Powered by Techcity

Vĩnh Linh khúc xạ qua góc nhìn văn nghệ


Theo một nghĩa nào đó, vùng quê Vĩnh Linh đã phần nào phản chiếu về mảnh đất Quảng Trị. Viết về Vĩnh Linh có khá nhiều bài thơ hay nhưng đặc biệt có hai bài thơ vừa hay vừa lạ mà không phải ai cũng biết tỏ tường. Cũng đã có vở diễn đậm chất Vĩnh Linh cũng có vẻ khác thường.

Vĩnh Linh khúc xạ qua góc nhìn văn nghệ

“Bắt cọp mà cày”, tranh minh họa chuyện trạng Vĩnh Hoàng -Ảnh: T.Đ.V

Chuyện trạng và đám cưới vào thơ

Nhiều lần về xã Vĩnh Tú (Vĩnh Linh, Quảng Trị), chiếc nôi của chuyện trạng Vĩnh Hoàng, chúng tôi càng thấu hiểu câu nói dân gian đầy tự hào: “ Vĩnh Hoàng, cả làng nói trạng”. Khi về đây nghe nghệ nhân Trần Đức Trí say sưa kể chuyện trạng cuốn hút người nghe, đến cả những đứa trẻ tuổi mới lên mười cũng đã tỏ rõ năng khiếu kể chuyện trạng, xứng đáng là truyền nhân; đến một lão nông chưa qua trường lớp như ông Trần Hữu Chư cũng thành họa sĩ “ của làng khi “kể” chuyện trạng bằng những bức tranh mộc mạc mà sinh động.

Chuyện này nhiều người đã biết. Nổi tiếng đến mức đã có tiến sĩ nghiên cứu văn học như ông Võ Xuân Trang từng về làng sưu tầm và in thành sách, có cả luận văn tốt nghiệp khoa Ngữ văn-Đại học Tổng hợp Huế làm về đề tài chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Còn nói về căn cước văn hóa, theo như chị Hoàng Dạ Hương, cán bộ văn hóa xã Vĩnh Tú: “ Không biết nói trạng thì chắc là không phải dân Vĩnh Tú”. Nhưng chuyện trạng Vĩnh Hoàng đi vào thơ thì chưa hẳn đã lan truyền.

Cho đến một hôm, tình cờ gặp nhà thơ Ngô Minh, quê nội Quảng Bình, quê ngoại Vĩnh Linh, tôi mới vỡ vạc thêm về một trường hợp về sức sống của văn nghệ dân gian. Lúc ấy, khi cao hứng nhà thơ mới thổ lộ là mình có bài thơ có tên: “Nghe chuyện trạng Vĩnh Hoàng”. ‘‘Khi thấy tôi háo hức, ông bèn cất giọng đọc: “Bom hất sang sông đỡ tốn tiền đò/ Đi bứt tranh bứt nhầm đuôi cọp/Người kể chuyện quả quyết rằng có thật/Ai chưa tin xin mời đến làng tôi…”.

Rồi ông giải thích luôn: “Tôi cảm nhận chuyện trạng Vĩnh Hoàng bằng thơ. Câu đầu tiên của bài thơ chính là nói về chuyện anh chàng nói trạng Vĩnh Hoàng kể với dân làng khi đi ăn giỗ bên kia sông Bến Hải cũng không cần đi đò. Chỉ cần có mẹo chọc tức máy bay Mỹ ném bom hất sang bờ bên kia, ăn giỗ no say xong lại chọc tức, bom lại hất về lại bờ bên này, rồi ung dung về nhà; còn chuyện đi bứt tranh thì vì lúc trời chưa sáng, nhìn không rõ, bứt nhầm luôn cả đuôi cọp…”

Quả thật là lạ! Cái khí chất hài hước, kể cả với những chuyện hiểm nguy sống chết lại được kể bằng một giọng tỉnh bơ lại đầy chất trào tiếu: “Trông chế cười ngạo nghễ!”. Nhà thơ đã bắt được thần thái nên đưa vào thơ thật sinh động và ấn tượng. Đoạn kết khiến người nghe càng rung động: “Vĩnh Linh ơi từ địa đạo bước lên/ Tưởng trắng rợn một màu tang trắng/ Ai ngờ dưới tro những câu chuyện trạng/Lại lên xanh lấp lánh mắt cười/ Một củ khoai phải luộc đến năm nồi/ Chuyện như chẳng thể nào tin được/ Nhưng đến Vĩnh Linh vốc lên từng nắm đất/Hiểu nhiều thêm sự tích lạ lùng hơn”. Đây cũng là một sự lạ trong thơ!

Bài thơ thứ hai kể về một chuyện song hỷ lâm môn ở ngay vùng giới tuyến có tên “Đưa dâu qua cầu Bến Hải” của nhà thơ Cảnh Trà. Đây là tác phẩm ra đời đúng vào ngày 20/7/1975 đăng trên báo “Văn nghệ giải phóng”, đạt giải bài thơ hay nhất nhân kỷ niệm ra 100 số báo “Văn nghệ giải phóng”.

Bài thơ được sáng tác ngay tại thôn Hiền Lương với những câu thơ mở đầu. “Một buổi mai nắng vàng hoa ngâu/Đám đưa dâu qua cầu Bến Hải/Cầu vừa bắc xong sơn còn tươi rói/Đôi bờ xanh lúa mới đã ngậm đòng/Nhìn hai họ qua cầu mà nước mắt rưng rưng/Mà sung sướng vui tràn như trẻ nhỏ”. Đám cưới thì phải có đưa dâu, chuyện quá bình thường như muôn thưở xưa nay vẫn thế. Vậy thì có gì lạ đâu mà phải làm thơ, hơn thế mà khóc cười rưng rưng như trẻ nhỏ.

Xin thưa là có, bởi chuyện vốn rất bình thường đã trở nên khác thường ở vùng giới tuyến bị chia cắt nên gần 20 năm chuyện đi lại qua cầu đã quá hy hữu, nói gì đến đưa dâu tưng bừng như thế. Vì vậy, nói đã trở thành sự kiện trong thơ. Nói như nhà thơ Võ Văn Hoa (Hải Lăng, Quảng Trị): “ Bài thơ là hiện tượng lạ trong thi ca, đúng là đã tái hiện và cảm nhận chân thực, sâu sắc, tinh tế về một sự lạ của đời sống, chuyện chỉ có ở vùng giới tuyến ”.

Bài thơ nhắc lại một hiện thực tưởng chừng bình thường, không hề có bóng dáng chiến tranh, bom rơi đạn nổ nhưng vẫn khiến người đọc tê tái vì nỗi đau chia cắt: “Chàng trai Vĩnh Linh cưới cô gái đất Cùa-Cam Lộ/Sông tưng bừng nhìn đôi lứa thương nhau/Gió lâng lâng con sóng vỗ chân cầu/Mà thắt ruột câu hò xưa tê tái/“Bước đến Hiền Lương sao chặng đường dài nghẹn lại/Đáo tới Bến Hải sao gác mái tình duyên…”.

Và trở lại hân hoan vô chừng với hiện thực hòa bình rất đỗi nhân văn khi cuộc đời trở lại bình thường, bình an như đúng với bản chất của nó: “ Đám cưới hôm nay cũng tự nhiên như là hoa, là lá/Như là chị lấy chồng, như là tôi lấy vợ/Mà hay chưa bỡ ngỡ như chiêm bao/Tôi nhìn sông, nghe sông chảy rì rào/Ai hát đó tưởng như lời tôi hát/Ngắm mây bay, tôi thấy trời bát ngát/Chân người đi rộn rịp quá, người ơi!”.

Nhà thơ Phạm Đình Ân thì bình phẩm: “Bài thơ hay ở tứ, ý, thi ảnh độc đáo, thêm nữa là cách trình bày giản dị, tươi sáng, được bao phủ bởi cảm thức văn hóa dân gian, có vẻ đẹp chân mộc nhưng cũng đủ mức tinh tế khi dựng một câu chuyện bằng thơ về một cuộc đưa dâu thú vị, làm toát lên ý nghĩa cao đẹp, sâu sắc, rộng lớn hơn một cuộc đưa dâu bình thường”. Cùng với những ca khúc như “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao, bài thơ này đã chạm vào khát vọng mãnh liệt của tâm thức dân tộc trở thành những tác phẩm có sức sống tươi rói, bền lâu, có lẽ không biết đến nếp nhăn tuổi tác.

Vở diễn lạ kỳ

Có lần trò chuyện với nhà văn Xuân Đức mới thật tỏ tường sau ngày tái lập tỉnh vào năm 1989. Quảng Trị lúc mới “ra riêng” thiếu thốn đủ bề nhưng khát vọng thì không nhỏ, hơn nữa đạo diễn gạo cội có NSND Xuân Đàm (chồng bà Kim Quý), kịch tác gia có Xuân Đức, diễn viên tài sắc NSND Kim Quý (dân Vĩnh Linh) rồi Chánh Phùng nhưng chỉ ngần ấy con người thì khó lòng làm nên một vở kịch. Hội diễn sân khấu nhỏ toàn quốc đầy thử thách nhưng cũng quá hấp dẫn gọi mời thì không thể chối từ.

Một hôm vào năm 1991, đạo diễn Xuân Đàm, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao tỉnh Quảng Trị nói với Phó giám đốc Sở là nhà văn Xuân Đức: “Cậu viết ngay cho tôi một vở kịch, nhớ là chỉ có hai nhân vật, một nam, một nữ, còn vì sao mà chỉ có hai thì ông biết rồi đấy, vì chỉ có hai diễn viên: Chánh Phùng và Kim Quý, liệu cơm mà gắp mắm”. Nhà văn Xuân Đức làm theo, nhưng nghĩ cả ngày cả đêm, vò đầu bứt tai cũng không tài nào ra một vở kịch như thế.

Sáng ra, gặp đạo diễn Xuân Đàm, ông nhăn nhó “thương lượng”: “Anh phải cho tôi một nhân vật nữa, một nhân vật thôi, nếu không thì bó phép”. Giám đốc sở Văn hóa trả lời: “Thôi được, tôi cho ông thêm một nhân vật, nhân vật nữ, vì chỉ còn có Tiểu Hoa nữa thôi”. Vật vã sáng tạo, nhà văn Xuân Đức viết xong vở kịch “Đợi đến bao giờ” cũng lấy cảm hứng từ mảnh đất giới tuyến Vĩnh Linh, sau đạo diễn Xuân Đàm đổi tên là “Chuyện đời thường vớ vẩn”. Rồi cả “đoàn kịch” lên đường bằng chiếc xe cà tàng U-oát đến hội diễn tận TP. Hồ Chí Minh.

Tỉnh nghèo, kinh phí eo hẹp, phương tiện thiếu thốn, diễn viên hiếm hoi vậy mà thành công vang dội. Vở kịch đoạt huy chương vàng, rồi diễn viên cũng được huy chương vàng, huy chương bạc khiến giới sân khấu cả nước trầm trồ thán phục. Thừa thắng xông lên, các huy chương vàng nối tiếp nhau vào các kỳ hội diễn tiếp theo khiến Quảng Trị trở thành địa chỉ vàng của sân khấu nhỏ.

Phạm Xuân Dũng



Nguồn: https://baoquangtri.vn/vinh-linh-khuc-xa-qua-goc-nhin-van-nghe-191316.htm

Cùng chủ đề

“Giọt vàng” giữa lưng chừng trời giữa trời

Dịp áp Tết năm ngoái, người bạn vong niên gửi cho tôi một món quà kèm theo lời nhắc bâng khuâng: “Đặc sản quê mình đó, ai nhớ, ai quên?”. Quà bạn tặng là một chai dầu sở vàng sóng sánh bọc kỹ trong lần lá chuối thơm như từgóc vườn thơm ra. Bạn không nhắc thì tôi vẫn nhớ. Những gì gắn bó với làng tôi, tôi không thể nào quên, huống nữa là cây sở, loài cây...

Trần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân

Trong thập niên những năm 1980-1990 và cho đến bây giờ, mỗi lần mùa xuân về trên những nẻo đường, góc phố, nhiều bản nhạc xuân của Trần Hoàn lại vang lên trên sóng phát thanh, truyền hình. “Em ơi em mùa xuân đã về trên cành lá...”, Từ bài “Tình ca mùa xuân”; “Một mùa xuân nho nhỏ”; đến bài “Hát về mùa xuân”; “Em nghĩ gì khi mùa xuân đến”... Ông có tới hàng chục bài viết...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến thăm các đơn vị nhân khóa sổ năm 2024

Tối nay 31/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến đến thăm Cục Thuế tỉnh Quảng Trị và Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Trị nhân dịp quyết toán, khóa sổ cuối năm 2024.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tặng hoa chúc mừng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị nhân khóa sổ cuối năm 2024 - Ảnh: ĐVNăm 2024, ngành Thuế Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp, khai thác triệt...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến thăm các đơn vị quân đội nhân Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Sáng nay 20/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến đến thăm, tặng hoa chúc mừng các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12 (1989 - 2024), gồm: Lữ đoàn 384, Binh đoàn 12; Tiểu đoàn 410, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần.Phó Chủ tịch UBND...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng tỉnh Quảng Trị 500 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết

Chiều nay 3/2, thừa ủy quyền của Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, nhà báo Lâm Quang Huy - đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Trị trao tặng 500 triệu đồng đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ tỉnh xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Số tiền này được Báo Nhân Dân vận động Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...

Những câu chuyện đẹp đầu xuân

Chiều 3/2, đại úy Hoàng Ngọc Minh - Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho hay, đã nhận được gần 160 triệu đồng tiền ủng hộ chị Nguyễn Thị Hoa (55 tuổi), ở thôn Tân Mạch, xã Vĩnh Thái từ rất nhiều tấm lòng hảo tâm không quen biết. Câu chuyện ấm lòng ngày đầu xuân này xuất phát từ hoàn cảnh éo le của gia đình chị Hoa và nỗ lực tìm...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thăm Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng...

Hôm nay 3/2, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đi thăm, động viên Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Trị.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thăm hỏi, chúc Tết đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Ảnh: Tiến NhấtNăm 2024, Trung tâm Phục vụ...

Giá các loại thực phẩm tăng nhẹ sau Tết

Bắt đầu từ ngày 3/2 (tức ngày mồng 6 Tết), hầu hết các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hoạt động trở lại với lượng hàng hóa khá dồi dào, giá cả tương đối ổn định.Hình ảnh minh họa - Ảnh: STCác loại rau xanh, củ, quả là những mặt hàng được bày bán sớm và khá hút khách, giá cả các mặt hàng tuy có tăng so với ngày thường...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị dâng hoa, dâng hương tại Di tích lịch sử Chi bộ An Tiêm 

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930 - 2025), sáng nay 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tại Di tích lịch sử Chi bộ An Tiêm - Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong.Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường...

Cùng chuyên mục

Xách vợt đi tập pickleball

Pickleball là môn thể thao thi đấu trong nhà hoặc ngoài trời, đánh đơn hoặc đôi trên sân hình chữ nhật (13,4 m x 6,1 m). Người chơi dùng một chiếc vợt mặt nhẵn để đánh một quả bóng nhựa rỗng, đục lỗ, qua lưới cao 0,86 m cho đến khi một bên không thể trả bóng hoặc phạm luật. Môn thể thao được phát minh vào năm 1965 tại Mỹ, trở thành cơn sốt thể thao ở Mỹ...

Chân thực và cảm động

Phim “Mưa đỏ”, một tác phẩm điện ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, do Điện ảnh Quân đội nhân dân đang thực hiện mang dấu ấn sâu sắc không chỉ bởi nội dung cảm động mà còn nhờ sự chân thực và tỉ mỉ trong xây dựng bối cảnh.Sự đầu tư công phu Phim “Mưa đỏ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất là một dự án quy mô lớn,...

Độc đáo ẩm thực Lào

Nổi tiếng với những món ăn dân dã, mộc mạc, văn hóa ẩm thực nước bạn Lào làm hài lòng thực khách Việt chính là hương vị độc đáo, hấp dẫn riêng có. Vì thế, không ít người Việt nói chung và người Quảng Trị nói riêng đã lựa chọn đồ ăn Lào vào dịp Tết đến xuân về. Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên kinh doanh ẩm thực Lào cũng đã xuất hiện tại Quảng Trị, thu hút...

Gói trọn vị quê hương trong những món ngon ngày tết

Những món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong khung cảnh sum họp của nhiều gia đình. Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Quảng Trị còn khéo léo lựa chọn những nguyên liệu thân quen, dân dã nhưng không kém phần tươi ngon, đặc sắc để chế biến những món ăn tươm tất dâng lên ông bà, tổ tiên...

Nét đẹp văn hóa của hồi môn người Pa Kô

Sau những tháng ngày tìm hiểu, được gia đình đôi bên đồng ý, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô nên vợ, nên chồng. Họ được ông bà, bố mẹ, người thân thực hiện phong tục, nghi lễ cưới hỏi rất độc đáo. Trong đó, văn mun (của hồi môn) được người Pa Kô chuẩn bị đầy đủ với mong muốn tương lai con cháu có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Niêng...

Magazine: Làng nghề truyền thống vào xuân

Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê đều mang nét đặc sắc riêng. Mứt gừng Mỹ Chánh, bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, bánh giầy Triệu Trung, bánh hộc Mai Xá đều là những sản phẩm có thương hiệu làm nức lòng người thưởng thức, đặc biệt là vào dịp Tết đến xuân về...Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê...

Khải hoàn ca sau chiến tranh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc khi tôi tròn mười chín tuổi. Không thể nào quên được cái buổi trưa lịch sử 30/4/1975 ấy, khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin cờ Giải phóng đã tung bay trên dinh Độc Lập. Chúng tôi, những chàng lính trẻ hô vang đến khản giọng “Miền Nam được giải phóng rồi! Chiến tranh kết thúc rồi!”. Hai mươi mốt năm đánh trận trường kỳ, rất nhiều máu và...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Bùi Phan Thảo

Nhà thơ Bùi Phan Thảo sinh năm 1963 tại làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.Tác phẩm xuất bản: Lao xao hồn phố (thơ); Không chờ những giấc mơ (thơ); Búp bê áo rách (tập truyện ngắn); Những ngọn khói về trời (trường ca); Nụ cười trên phố ban...

Hai người tôi yêu quý nhất!

Trời trở lạnh! Khi những cơn gió lạnh mùa đông rít vào kh e cửa làm tê buốt những đồ vật xung quanh, đâu đây lời bài hát “ Tình cha ấm áp như vầng thái dương...” làm lòng tôi cảm thấy lạnh, cái lạnh không phải vì mùa đông rét buốt mà cái lạnh khi nhớ về ba tôi và thầy giáo chủ nhiệm, hai con người đáng kính đối với cuộc đời tôi. Minh họa: LÊ DUYTôi...

Khi người trẻ ngày càng hứng thú với thư pháp

Không chỉ đối với những người lớn tuổi, ngày nay, thư pháp, một bộ môn nghệ thuật tưởng chừng đã cũ dần chiếm được vị trí nhất định trong lòng giới trẻ. Với nhiều người, luyện thư pháp không đơn thuần để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng con chữ mà còn là cách giúp người viết dưỡng tâm, rèn tính, tìm thấy sự cân bằng trong nhịp sống hiện đại.Anh Khánh viết chữ thư pháp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất