Powered by Techcity

Vĩnh Linh đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu nông sản chủ lực

Hướng đến nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản đặc trưng, đáp ứng nhu cầu thị trường, thời gian qua, nhiều địa phương, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã chủ động đầu tư cũng như nhận được sự hỗ trợ để triển khai sơ chế, chế biến sâu nông sản. Từ đó góp phần bảo quản tốt, tạo ra sản phẩm chất lượng, mở rộng tiêu thụ, tăng hiệu quả kinh tế cho nhiều loại nông sản.

Vĩnh Linh đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu nông sản chủ lực

Hợp tác xã Nông sản xanh Vĩnh Hòa đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm “Mật ong Rú Lịnh” -Ảnh: NGUYỄN TRANG

Đậu xanh tằm là nông sản chủ lực của xã Vĩnh Giang với vùng nguyên liệu khoảng 80 ha. Nhận thấy đậu xanh được sản xuất, cung cấp dưới dạng hạt thô thì khâu bảo quản còn hạn chế và giá trị mang lại chưa cao, từ năm 2020, HTX Nông nghiệp Cổ Mỹ đầu tư hệ thống thiết bị, sản xuất thêm 2 sản phẩm: bột đậu xanh và đậu xanh rang sấy rất được thị trường đón nhận. Giá bán sản phẩm chế biến cao gấp 2 lần so với sản phẩm thô, tăng thu nhập cho các hộ trồng đậu xanh.

Ông Lê Chẩn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Cổ Mỹ cho biết: “Tháng 11/2023, HTX tiếp tục được tỉnh đầu tư Dự án công nghệ sản xuất và chế biến sâu sản phẩm đậu xanh tằm với tổng kinh phí trên 8,4 tỉ đồng. Đến tháng 1/2024, các hạng mục như đồng ruộng trồng đậu xanh đã được quy hoạch, nhà xưởng chế biến đã thi công, lắp đặt hoàn thiện. Với điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng này, thì ngoài phát triển 2 loại sản phẩm hiện có, HTX sẽ mở rộng sản xuất thêm các sản phẩm mới, trước mắt là sữa đậu xanh Vĩnh Giang và bánh đậu xanh Vĩnh Giang”.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh Nguyễn Hữu Quyết thông tin, cùng với HTX Nông nghiệp Cổ Mỹ, trong năm qua, tại huyện Vĩnh Linh có thêm 6 HTX được hỗ trợ về công nghệ sơ chế, chế biến sâu nông sản, tổng kinh phí đầu tư trên 12,1 tỉ đồng.

Đến nay, toàn huyện có khoảng 20 HTX, doanh nghiệp và nhiều cơ sở đã trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Nhiều nông sản chủ lực của các địa phương được đầu tư sơ chế, chế biến sâu, như: gạo bát đỏ của HTX Nông nghiệp Tân Mỹ; hồ tiêu của HTX Sản xuất – Kinh doanh hồ tiêu Vĩnh Linh; nghệ củ của Công ty TNHH MTV QT Hùng Dung; gạo của HTX Nông nghiệp sạch Tây Sơn và Cơ sở chế biến miến Loan Hảo; mật ong của HTX Nông sản xanh Vĩnh Hòa; nước mắm nhĩ cá cơm của cơ sở sản xuất nước mắm Khiêm Trọng; dầu lạc nguyên chất của Công ty TNHH Hùng Thịnh Thành…

Mỗi năm huyện Vĩnh Linh đạt sản lượng lúa khoảng 40.000 tấn, lương thực có hạt đạt trên 42.000 tấn, lạc đạt hơn 2.000 tấn, hồ tiêu khoảng 1.350 tấn, khai thác khoảng 4.000 tấn thủy sản… Từ việc đầu tư cho lĩnh vực sơ chế, chế biến sâu thời gian qua đã góp phần giải quyết đầu ra trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo chất lượng; được hỗ trợ hoàn thiện đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP. Để có thể tiếp cận, đưa vào hoạt động chế biến sâu, phải có nguồn lực.

Vì vậy huyện xác định thời gian tới cần cả sự chủ động của mỗi địa phương, HTX, doanh nghiệp và sự lồng ghép, hỗ trợ từ các chương trình, dự án. Theo đó đối với lĩnh vực chế biến nông sản, huyện đã đề ra cơ chế, chính sách hỗ trợ trong việc tổ chức sản xuất, xây dựng kế hoạch phát triển, tăng cường liên kết phương thức vận chuyển hàng hóa.

Đồng thời khuyến khích cơ sở sản xuất đầu tư khoa học kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm cả về chất lượng và hình thức nhãn mác, bao bì. Qua đó nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm nông sản của địa phương. Đồng thời, huyện sẽ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm hình thành điểm mua bán, thu gom, bảo quản sản phẩm nông sản tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Mặt khác, kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, sơ chế, bảo quản nông sản có sử dụng nguyên liệu thế mạnh của địa phương như: lúa, lạc, tiêu, ném, khoai môn… Chú trọng gia tăng tỉ lệ chế biến sâu để hình thành sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ lực có tính chất hàng hóa, gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Riêng về phát triển nguyên liệu lúa gạo tập trung liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ, huyện Vĩnh Linh có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế và chế biến lúa gạo với tổng kinh phí 3,390 tỉ đồng.

Trong đó, nguồn hỗ trợ ngân sách tỉnh, huyện 2,2 tỉ đồng; nguồn hợp tác xã và nguồn khác 1,190 tỉ đồng. Huyện Vĩnh Linh đang kiến nghị tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí. Dự kiến các hạng mục sẽ đầu tư xây dựng gồm: hệ thống sấy; nhà xưởng; hệ thống chế biến gạo; mặt bằng, đường giao thông… phục vụ phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất lúa gạo tại huyện Vĩnh Linh.

Huyện Vĩnh Linh phấn đấu đến năm 2025, giá trị chế biến nông sản đạt trên 150 tỉ đồng, tăng bình quân trên 18%/năm (theo giá cố định năm 2010). Từ đó sẽ có thêm nhiều mặt hàng nông sản sản xuất theo hướng bền vững, tăng giá trị kinh tế ngành nông nghiệp và thu nhập của người dân.

Nguyễn Trang

Nguồn

Cùng chủ đề

131 giáo viên THCS dự hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi

Hôm nay 11/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc hội thi giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024 – 2025.Khai mạc hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024 – 2025 - Ảnh: K.STham gia hội thi có 131 giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, đến từ 96 đơn vị, đại diện cho hàng nghìn giáo viên cấp...

Hội thảo khoa học về nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã, phường, thị trấn

Sáng nay 7/2, Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức Hội thảo “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng tham dự.Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: S.HBáo cáo đề dẫn tại hội thảo cho biết, từ khi có Luật Tổ...

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Khai thác tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, hằng năm, cứ đến dịp tết Nguyên đán, nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) miền sơn cước Quảng Trị lại tất bật với việc chuẩn bị những sản phẩm đặc trưng phục vụ thị trường. Để tạo niềm tin cho khách hàng, họ đặt tâm huyết vào việc lựa chọn, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp mắt với phong...

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm của huyện Hải Lăng

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng ngày càng được nâng cao cả về quy mô và chất lượng, từng bước khẳng định vị trí, vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, tiếp cận các nhà đầu tư. Từ đó, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam thăm, chúc Tết các đơn vị 

Chiều nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đến thăm, chúc Tết Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) tỉnh nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng quà tết tại BVĐK tỉnh - Ảnh: S.HTại điểm đến thăm, chúc Tết, lãnh đạo các đơn vị đã báo cáo với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam về những...

Cùng tác giả

Đề xuất bổ sung, tích hợp chợ chuối xã Tân Long vào Quy hoạch tỉnh Quảng Trị

Theo Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Phương án phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì trên địa bàn huyện Hướng Hóa có quy hoạch 9 chợ, gồm: Chợ Tân Liên (xã Tân Liên), chợ A Túc (xã A Túc), chợ Hướng Phùng (xã Hướng Phùng), chợ Khe Sanh (thị trấn...

Công bố nghị quyết, quyết định về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn và công tác cán bộ thuộc UBND tỉnh

Chiều nay 24/2, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của HĐND tỉnh về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các quyết định về công tác cán bộ. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; các phó chủ tịch UBND tỉnh tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sửa chữa, xây mới nhà ở

Đó là chỉ đạo của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Trị Nguyễn Long Hải tại buổi làm việc của Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh với Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Hướng Hóa về tình hình thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện vào sáng...

Triển khai kế hoạch giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Chiều nay 24/2, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị triển khai các quyết định, kế hoạch giám sát của BTV Tỉnh ủy đối với các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; các ủy...

2 dự án khắc phục hậu quả bom mìn ở Quảng Trị hoạt động trở lại từ ngày 24/2

Sở Ngoại vụ Quảng Trị thông tin, 2 dự án rà phá, khắc phục hậu quả bon mìn tại Quảng Trị gồm: Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA), Cây Hòa bình Việt Nam (PeaceTrees Vietnam - PTVN) hoạt động trở lại từ ngày 24/2 sau thời gian gián đoạn do lệnh tạm dừng chính sách viện trợ quốc tế của Chính phủ Hoa Kỳ.Đội xử lý bom mìn lưu động EOD1/PTVN đo đạc, kiểm tra quả bom trước...

Cùng chuyên mục

Nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại biên giới

Những năm gần đây, nhờ được quan tâm đầu tư, nâng cấp, khuyến khích phát triển các loại hình thương mại nên hoạt động thương mại biên giới của tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu đi lại, mua sắm của người dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương biên giới, vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc...

Những giải pháp để Quảng Trị thực hiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025

Chủ trương của Đảng và Chính phủ về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, quyết tâm đạt trên 8% trong năm 2025 là một hướng đi đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần có một chiến lược đồng bộ, tập trung vào cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, nâng cao năng suất lao động và đảm...

Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giúp đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, người dân trong tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ. Để bảo vệ quyền SHTT hiệu quả, hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thực hiện, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, góp phần đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội...

Những điểm sáng trong công tác giải phóng mặt bằng của huyện Hải Lăng

Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các công trình, dự án. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ khó, phức tạp do ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, tổ chức. Thời gian qua, huyện Hải Lăng đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở...

Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín

Thành công với mô hình chăn nuôi lợn khép kín giúp cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Phúc (sinh năm 1964), sống tại thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trở thành một trong những tấm gương làm kinh tế giỏi tiêu biểu, được đồng đội và người dân địa phương thường xuyên đến học tập kinh nghiệm. Với ông Phúc, dù trong thời chiến hay thời bình, còn sức khỏe để cống hiến...

Xây dựng xã Cam Chính trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện theo hướng thông minh

Đảng bộ xã Cam Chính được Huyện ủy Cam Lộ chọn là đảng bộ tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030, diễn ra trong 2 ngày 18-19/2/2025. Trước thềm đại hội, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cam Chính NGUYỄN THANH LÂM về những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua và định hướng đột phá xây dựng xã Cam Chính trở thành...

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển. Bài 2: Hiện thực hóa tầm nhìn trở thành vùng kinh...

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã và đang triển khai nhiều dự án động lực và trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị như Khu bến cảng Mỹ Thủy và Khu công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn 1). Đây chính là cơ hội thuận lợi, là dư địa để huyện Hải Lăng tiếp tục kêu gọi thu hút các nguồn lực đầu...

Vận hội mới từ phố núi Lao Bảo

Từ những tháng cuối năm Giáp Thìn 2024 đến thời điểm này, khác với các địa phương khác trong tỉnh, thời tiết ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa luôn khô ráo và ấm áp. Những vị khách “đi tìm nắng” đã tấm tắc khen ngợi xứ sở của nắng và hoa khi họ bỏ công vượt cung đường hàng chục cây số để lên với phố núi. Nhưng Lao Bảo mùa này không chỉ có nắng ấm,...

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển.

Huyện Hải Lăng là địa phương sau cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng đã trải qua nửa thế kỷ kiến tạo và dựng xây. Từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân huyện Hải Lăng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, khai mở thêm dư địa phát triển để dần khẳng định vị thế quan trọng là vùng kinh tế trọng...

Doanh nghiệp bắt nhịp sản xuất với khí thế mới

Ngay từ sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt nhịp sản xuất, với tinh thần lao động hăng say, quyết tâm đạt hiệu quả cao nhất. Nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô để đáp ứng đơn hàng gia tăng. Đây là tín hiệu tích cực, thể hiện sự ổn định của doanh nghiệp cũng như tinh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất