Trang chủNewsThời sựQuốc hội hôm nay (23/6) biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu...

Quốc hội hôm nay (23/6) biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm


Quốc hội hôm nay (23/6) biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Quốc hội hôm nay (23/6) biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Quốc hội họp tại hội trường ngày 22/6.

Dự kiến, buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

* Trước đó, sáng 15/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trong các ngày 30/5 và 9/6/2023, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Đã có 123 lượt ý kiến ĐBQH phát biểu, cơ bản các vị ĐBQH đều tán thành sự cần thiết và đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự thảo Nghị quyết và cho rằng việc sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13 đảm bảo thống nhất, kịp thời thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội, HĐND, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Các ý kiến cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết, đồng thời cũng đóng góp thêm nhiều ý kiến cụ thể để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết này. Ngay sau khi kết thúc phiên thảo luận, Thường trực Ủy ban Pháp luật (cơ quan chủ trì thẩm tra) đã phối hợp với Ban Công tác đại biểu (cơ quan chủ trì soạn thảo) và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 2), một số ý kiến đề nghị bổ sung đầy đủ các đối tượng do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm (như thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng Ban của HĐND, Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện).

Liên quan vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của việc lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo Nghị quyết chỉ xác định đối tượng thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, có tầm ảnh hưởng nhất định đến việc ban hành và thực thi chính sách hoặc người giữ chức vụ tại các cơ quan có vai trò lãnh đạo, hoạt động thường xuyên (như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thường trực HĐND, UBND) mà không áp dụng đồng loạt đối với tất cả các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc cấp phó tại các Ban của HĐND. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục xác định phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND như thể hiện trong dự thảo Nghị quyết.

Về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, được tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND chỉ xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm theo danh sách dự kiến chuẩn bị báo cáo (khoản 1 Điều 8 và Điều 9).

Tại kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND sẽ trình Quốc hội, HĐND quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm (điểm a khoản 8 Điều 10 và Điều 11). Quy định như vậy vừa có sự kế thừa, bổ sung so với Nghị quyết số 85/2014/QH13, vừa xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, HĐND và cơ quan thường trực của Quốc hội, HĐND.

Có ý kiến đề nghị chỉnh lý theo hướng người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm báo cáo giải trình về những nội dung được nêu trong báo cáo tổng hợp, tập hợp ý kiến cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các báo cáo này phải được gửi đến đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu thống nhất tiếp thu các ý kiến nêu trên và chỉnh lý quy định tại Điều 10 và Điều 11 của dự thảo Nghị quyết theo hướng khi nhận được báo cáo tổng hợp, tập hợp ý kiến cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND có trách nhiệm gửi đến đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và người được lấy phiếu tín nhiệm.

Chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình (nếu có) về những vấn đề được nêu trong báo cáo tổng hợp, tập hợp ý kiến cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND và đại biểu có yêu cầu.

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 12, Điều 17), Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu cho biết, các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ, đúng tinh thần của Quy định số 96-QĐ/TW về việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị quyết này không quy định quá chi tiết về tất cả các trường hợp và thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước (Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Luật Cán bộ, công chức, các luật về tổ chức bộ máy,…).

Có ý kiến đề nghị rà soát, quy định rõ trường hợp một người giữ nhiều chức vụ nhưng khi lấy phiếu tín nhiệm thì một chức vụ đạt mức tín nhiệm cao, chức vụ khác lại đạt mức tín nhiệm khác thì sẽ sử dụng kết quả nào để làm căn cứ cho việc thực hiện các bước tiếp theo.

Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu xin phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh lý các quy định về trường hợp lấy phiếu tín nhiệm đối với người đồng thời giữ nhiều chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để có quy định về hệ quả cho phù hợp. Theo đó, trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 2 thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó (khoản 4 Điều 2).

Trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần đối với nhiều chức vụ mà có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó (khoản 2 Điều 12).

Trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần đối với nhiều chức vụ mà có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì thực hiện việc miễn nhiệm đối với tất cả các chức vụ đó (khoản 3 Điều 12).

Liên quan đến cách tính tỷ lệ tín nhiệm và việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 5, Điều 19), một số ý kiến đề nghị xác định mẫu số để tính tỷ lệ tín nhiệm là tổng số đại biểu Quốc hội, HĐND có mặt và tham gia lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp. Ý kiến khác cho rằng, quy định như tại dự thảo Nghị quyết là chưa rõ ràng, có thể dẫn đến cách hiểu là tính kết quả trên tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, việc xác định tổng số đại biểu để tính tỷ lệ kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là tổng số đại biểu đủ tư cách và có quyền biểu quyết tại thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nội quy kỳ họp Quốc hội cũng như truyền thống hoạt động của các cơ quan dân cử từ trước đến nay.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để tránh dẫn đến các cách hiểu khác nhau, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chỉnh lý quy định tại khoản 3 Điều 19 của dự thảo Nghị quyết theo hướng tổng số đại biểu Quốc hội, tổng số đại biểu HĐND được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu là tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đủ tư cách và có quyền biểu quyết tại thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với Báo cáo một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Một số ý kiến tại phiên họp góp ý về căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 6), về các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 13), về thủ tục đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 14), về kỹ thuật văn bản. Tại điểm d khoản 2 Điều 6 về kết quả thực hiện cam kết, lời hứa, một số ý kiến đề nghị cần nhấn mạnh hơn, thiết kế rõ hơn trong Nghị quyết về việc thực hiện đảm bảo lời hứa, cam kết hoặc chương trình hành động của đại biểu Quốc hội và HĐND khi ứng cử.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngại ngần khi chỉ sơn tường, thay gạch lát… trăm triệu cũng phải đấu thầu

Không ít cán bộ đã từng lắc đầu ngao ngán khi những công việc đơn giản như lợp lại mái nhà, trám mấy bức tường nứt và sơn lại, thay gạch lót nền bong tróc có tổng giá trị trên 100 triệu đồng phải làm thủ tục đấu thầu. Chiều 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo...

Kiến nghị nhà thuốc bệnh viện được tự quyết mua sắm thuốc, không cần qua đấu thầu

NDO - Phát biểu ý kiến tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập. Chiều 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự...

Hiến kế sửa luật để “chữa bệnh” thiếu thuốc và thiết bị y tế

Chiều nay (6/11), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. ...

gỡ vướng hoạt động đấu thầu cho cơ sở y tế công lập

Kinhtedothi - Theo Phó Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thị Nhị Hà, các cơ sở công lập gặp khó khăn trong đấu thầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt thuốc và thiết bị y tế, nhưng các cơ sở y tế ngoài công lập vẫn đảm bảo đủ thuốc, thiết bị… Chiều 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung...

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay. Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong tuần làm việc thứ 2 một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm đó là Chính phủ trình Quốc hội về nội dung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ "thiết quân luật" từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt, Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga,... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12. Lính đánh thuê Ukraine rút lui sau trận chiến đầu tiên với quân Nga Khi chiến sự tại Ukraine đang diễn biến ác liệt, lính đánh thuê Mỹ thuộc Quân đoàn Quốc tế đã rút lui khỏi chiến trường Chasov...

Bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được trả đủ lương thưởng

Tổng Bí thư: Văn phòng Trung ương Đảng phải là “bộ não”, “túi khôn” của Đảng; Thủ tướng: Bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được trả đủ lương thưởng ...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.Ngày 19/12, tỉnh Bình...

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự quan tâm trở lại với loại hình vận tải mới này. Taxi bay eVTOL (electric vertical take...

Phê chuẩn kết quả bầu chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1616/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quyết định, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Long Thành. Quyết...

Mới nhất

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội các nước tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt...

(Bqp.vn) - Chiều 19/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội các nước nhân dịp tới Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam...

Mới nhất