Powered by Techcity

Vọng lên từ Thành Cổ

Trong nhật ký công tác của tôi vẫn còn ghi một dấu ấn không thể nào quên. Đúng 8 giờ 30 phút ngày 24/11/1989, mảnh đất thiêng bên dòng Thạch Hãn đã chứng kiến buổi lễ long trọng chào mừng ngày thành lập thị xã Quảng Trị. Trong bài ghi nhanh cảm động và sâu lắng “Cuộc lên đường mới tạo đà từ 200 năm lịch sử” đăng trên báo Quảng trị số 21, hai đồng nghiệp của tôi là nhà báo Nguyễn Hoàn và Hữu Thành đã dự phóng: “Từ đây, câu chuyện về sự tái sinh của con Phượng hoàng trên đống tro tàn đau thương, mát mát hẳn là không chỉ có trong truyền thuyết. Hành trang lịch sử của gần 200 năm, đặc biệt là bửu bối nhận được từ 81 ngày đêm của năm 1972 đỏ lửa, thị xã trang trọng mang theo trong cuộc lên đường mới…”.

Thấm thoắt mà đã 35 năm trôi qua. Một quãng thời gian tuy khá dài nhưng được ví như bước khởi động tích cực và rốt ráo trong “cuộc lên đường mới” dài lâu và thăm thẳm với đích ngắm là ước vọng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” luôn hối thúc trong lồng ngực của mỗi một người dân thị xã Quảng Trị. Bây giờ nhìn lại, từ một mảnh đất “Huân chương khó đủ từng viên gạch” (thơ Trần Bạch Đằng), thị xã đã biết tựa vào chiều sâu lịch sử, phát huy cao nhất truyền thống kiên trung, bất khuất của đất thiêng Thành Cổ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm để vượt lên trong công cuộc dựng xây cuộc sống mới với những thành quả đáng tự hào…

Vọng lên từ Thành Cổ

Tháp chuông Thành Cổ – Ảnh: Đ.T.T

Nhưng mai sau, thị xã dù giàu mạnh và hạnh phúc gấp trăm lần hôm nay thì trong chiều sâu của Thành Cổ, song hành với cuộc sống mới, tiếng vọng từ quá khứ hiển linh và bất diệt vẫn là những truyền kỳ lấp lánh về lòng yêu nước, đức hy sinh và khát vọng hòa bình.

Trong lần trò chuyện với những cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa Thành Cổ, có một nhận xét thực sự gây xúc động và ám ảnh tôi, đó là vào dịp tháng Bảy tri ân hằng năm, ở tỉnh Quảng Trị nói chung, thị xã Quảng Trị nói riêng, ai về với mảnh đất này cũng đều có cảm giác như cuộc chiến tranh vừa mới kết thúc hôm qua đây thôi.

Trên tay ai cũng đều vương vấn nén tâm hương dâng lên các anh hùng liệt sĩ, trong lòng ai cũng nặng trĩu niềm tri ân, đau xót, tự hào; thả một nhành hoa tưởng nhớ trên sông thiêng Thạch Hãn, hoa cứ bâng khuâng nơi bến, nơi bờ như sự luyến lưu không dứt với người dâng hoa trước khi hòa vào dòng chảy mải miết về phía hạ nguồn.

Đặc biệt, trong số những du khách đến với thị xã Quảng Trị, rất nhiều người tìm gặp, hỏi han người dân và những cựu chiến binh chiến trường Thành Cổ về từng trận đánh có con em họ tham gia. Người tìm được nơi an nghỉ của liệt sĩ thì mừng vui, hạnh phúc dâng đầy dù cuộc hội ngộ luôn đau xót vì đã âm dương cách biệt. Người chưa tìm được hài cốt hay mộ phần của liệt sĩ thì vẫn không nguôi niềm hy vọng.

Ngoài những thân nhân đã tìm được mộ chí liệt sĩ, tổ chức thăm viếng hằng năm, nguyện vọng của những thân nhân liệt sĩ là nếu có thông tin, dù ít ỏi hay mơ hồ đi chăng nữa, thì họ cũng sẵn sàng đi đến bất cứ đâu trên đất Quảng Trị, không kể đường sá xa xôi cách trở để tìm hiểu cho thỏa lòng mong đợi…Và cứ thế, những dòng người mang theo sự đợi chờ, hy vọng… vẫn luôn về với đất này.

Thị xã Quảng Trị cũng là thị xã độc nhất vô nhị trong cả nước khi mà hầu như trong khuôn viên từng gia đình, ngoài am thờ tổ tiên, người dân còn dựng thêm chiếc am thờ vọng hương hồn các anh hùng liệt sĩ. Tập quán tốt đẹp này bắt nguồn từ một sự thật cảm động ở Thành Cổ là khi khởi công xây dựng các công trình người dân luôn tìm thấy hài cốt liệt sĩ.

Ngay cả khi cơi nới nhà cửa, xây trường học, sân vận động, đào hố trồng cây xanh…người dân đều có ý thức chuẩn bị thêm các lễ vật để nếu may mắn “gặp” hài cốt liệt sĩ là chủ động mai táng, truy điệu, đưa về nghĩa trang liệt sĩ thật chu đáo và trang nghiêm.

Và không ai bảo ai, trong chỗ cao ráo nhất của khuôn viên nhà mình, người dân Thành Cổ đã thành kính dựng chiếc am thờ vọng để ngày rằm, mồng đầu tháng âm lịch, ngày lễ, tết…có nơi hương khói chu tất cho các anh hùng liệt sĩ.

Vọng lên từ Thành Cổ

Bến thả hoa bờ Nam sông Thạch Hãn -Ảnh: Đ.T.T

Đôi bờ Thạch Hãn từ lâu đã trở thành không gian tưởng niệm, không gian tâm linh, không gian tri ân vô cùng thiêng liêng. Điều đó cắt nghĩa tại sao những hành động tri ân các anh hùng liệt sĩ diễn ra ở đôi bờ sông này thường có sức lan tỏa mãnh liệt do có sự tham gia thiện nguyện và tích cực của mọi tầng lớp nhân dân.

Từ việc thả hoa trên sông viếng đồng đội của một cựu chiến binh, đến bây giờ, việc thả hoa trên sông vào các dịp lễ trọng của quê hương, đất nước đã trở một mỹ tục cảm động. Đây có thể xem là bản thông điệp giàu sức sống về sự tri ân các anh hùng liệt sĩ, chắc chắn sẽ được bảo tồn, lưu truyền qua nhiều thế hệ con người Quảng Trị.

Từ việc thả hoa trên sông Thạch Hãn, những năm gần đây, nhờ sự quan tâm tích cực của chính quyền địa phương, sự chung tay hỗ trợ của các doanh nhân, doanh nghiệp, bến thả hoa ở đôi bờ sông này đã được xây dựng bề thế, tạo một điểm nhấn trang nghiêm ở nơi trung độ của dòng sông chảy qua thị xã, tính từ cầu Ga nhìn về phía hạ lưu.

Từ bến thả hoa phía bờ Nam đã có sự liền mạch không gian với các công trình kiến trúc khác như quảng trường, tháp chuông, kế đến là hệ thống Thành Cổ, trong lòng Thành Cổ, nơi đã được tập trung nâng cấp, xây dựng nhiều hạng mục có tính biểu tượng và giáo dục cao như tượng đài, khu hành lễ, nhà bảo tàng…Sự liền mạch này được cho là khá hợp lý, tạo ấn tượng tốt đối với du khách khi đến với thị xã Quảng Trị.

Đặc biệt, đây còn là không gian lý tưởng để tổ chức các hoạt động văn hóa thu hút đông đảo mọi tầng lớp người dân tham gia, thuận lợi khi triển khai ghi, phát sóng truyền hình và các chương trình nghệ thuật sử thi hoành tráng bởi dễ bố trí ánh sáng thuận, lớp ánh sáng tự nhiên từ bờ sông đến Thành Cổ rất dày, có chiều sâu, tạo nên thứ ánh sáng nhiều tầng nấc rất độc đáo nên các đạo diễn truyền hình, nghệ sĩ nhiếp ảnh khi tác nghiệp ở đây đều rất tâm đắc.

Vọng lên từ Thành Cổ

Di tích Trường Bồ đề luôn gắn bó trong tâm thức người dân thị xã Quảng Trị -Ảnh: H.N.K

Cùng với Lễ hội “Đêm hoa đăng” trên sông Thạch Hãn, những chiếc am thờ vọng các anh hùng liệt sĩ của người dân Thành Cổ là những “điểm nhấn” luôn làm xúc động lòng người khi đến với mảnh đất anh hùng này.

Thành Cổ Quảng Trị trong tương lai không còn được ví như “một bài thơ đẹp” nữa mà phải là một bản tổng phổ hoành tráng, cất lên từ khúc ngân của bài ca xây dựng. Trong suốt quá trình phát triển đó, mảnh đất này chắc chắn sẽ được sự nâng đỡ từ chiều sâu lòng đất, chiều sâu tâm linh, nơi đã từng hòa bao máu xương của hàng vạn liệt sĩ trên mọi miền Tổ quốc đã nằm lại nơi này.

Bút ký Đào Tâm Thanh

Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024

Tối nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì, phối hợp các ban, bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố long trọng tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 (gọi tắt ngày hội).Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, Trưởng Ban Chỉ đạo ngày hội Trịnh Thị Thủy; Phó...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Gần 200 bức ảnh được trưng bày tại không gian “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất...

Sáng nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 (gọi tắt ngày hội) tổ chức khai mạc không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất nước”. Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc, Bộ VH,TT&DL, Phó Trưởng Ban Tổ chức ngày hội Nguyễn Thị Hải...

Lan tỏa tinh hoa của núi rừng

Từ bao đời nay, nếp than ở huyện Đakrông và men lá ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa được xem là những sản vật trưng của núi rừng phía Tây Quảng Trị. Những sản vật đó là sự kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu, mạch nước từ khe suối và sự lao động, sáng tạo của người dân. Giờ đây, nếp than, men lá đã trở thành hàng hóa và không chỉ tiêu dùng trong phạm vi bản...

Đoàn công tác Vụ địa phương II, Ban Tổ chức Trung ương tri ân các anh hùng liệt sĩ

Chiều nay 5/12, Đoàn công tác Vụ địa phương II, Ban Tổ chức Trung ương và ban tổ chức 13 tỉnh ủy, thành ủy khu vực miền Trung - Tây Nguyên tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị.Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị Phan Văn Phụng và Phó Vụ trưởng Vụ địa phương...

Cùng tác giả

Cam Lộ phấn đấu sớm trở thành trung tâm dược liệu, huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Quảng...

Chiều nay 26/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng và các phó chủ tịch UBND tỉnh: Hoàng Nam; Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Cam Lộ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và QP-AN nhiệm kỳ 2020-2025.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị huyện Cam Lộ tiếp tục bám sát sự điều hành, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm...

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội Quảng Trị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều nay 26/12,Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác mặt trận, các tổ chức chính trị- xã hội trong tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì hội nghị. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng tham dự hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn...

Hoa hậu Việt Nam 2024 không chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ, song cũng có ngoại lệ

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Quảng Trị cấp 37 mã số vùng trồng cho nông sản

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, đến nay toàn tỉnh đã cấp được 37 mã số vùng trồng (MSVT) tại các địa phương, trong đó 11 MSVT phục vụ xuất khẩu và 26 MSVT nội địa.Để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời xây dựng cho tỉnh Quảng Trị những vùng trồng sản xuất có thế mạnh, sản phẩm nông nghiệp tham gia xuất khẩu, trong năm 2024, Sở Nông nghiệp...

Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm và tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hôm qua 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh dịp cuối năm 2024 và tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Theo đó, ngoài các hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn...

Cùng chuyên mục

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất