Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhiều ra ngoài cộng đồng, Q.Hoàn Kiếm, Q.Tây Hồ đã có văn bản yêu cầu các cở sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện bán mang về và dừng hoạt động sau 21 giờ hằng ngày. Trước đó Q.Đống Đa và Q.Hai Bà Trưng cũng áp dụng biện pháp này để phòng dịch Covid-19.
Thủ tướng yêu cầu tiêm vắc xin phòng Covid-19 lưu động tại nhà dân |
Nghỉ hẳn vì bán mang về không có khách
Theo ghi nhận của Thanh Niên, từ 12 giờ ngày 26.12, nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống tại Q.Hoàn Kiếm và Q.Tây Hồ đã dừng đón khách trực tiếp, chuyển sang bán mang về. Lực lượng chức năng cũng đi tuần tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh nghiêm túc thực hiện biện pháp phòng dịch Covid-19.
Nhân viên quán cà phê dọn dẹp bàn ghế để đóng cửa đúng giờ |
dương lan |
Anh Phạm Hồng Tiến (27 tuổi, quản lý một quán cà phê trên phố Hai Bà Trưng, Q.Hoàn Kiếm) cho biết, quán anh sẽ tạm dừng hoạt động vì bán mang về không có khách, kinh doanh không hiệu quả. Anh cùng nhân viên dọn dẹp bàn ghế để đóng cửa theo đúng thời gian quy định.
Quán cà phê anh Tiến làm quản lý sẽ đóng cửa hẳn, không bán mang về |
dương lan |
“Quán nhà tôi từ 12 giờ trưa nay sẽ dừng bán trực tiếp và cũng đóng cửa luôn vì lượng khách mua mang về không được nhiều, kinh doanh không hiệu quả. Việc phải đóng cửa vào dịp cuối năm như vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của quán, nhân viên không có việc nên mất đi nguồn thu nhập. Chi phí quán phải trả dịp cuối năm cũng nhiều nên sẽ rất khó khăn”, anh Tiến cho hay.
Nhiều hàng quán tại Q.Hoàn Kiếm đặt biển chỉ bán mang về từ 12 giờ ngày 26.12 |
dương lan |
Cũng theo anh Tiến, gần 2 năm sống chung với dịch Covid-19, anh đã quen với cảnh mở ra, đóng vào khi kinh doanh hàng quán. Anh hi vọng dịch bệnh sớm kết thúc để việc kinh doanh, cuộc sống hoạt động bình thường.
“Hôm qua tôi đọc báo nên biết được thông tin Q.Hoàn Kiếm sẽ chuyển sang bán mang về. Khi biết điều này tôi cũng không bất ngờ vì trải qua nhiều đợt dịch phải làm điều tương tự, đóng cửa quán mỗi khi dịch bùng phát mạnh. Đợt này tôi theo dõi tình hình dịch thấy ở Hà Nội số ca mắc ngày càng tăng nên đã nghĩ đến việc các quận trung tâm sẽ dừng bán trực tiếp chứ không riêng gì Q.Đống Đa và Hai Bà Trưng”, anh Tiến nói thêm.
Các hàng quán thu dọn bàn ghế, không để khách ngồi ăn trực tiếp |
dương lan |
Ông Trần Ngọc Tuấn (51 tuổi, chủ quán bún trên phố Bà Triệu, Q.Hoàn Kiếm) dán giấy thông báo bán mang về, nhắc khách không được ngồi ăn trực tiếp từ 12 giờ trưa nay. Theo ông Tuấn, việc chỉ bán mang về sẽ khiến khách mua giảm hẳn nhưng theo quy định của chính quyền ông phải thực hiện các biện pháp đề ra.
“Đúng 12 giờ nhà tôi dọn bàn ghế vào, từ chối khách đến ăn trực tiếp nên hàng họ bán chậm hẳn. Quá buồn vì Tết nhất gần đến nơi rồi, dân tình khó khăn lắm vì buôn bán không được, nhà cửa phải đi thuê. Mong đây chỉ là biện pháp phòng dịch trước mắt chứ lâu dài người dân buôn bán vất vả lắm”, ông Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn cho biết thêm, các quận xung quanh đã chuyển sang bán mang về trước đó nên ông nghĩ quận mình sinh sống thực hiện biện pháp tương tự chỉ là “một sớm, một chiều”.
Lực lượng chức năng cũng đi nhắc nhở các hộ kinh doanh nghiêm túc thực hiện biện pháp phòng dịch |
dương lan |
“Mấy hôm trước thấy các quận khác bán mang về tôi cũng nghĩ đến điều này. Giờ không còn cách nào khác chỉ mong ca nhiễm cộng đồng giảm xuống để buôn bán trở lại”, ông Tuấn nói.
8 quận, 67 xã phường ở Hà Nội thành “vùng cam” – nguy cơ cao dịch Covid-19 |
Nghiêm túc thực hiện để dịch bệnh được kiểm soát
Chị Vũ Thu Hằng (37 tuổi, chủ quán bún trên phố Thụy Khuê, Q.Tây Hồ) cũng dọn dẹp hàng quán, thông báo khách dừng ăn trực tiếp, tuân thủ biện pháp phòng dịch từ chính quyền. Theo chị, hàng quán chuyển sang bán mang về sẽ an toàn hơn trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng tăng.
Hàng quán Q.Tây Hồ cũng chuyển sang bán mang về từ trưa nay, 26.12 |
dương lan |
“Tôi biết thông tin hàng quán bán mang về trên thời sự, nãy các anh công an phường cũng đi nhắc nhở. Thông báo 12 giờ dừng bán trực tiếp nên nhà tôi cũng tuân thủ, nhắc nhở khách thông cảm khi chỉ được mua mang về. Ở Q.Tây Hồ cũng không phải ít ca mắc nên tôi cũng đã nghĩ đến trường hợp dừng bán trực tiếp, giờ có quy định phải thực hiện”, chị Hằng nói.
Các chủ quán đều nghiêm túc thực hiện việc chỉ bán mang về |
dương lan |
Tương tự, anh Phạm Thành Long (32 tuổi, chủ quán cà phê trên phố Thụy Khuê, Q.Tây Hồ) cũng nghiêm túc thực hiện biện pháp chỉ bán mang về để dịch bệnh sớm được kiểm soát.
Các hàng quán chấp hành biện pháp phòng dịch do chính quyền đưa ra |
dương lan |
“Nhiều ca nhiễm xuất hiện vào cuối năm, hàng quán chuyển sang bán mang về nên khách sẽ không có nhiều. Thời gian tới tôi cũng chưa biết xoay xở thế nào để trả tiền mặt bằng, các khoản phí khác, hơn nữa Tết Nguyên đán đang đến gần”, anh Long buồn bã nói.
Các chủ quán cho rằng việc bán mang về khách sẽ giảm xuống nhiều |
dương lan |
Một quán cà phê trên phố Bà Triệu (Q.Hoàn Kiếm) thu dọn bàn ghế, không để khách ngồi uống trực tiếp |
dương lan |