Trang chủNewsThời sựQuốc hội nghe tờ trình dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Quốc hội nghe tờ trình dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 21/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực.

Phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng dự án Luật Điện lực để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

1111111.jpg
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn bao gồm: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện, bỏ 4 điều, gộp 4 điều vào các điều khác. Bổ sung 68 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hơp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp, cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần v.v…

Về Phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện cạnh tranh, giá điện, hoạt động mua bán điện; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện lực; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; quản lý nhà nước về điện lực.

Vấn đề phân cấp, phân quyền và đơn giản hóa thủ tục hành chính, Dự thảo Luật được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong việc xây dựng chính sách, quản lý ngành điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Về thủ tục hành chính (TTHC), đã bãi bỏ 19 TTHC, sửa đổi, bổ sung 1 TTHC; 29 TTHC mới; giữ nguyên 4 TTHC. Tất cả các TTHC phát sinh đã được đánh giá tác động tại Bản đánh giá TTHC kèm theo trong hồ sơ dự án Luật.

3333.jpg
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị, trước yêu cầu thể hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn nhằm khắc phục triệt để các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004 để xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ Nhân dân đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần sớm hoàn thiện và ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) sớm nhất có thể để triển khai trong thực tiễn. Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này theo quy trình 1 kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV).

Tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi)

Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, bổ sung tài liệu có liên quan; tiếp tục rà soát dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với 6 chính sách đã được thông qua; nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đối với cơ chế xử lý đối với các dự án nguồn điện chậm tiến độ (Điều 17), ông Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban nhận thấy, các nội dung quy định tại Điều 17 dự thảo Luật nằm ngoài nội dung của chính sách về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực, đề nghị giải trình, làm rõ sự cần thiết đưa quy định về xử lý các dự án chậm tiến độ vào Luật này hay nên quy định tại các nghị quyết chuyên biệt, văn bản chỉ đạo, điều hành để xử lý các tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, đề nghị giải trình rõ việc bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đầu tư đối với các cơ chế xử lý đối với các dự án này.

Về đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực (từ Điều 18 đến Điều 23, Mục 2), Ủy ban nhận thấy, việc xác định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo cấp điện áp, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công khẩn được quy định trong dự thảo Luật sẽ dẫn tới không thống nhất ngay trong dự thảo Luật và giữa dự thảo Luật với Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công. Do đó, đề nghị nghiên cứu, làm rõ và cân nhắc tính hợp lý của quy định trên bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện lực.

22222222.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực

Đối với quy định về điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (từ Điều 31 đến Điều 37, Mục 1), Ủy ban đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi và phân bổ các nguồn lực cho năng lượng tái tạo góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đặc biệt, cần bổ sung nguyên tắc bảo vệ môi trường, xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng. Việc khảo sát và phát triển năng lượng cần được điều chỉnh để đảm bảo tính đồng bộ với các luật liên quan. Các dự án tự sản, tự tiêu năng lượng tái tạo cần quy định rõ ràng về quy mô và thủ tục đăng ký. Ngoài ra, việc nâng cấp thiết bị và tháo dỡ dự án cũng cần quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Về quy định về phát triển điện gió ngoài khơi (từ Điều 38 đến Điều 46, Mục 2), ông Lê Quang Huy đề nghị đánh giá kỹ tác động và bổ sung quy định rõ trách nhiệm trong phát triển điện gió ngoài khơi, đặc biệt là điều kiện chuyển nhượng dự án để đảm bảo tính thống nhất pháp luật, vì đây là lĩnh vực mới, liên quan đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền. Đồng thời, cần có quy định minh bạch về điện gió gần bờ và trên bờ. Có ý kiến đề nghị chỉ luật hóa các cơ chế, chính sách đối với điện gió ngoài khơi sau khi kiểm nghiệm thực tế và bảo đảm tính khả thi; quy định rõ thẩm quyền phê duyệt dự án theo Luật Đầu tư và trách nhiệm của các địa phương, bộ, ngành liên quan.

Đối với hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường (từ Điều 60 đến Điều 88, Chương V), Ủy ban nhận thấy quy định tại khoản 2 Điều 61 về thị trường điện cạnh tranh là chưa rõ ràng, đề nghị rà soát để bảo đảm cụ thể, thống nhất; chưa có quy định về “thị trường điện kỳ hạn” và “hợp đồng điện giao ngay”, cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất với Luật Thương mại. Đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Về thời điểm thông qua dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đa số thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và một số Ủy ban của Quốc hội thấy rằng nếu trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) theo quy trình một kỳ họp vào Kỳ họp thứ 8 theo đề nghị của Chính phủ là mục tiêu rất thách thức vì không đủ thời gian cần thiết để hoàn thiện, bảo đảm yêu cầu chất lượng, đáp ứng mục tiêu xây dựng Luật; phạm vi sửa đổi tổng thể, toàn diện bao gồm 6 nhóm chính sách, thể hiện trong 130 điều, nội dung phức tạp, chuyên môn sâu, phạm vi tác động rộng khắp, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, đề nghị thông qua Luật tại 2 kỳ họp. Theo đó, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-nghe-to-trinh-va-bao-cao-tham-tra-du-an-luat-dien-luc-sua-doi-381919.html

Cùng chủ đề

Cử tri kiến nghị điều chỉnh tăng lương hưu tương xứng với mức lương cơ sở

Ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tăng cường thêm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Báo cáo tại Phiên họp, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn...

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 8 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 21/10, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Theo dự kiến, trong ngày làm việc đầu tiên, từ 8h, Quốc hội sẽ tiến hành họp phiên trù bị. Tại phiên họp sẽ nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Đồng thời, nghe Ủy ban Thường vụ...

Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 21/10. Kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu...

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự lễ viếng có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Tham dự lễ viếng có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Ủy ban Thường...

Trạm dừng nghỉ cao tốc đang được đầu tư thế nào?

Bộ GTVT vừa báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhân dân vui mừng khi Luật Đất đai đã có hiệu lực

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri vui mừng khi Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành luật đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 với nhiều quy định mới, có tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, người...

Kỳ họp thứ 8 quyết định nhiều vấn đề quan trọng vì sự phát triển của đất nước và Nhân dân

(TN&MT) – Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, tất cả vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đời sống của Nhân dân. ...

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 8 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 21/10, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Theo dự kiến, trong ngày làm việc đầu tiên, từ 8h, Quốc hội sẽ tiến hành họp phiên trù bị. Tại phiên họp sẽ nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Đồng thời, nghe Ủy ban Thường vụ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tại Lễ trao giải, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi, đã trao tặng 20 giải tập thể có thành tích xuất sắc; Giải tác giả cao tuổi nhất...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nội chính Trung ương

Chiều 20/10, Ban Nội chính Trung ương tổ chức cuộc gặp mặt cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nội chính Trung ương nhằm động viên những nỗ lực, cố gắng, những kết quả đạt được của tập thể, cá nhân các cơ quan nội chính thời gian vừa qua; quán triệt, triển khai thực hiện một số chủ trương mới về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thời gian tới. Các cơ quan nội chính vừa...

Bài đọc nhiều

Meta phát hành mô hình AI có thể ‘tự học’ và ‘tự phát triển’

(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook, thông báo hôm thứ Sáu rằng họ đang ra mắt một loạt mô hình AI mới, bao gồm một "Bộ Đánh Giá Tự Học" có khả năng giảm bớt sự can thiệp của con người trong quá trình phát triển AI. ...

Đằng sau những chuyến thăm của các tỉ phú thế giới tới Việt Nam

Việt Nam trở thành từ khóa 'hot' trên truyền thông quốc tế khi nói về ngành công nghiệp bán dẫn, chip. Đặc biệt, trong năm 2024, những chuyến viếng thăm dồn dập của các tỉ phú công nghệ cũng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tiếp tục để mắt tới tiềm năng lớn của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp 'thời thượng' này. Bán dẫn "đốt nóng" vốn FDI Theo tờ Nikkei Asia hồi giữa tháng 8, Alchip...

Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa Belarus với ASEAN

(ĐCSVN) - Tại cuộc gặp Chủ tịch Viện Đại biểu Quốc hội Belarus Igor Sergeyenko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa Belarus với ASEAN. Nhân dịp tham dự Đại hội đồng AIPA-45 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), chiều 19/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp Chủ tịch Viện Đại biểu Quốc hội (Hạ viện) Belarus Igor Sergeyenko. ...

Hàng không đưa ‘khách sộp’ đến Việt Nam

Ngày 15.10, sân bay Đà Nẵng khiến nhiều người kinh ngạc khi đón cùng lúc 5 siêu tàu bay Gulfstream sang trọng và đắt đỏ bậc nhất thế giới. Đặc biệt, có khoảng 50 khách sộp, gồm nhiều tỉ phú thế giới có mặt trong chuyến đi này. Bước vào bản đồ hàng không cao cấp Dù những chiếc siêu tàu bay đã rời đi 3 ngày nhưng nhiều du khách và người dân thành phố sông Hàn vẫn chưa hết...

Tiến sĩ 9X bỏ việc ở Mỹ về Việt Nam

(VTC News) - Đứng trước nhiều lựa chọn, chàng tiến sĩ 9X Cấn Trần Thành Trung vẫn quyết định về Việt Nam là việc, với anh đó là quyết định đến từ trái tim. Cấn Trần Thành Trung sinh năm 1995, là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM). Năm 2013, anh từng giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế tại Colombia. Anh nhận học bổng toàn phần tại Đại học Duke, một trong...

Cùng chuyên mục

Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư điện hạt nhân

Dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.   Chiều 21.10, thừa ủy quyền của Chính phủ Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trình bày trước Quốc hội về dự án luật Điện lực (sửa đổi). Một trong những điểm mới được đề cập tại dự thảo lần này, đó là các chính...

Tân Chủ tịch nước: “Tôi tuyệt nhiên không mơ làm đến cấp này, chức kia”

(Dân trí) - Nhắc lại thời điểm năm 1975 khi xung phong đi bộ đội, tân Chủ tịch nước Lương Cường nói khi ấy chỉ mong đến ngày chiến thắng trở về là hạnh phúc, tuyệt nhiên không nghĩ làm đến cấp này, chức kia. Tân Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu nhậm chức xúc động trước Quốc hội chiều 21/10, ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước và thực...

Ông Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV ngày 21.10.   Nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Trước đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín để quyết định việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 -...

Có nên uốn cong đường sắt cao tốc Bắc Nam để phục vụ Nam Định?

(Dân trí) - Dưới các góc nhìn về kỹ thuật, kinh tế và xã hội, việc đặt ga tại Nam Định gây ra nhiều luồng quan điểm về việc nên hay không nên "uốn cong" tuyến đường sắt để chạy qua địa phương này. Những ngày qua, câu chuyện về việc đặt ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam như thế nào thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả, đặc biệt với trường hợp của ga...

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Tùng sửng sốt gửi cho tôi một video liên quan đến thương hiệu Laura Coffee – một thương hiệu được khá nhiều người tin tưởng lựa chọn, do ca sĩ Nhật Kim Anh sáng lập. Tùng nói: Sản phẩm này đang bị “phốt” có chất gây ung thư. Tôi mở đoạn video dài 45 giây, được đăng tải bởi Tiktoker có tên “CEO Vương Long” do Tùng gửi và coi lại...

Mới nhất

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Tùng sửng sốt gửi cho tôi một video liên quan đến thương hiệu Laura Coffee – một thương hiệu được khá nhiều người tin tưởng lựa chọn, do ca sĩ Nhật Kim Anh sáng lập. Tùng nói: Sản phẩm này đang bị “phốt” có chất gây ung thư. Tôi mở đoạn...

9 tháng, xuất khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD

Xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô: Trông chờ doanh nghiệp “chuyển mình” Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô đạt gần 29 triệu USD Theo số liệu thống kê cập nhật của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, xuất...

Tên lửa Triều Tiên Hwasong-9 được phát hiện tấn công mục tiêu ở Ukraine

Ngày 21/10, trang Army Recognition dẫn các báo cáo gần đây tiết lộ rằng, tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-9 của Triều Tiên đã được triển khai để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Theo đó, thông tin này được chia sẻ trên nền tảng X (trước...

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 2 doanh nghiệp

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Xăng dầu Phước Thạnh Bộ Công Thương thu hồi giấy phép của hai doanh nghiệp phân phối rượu Tại Quyết định số 2748/QĐ-BCT ngày 17/10/2024 về việc thu hồi...

Mới nhất