao

Sáng ngày 10/5, các đồng chí: Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường tỉnh 454 (đường 223 cũ) đoạn từ thành phố Thái Bình đến cầu Sa Cao. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, thành phố Thái Bình và huyện...

Ban Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Thái Thụy: Chú trọng nâng cao chất lượng các công trình xây...

Những năm qua, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (XDCSHT) huyện Thái Thụy đã nỗ lực hoàn thành các dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình. Qua đó, góp phần mang lại diện mạo mới cho hệ thống hạ tầng cơ sở của huyện theo đúng mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Thái Thụy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.Thi công tuyến đường quy hoạch số...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Tái bản cuốn tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” của Mông Cổ tại Việt Nam

Ngày 22/11, nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông cổ (1954-2024), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết "Sông Thami trong xanh".

Hà Giang: Hơn 71% người hưởng chính sách an sinh xã hội nhận qua tài khoản

Việc thực hiện phương án chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, ngành và sự ủng hộ của người dân.  Tính đến tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có hơn 53.200 đối tượng...

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7: Vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Giải thưởng năm nay có nhiều điểm mới như: Mở rộng đối tượng đề cử sách dự giải; tăng tỷ trọng điểm để đề cao tính lan tỏa của sách đoạt giải; bổ sung hạng mục mới trong cơ cấu giải thưởng... Trong khuôn khổ lễ trao giải, Hội Xuất bản Việt Nam...

Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Tỉnh Quảng Nam Khóa V, Nhiệm kỳ 2024-2029

(NADS) - Thực hiện Nghị quyết số 178/NQ-BCH ngày 19/8/2024 của Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, về việc tổ chức Đại hội các Chi hội cơ sở nhiệm kỳ 2024-2029, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2025-2030, sáng 21/11/2024,...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô...

Mới nhất