Trang chủNewsThời sựQuốc hội dành sự quan tâm đến công tác dân tộc

Quốc hội dành sự quan tâm đến công tác dân tộc


 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng

Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của Kỳ họp này với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết. Đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Quốc hội cũng xem xét, quyết định, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035… và một số nội dung quan trọng khác.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết: Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình bảo đảm đủ về số lượng, danh mục theo quy định và đúng thẩm quyền, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.

Về giám sát tối cao, tại Kỳ họp này, Quốc hội nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7; xem xét báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”; xem xét, thông qua các nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.

Về công tác nhân sự, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã bầu Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Chủ tịch nước và bầu ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Quốc hội dành sự quan tâm đến công tác dân tộc

Có thể thấy, từ việc thảo luận các dự án luật, đến vấn đề kinh tế – xã hội và các nội dung quan trọng khác, Quốc hội đã dành sự quan tâm đến CTDT, thực hiện CSDT, tình hình kinh tế – xã hội và đời sống của đồng bào DTTS. Đặc biệt, tại Kỳ họp này, Quốc hội tiến hành xem xét Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 do Chính phủ trình.

Quốc hội nghe Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày
Quốc hội nghe Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày

Quốc hội dành sự quan tâm đến công tác dân tộc

Có thể thấy, từ việc thảo luận các dự án luật, đến vấn đề kinh tế – xã hội và các nội dung quan trọng khác, Quốc hội đã dành sự quan tâm đến CTDT, thực hiện CSDT, tình hình kinh tế – xã hội và đời sống của đồng bào DTTS. Đặc biệt, tại Kỳ họp này, Quốc hội tiến hành xem xét Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 do Chính phủ trình.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 với Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, đây là Chương trình MTQG mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định. Việc điều chỉnh chủ trương không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương.

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đề xuất này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết: Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình bảo đảm đủ về số lượng, danh mục theo quy định và đúng thẩm quyền, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét. Để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành Chương trình trong bối cảnh thời gian thực hiện còn rất ít, Hội đồng Dân tộc thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình như đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thực hiện.

Thảo luận tại tổ về vấn đề này, các đại biểu khẳng định Chương trình MTQG 1719 là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Sau hơn 3 năm thực hiện đã góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi so với bình quân chung của cả nước… Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình. Các đại biểu tán thành với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình.

Theo đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang), Chương trình MTQG 1719 đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của địa phương. Đại biểu đề nghị cần kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.

Giải pháp nào thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm sản vào khu vực miền núi?





Nguồn: https://baodantoc.vn/quoc-hoi-danh-su-quan-tam-den-cong-tac-dan-toc-1717576086504.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng thừa nhận chậm nắm bắt việc huấn luyện viên “cắt phế” tiền thưởng

(Dân trí) - Báo cáo thật trước Quốc hội, tư lệnh ngành văn hóa thừa nhận việc HLV "cắt phế" tiền thưởng của VĐV, "chúng tôi biết hơi chậm, có thể nói là chậm nắm vấn đề và không biết". Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn chiều 5/6 44 phút trước Đại biểu hỏi về đường đua F1, Bộ trưởng "nhờ" Hà Nội trả lời Nói về chủ trương thu hút du lịch qua sự kiện thể thao, đại biểu...

Phát triển sản xuất, tận dụng các FTA đã ký kết

Qua chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, các đại biểu quốc hội thống nhất cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại điện tử, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp. Kim ngạch xuất khẩu chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước...

Phiên chất vấn lĩnh vực kiểm toán sôi nổi, thẳng thắn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, KTNN có vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính Nhà nước, quản lý sử...

Đại biểu hỏi bộ trưởng: Giải pháp nào để Việt Nam vượt Thái Lan về du lịch?

Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) cũng đề nghị bộ trưởng đánh giá rõ hơn hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển du lịch? Nhiệm vụ của quỹ có trùng với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước hay không?Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết Luật Du lịch...

Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn về kiểm toán, văn hóa-thể thao và du lịch

Hôm nay, Tổng kiểm toán Nhà nước sẽ thông tin về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán và Bộ trưởng VHTTDL trả lời chất vấn về chế độ chính sách cho nghệ sỹ. Hôm nay, 5/6, tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ dành cả ngày để tập trung chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực kiểm toán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải quyết triệt để vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Những khó khăn, vướng mắc này chỉ được giải quyết triệt để từ việc điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, ngày 22/5, khi trình bày báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, việc điều chỉnh là cần thiết để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực...

Đồng thuận với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Ông Trần Hữu Chí, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu: Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 là rất cần thiết. Bởi thực tế khi triển khai, các địa phương đã gặp nhiều khó khăn.Nhất là việc giao chi tiết nguồn kinh phí sự nghiệp đến từng lĩnh vực sự nghiệp (như sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp y tế, dân số và gia đình…) gặp một số khó khăn trong quá...

Hà Giang: Huyện Mèo Vạc tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV

Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới, có 17 dân tộc sinh sống. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm 97,64% dân số toàn huyện. Những năm qua, đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Công tác dân tộc và chính sách dân tộc được Đảng bộ và chính quyền huyện Mèo Vạc xác định là nhiệm vụ...

Bắc Hà trên lộ trình ra khỏi danh sách huyện nghèo

Với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, đến nay toàn huyện đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 69 triệu đồng đạt; tỷ lệ đường trục xã có mặt đường bê...

Bắc Hà (Lào Cai): Tập huấn cho Người có uy tín, trưởng dòng họ, chức sắc, chức việc tôn giáo năm 2024

Theo đó, hội nghị tại xã Nậm Lúc có 120 đại biểu của 3 xã, gồm; Bản Cái, Cốc Lầu và Nậm Lúc tham dự. Hội nghị tại xã Nậm Mòn có 120 đại biểu của 3 xã, gồm: Bảo Nhai, Cốc Ly và Nậm Mòn tham dự.Tại các hội nghị, các đại biểu đã được các giảng viên là Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai thông qua một số kiến thức, kỹ năng...

Bài đọc nhiều

Anh thừa nhận thành công của quân đội Nga; NATO không đủ nguồn lực để cung cấp cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga Chiến sự Nga-Ukraine 23/5/2024: Sự xuất hiện của quân đội phương Tây ở Ukraine sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới mới Anh thừa nhận thành công của quân đội Nga ở Ukraine “Nga đang đạt được những lợi thế chiến thuật trên đất liền”, ông Radakin nói trong cuộc...

Tọa đàm da liễu do postQuam tổ chức nhận nhiều phản hồi tích cực

Trở lại với quy mô lớn và chuyên nghiệp, hội thảo da liễu khoa học "The Voice of The Skin 3" nhận được nhiều lời khen tích cực từ các chủ spa, clinic tham dự. Đây là động lực lớn của nhà tổ chức, Công ty Song Cát trong hành trình đem đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng đóng góp cho ngành da liễu Việt Nam và để các thương hiệu postQuam, Larimedical và FetoScell...

Phát hiện hộp sọ hiếm của ‘chim sấm’ khổng lồ ở Úc

Suốt hơn một thế kỷ, các nhà khoa học đã săn lùng hóa thạch hộp sọ của loài chim sấm G. newtoni, còn được gọi là mihirung, nhưng không thành công. Khoảng 50.000 năm trước, những loài chim người khổng lồ này đã đi bộ qua các khu rừng và...

Ông Trần Phú Lộc Thành được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ

Ngày 4-6, UBND TP Cần Thơ tổ chức lễ trao quyết định về công tác nhân sự.Theo đó, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Kiên, Phó Giám đốc Sở TN&MT, giữ...

Bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Long giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định số 476 ngày 4/6/2024 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Long giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/6/2024. Ông Nguyễn Hoàng Long sinh năm 1976, có học vị Tiến sĩ kinh tế (Đại học Rome Tor Vergata, Italy, 2005). Từ năm 1999 tới nay, ông Nguyễn Hoàng Long công tác trong...

Cùng chuyên mục

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston...

Chương trình nghệ thuật nhớ ơn Bác “Con đường thế kỷ Người đi”

Tối 5-6, tại Nhà hát Thành phố, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức chương trình nghệ thuật "Con đường thế kỷ Người đi" nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 _ 19-5-2024) và 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 _ 5-6-2024). ...

Thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Nhật Bản, Pháp, Ai Cập, Áo và Hy Lạp đã gửi Thư chúc mừng. Trong thư mừng, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Chủ tịch nước Tô Lâm; bày tỏ tin tưởng việc Chủ tịch nước Tô Lâm, người bạn thân thiết...

Nhiều nước Đông Nam Á dẫn đầu về mức hấp thụ vi nhựa trên toàn cầu

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Environmental Science and Technology cho thấy, Malaysia nằm trong top 10 quốc gia hít phải nhiều hạt vi nhựa trong không khí nhất, ước tính khoảng 494.000 hạt vi nhựa mỗi ngày trên đầu người. Nước này xếp hạng cao nhất...

Mới nhất

Thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Nhật Bản, Pháp, Ai Cập, Áo và Hy Lạp đã gửi Thư chúc mừng. Trong thư mừng, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio gửi lời chúc mừng nồng nhiệt...

Mới nhất

Quyền tự do dân chủ