Trang chủNewsChính trịQuốc hội không ngừng đổi mới, sâu sát thực tiễn, đáp ứng...

Quốc hội không ngừng đổi mới, sâu sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn


Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và địa phương; đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố trên cả nước…

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Hoạt động giám sát của Quốc hội được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, nhạy bén và sát với thực tiễn, kịp thời ban hành nhiều quyết sách quan trọng của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, năm 2023, với tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, quyết tâm cao, Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn; có thể thấy rõ trong 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2023 mà Văn phòng Quốc hội tổ chức bình chọn cuối năm 2023.

Đó là lần đầu tiên trong lịch sử 78 năm hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức số lượng kỳ họp nhiều nhất trong 1 năm với 5 kỳ; trong đó, có 3 kỳ họp bất thường để xem xét, quyết định kịp thời 84 vấn đề lớn, quan trọng, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, góp phần quan trọng ổn định và phát triển đất nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tạo tiền đề thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và các năm tiếp theo.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, có được những kết quả đó là nhờ sự đóng góp tích cực của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đặc biệt là vai trò tích cực, vai trò trung tâm của các vị đại biểu Quốc hội, dù ở bất kỳ cương vị nào đều tâm huyết, trách nhiệm, nỗ lực, bản lĩnh, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng nêu rõ, năm 2024 là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; đồng thời, bắt đầu triển khai các công việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, cần phải có quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, đoàn kết thống nhất chặt chẽ để phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Các đại biểu dự hội nghị nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh trình bày Báo cáo tóm tắt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024; và báo cáo tham luận của đại diện lãnh đạo nhiều địa phương.

Báo cáo của Trưởng Ban Công tác đại biểu nêu rõ: Các đại biểu Quốc hội tích cực phát huy tinh thần trách nhiệm trước cử tri, nhân dân, mang tiếng nói của cử tri, nhân dân đến với nghị trường Quốc hội, kết nối chặt chẽ với truyền thông nhằm kịp thời thông tin đến cử tri, nhân dân về hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, giúp cử tri theo dõi và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và chương trình hành động của từng đại biểu Quốc hội. Các hoạt động trên đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của Quốc hội…

Quốc hội không ngừng đổi mới, sâu sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn ảnh 1
Quang cảnh Hội nghị tại hội trường Diên Hồng.

Bên cạnh kết quả đạt được, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ, trong công tác lập pháp, một số đoàn triển khai lấy ý kiến tham gia của các cơ quan chuyên môn chậm, một số đoàn gửi văn bản đến các cơ quan hữu quan để xin ý kiến, không tổ chức hội nghị để thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự án luật, có đại biểu Quốc hội chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu báo cáo, tài liệu do đó chất lượng ý kiến đóng góp vào văn bản luật chưa cao.

Vừa qua, một số đoàn chưa tổ chức, thành lập đoàn giám sát theo kế hoạch riêng của đoàn mà chỉ thành lập đoàn giám sát theo kế hoạch giám sát hàng năm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội khi đến giám sát tại địa phương và giám sát qua báo cáo. Công tác khảo sát còn ít, việc theo dõi, đôn đốc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân có nơi còn chậm.

Về các kiến nghị, đề xuất, đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị đẩy nhanh quá trình chuẩn bị tài liệu dự án luật, tài liệu phục vụ kỳ họp; chỉ đạo khắc phục tình trạng chậm gửi các tài liệu, dự thảo luật, báo cáo về địa phương; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của kỳ họp Quốc hội…

Ý kiến kiến nghị của các Đoàn đại biểu Quốc hội đề cập yêu cầu sớm sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bổ sung quy định cụ thể về chế tài đối với các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát chậm hoặc không thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

Về công tác tiếp công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhiều ý kiến đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội cần thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên theo quy định của Nghị quyết 228/1999/NQ-UBTVQH10 và Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri đóng góp cho hoạt động của Quốc hội, Chính phủ; tiếp nhận và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội…

Báo cáo tại Hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết:Về công tác giám sát, năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp, tổng hợp kết quả giám sát và đề xuất nội dung đưa vào Chương trình giám sát với 86 vấn đề thuộc 10 lĩnh vực của 62/63 đoàn đại biểu Quốc hội để xây dựng dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024 trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Đây là một những căn cứ quan trọng để bảo đảm các nội dung trong Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn bám sát thực tiễn, phù hợp và đúng quy định pháp luật; những nội dung được lựa chọn trong giám sát chuyên đề, trong hoạt động chất vấn luôn là những vấn đề “đúng”, “trúng”, những vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế-xã hội.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thành lập Đảng bộ thành phố Hoa Lư

(NLĐO)- Đảng bộ thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ thành phố Ninh Bình và Đảng bộ huyện Hoa Lư ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, áp dụng đến hết năm 2025. Đề nghị cân nhắc lộ trình tăng dần mức thuếChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề...

Hà Nội giảm số đơn vị hành chính cấp xã lớn nhất cả nước

(Dân trí) - Hà Nội là địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã giảm lớn nhất cả nước với 53 đơn vị. Đại diện UBND TP Hà Nội thông tin như vậy tại hội nghị triển khai công tác năm 2025 ngành Nội vụ vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo Nghị quyết số 1286/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội giai đoạn 2023-2025, sau...

Quốc hội hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn các cơ quan trước 15/3/2025

Thông tin trên được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đề cập tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 17/12.Báo cáo kết quả công tác năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, năm 2024, với sự nỗ...

Họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Duy trì tính hấp dẫn của môi trường đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng việc xây dựng nghị định của Chính phủ thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Chiều 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ sự cần thiết ban hành, mục đích,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2024

5 Xét xử nhiều đại án trong lĩnh vực chứng khoán Năm 2024 chứng kiến một loạt đại án được đưa ra xét xử, trong đó...

Chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ năm 2025

NDO - Sáng 29/12, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Báo Tiền phong, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và các đơn vị phối hợp tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ lần thứ XVII-năm 2025. Với thông điệp "Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi" - Chương trình Chủ nhật đỏ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân...

Khai mạc Festival Khèn H’Mông, lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

ối 27/12, tại thị trấn vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Festival Khèn H’Mông và lễ hội hoa Tớ dày năm 2024. Múa Khèn H'Mông, nét đẹp của người H' Mông Mù Cang Chải. (Ảnh: THANH SƠN) Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để huyện Mù Cang Chải tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người vùng đất...

Lịch chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 30/12/2024 đến 3/1/2025

NDO - Danh sách các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 30/12/2024 đến 3/1/2025. * Ngày 24/1/2025, CTCP Traphaco (HOSE: TRA) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/1/2025 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/1/2024. * Ngày 20/1/2025, CTCP Dược phẩm Hải Phòng...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư

NDO - Sáng 28/12, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (Hòa Lạc, Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành kế hoạch và đầu tư. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên...

Bài đọc nhiều

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy là không hề đơn giản, bởi là vấn đề khó, nhạy cảm, liên quan đến con người. Liên quan đến những thách thức đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng đề cập “thậm chí có cả những lực cản quyết liệt”. Song trong bối cảnh hiện nay, đây là việc phải làm, không thể chậm trễ hơn được nữa. ...

Ông Nguyễn Thanh Nhàn được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

HĐND tỉnh Kiên Giang khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa bầu ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh. Ngày 26/12, HĐND tỉnh Kiên Giang...

Thách thức và cơ hội trong tiến trình tinh giản tổ chức bộ máy

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy là không hề đơn giản, bởi là vấn đề khó, nhạy cảm, liên quan đến con người. Liên quan đến những thách thức đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng đề cập “thậm chí có cả những lực cản quyết liệt”. Song trong bối cảnh hiện nay, đây là việc phải làm, không thể chậm trễ hơn được nữa. ...

Hội nghị Thành ủy TP HCM thảo luận về Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 28/12, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 35 khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên. ...

Hơn 240 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế

Sáng ngày 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chính thức khai mạc tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Tại Triển lãm, hơn 240 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trưng bày. ...

Cùng chuyên mục

Hội nghị Thành ủy TP HCM thảo luận về Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 28/12, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 35 khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên. ...

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy là không hề đơn giản, bởi là vấn đề khó, nhạy cảm, liên quan đến con người. Liên quan đến những thách thức đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng đề cập “thậm chí có cả những lực cản quyết liệt”. Song trong bối cảnh hiện nay, đây là việc phải làm, không thể chậm trễ hơn được nữa. ...

Thách thức và cơ hội trong tiến trình tinh giản tổ chức bộ máy

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy là không hề đơn giản, bởi là vấn đề khó, nhạy cảm, liên quan đến con người. Liên quan đến những thách thức đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng đề cập “thậm chí có cả những lực cản quyết liệt”. Song trong bối cảnh hiện nay, đây là việc phải làm, không thể chậm trễ hơn được nữa. ...

Bắc Giang có hai tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bà Nguyễn Thị Hương và ông Nguyễn Việt Oanh được bầu giữ chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 27/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XIX tổ chức hội nghị...

Ông Thái Bình giữ chức Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Quảng Nam

Chiều 27/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y Ủy viên Ủy ban kiểm tra (UBKT), Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Quảng Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Mới nhất

Bị phản ứng khi khuyên bệnh nhân ung thư không dùng sữa non, bệnh viện nói gì?

Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng vừa cho gỡ bảng tuyên truyền dinh dưỡng không nên dùng sữa non sau khi bị nhiều nhà phân phối sữa này phản ứng. Giám đốc bệnh viện khẳng định vẫn sẽ đưa lời khuyên trực tiếp với bệnh nhân sự...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc...

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tài trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đồng hành và tài trợ Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ XI, năm 2024. ...

Quảng Ninh: Lý giải của doanh nghiệp về việc khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa

Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp đang khai thác rừng...

Làng cổ vùng Ngũ Giỗ

Những đồng ruộng trải dài bao la, những con sông bao quanh một vùng đất cổ yên bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Xưa kia nơi đây thuộc vùng đất cổ Đông Ngạn, Kinh Bắc, ngày nay nó được gọi tên là huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng cổ Ngũ Giỗ là tên gộp lại của 5 ngôi làng...

Mới nhất

Làng cổ vùng Ngũ Giỗ