Powered by Techcity

Vị Xuyên – Chốn linh thiêng trên miền biên ải phía Bắc Tổ quốc

Đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên – nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.

Vị Xuyên - Chốn linh thiêng trên miền biên ải phía Bắc Tổ quốc

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên – nơi an nghỉ của hơn 1.800 liệt sĩ cùng phần mộ tập thể các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc -Ảnh: T.L

Tháng Hai, đất trời biên cương phía Bắc xanh một màu bình yên. Núi đá hùng vĩ trập trùng bất tận theo dáng hình nơi bắt đầu Tổ quốc. Trong hàng ngàn năm lịch sử, biết bao thăng trầm, phong ba, bao lớp người đã sống và chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bất di bất dịch.

Lặng nhìn những nghĩa trang liệt sĩ, đài hương, bia đá khắc ghi tên tuổi những người con của đất nước đã anh dũng hy sinh, mãi mãi nằm xuống, bỗng trào dâng mãnh liệt ý thức chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi linh thiêng của Tổ quốc.

Những ngày tháng Hai này, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) lại thoang thoảng hương trầm. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.800 liệt sĩ từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, giai đoạn từ năm 1979-1989. Trong số đó có một ngôi mộ tập thể và hàng trăm mộ chưa xác định được thông tin.

Tới điểm linh thiêng miền biên viễn có những cựu chiến binh đi thăm phần mộ đồng đội, vợ viếng mộ chồng, con thăm mộ cha và những đoàn khách từ mọi miền đất nước mong muốn tri ân những người lính đã hy sinh cho Tổ quốc, tưởng nhớ những đồng bào đã ngã xuống bởi đạn pháo quân thù.

Đặt bó hoa tươi thắm, thắp những nén hương thơm lên trước Đài Tổ quốc ghi công, ông Vương Trung Thực, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 5 Vị Xuyên lại hồi nhớ ngày 17/2/1979. Hôm đó, đạn pháo của quân xâm lược dội vào toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, suốt một dải 1.200 km từ Pa Nậm Cúm – Lai Châu đến Pò Hèn – Quảng Ninh.

Mảnh đất Vị Xuyên cũng hứng chịu những đợt pháo kích dữ dội từ bên kia biên giới. Đã có nhiều người dân Vị Xuyên chết bởi đạn pháo quân thù. “Rạng sáng 17/2/1979, tôi nằm ngủ trong nhà thì nghe thấy tiếng đạn pháo địch bắn vào Vị Xuyên. Chúng bắn cả ngày cả đêm, vô cùng ác liệt. Năm 1984, tôi nhập ngũ chiến đấu để bảo vệ mảnh đất này,” ông Vương Trung Thực nhớ lại.

“Sau khi chịu thương vong nặng nề bởi tinh thần chiến đấu rất cao, quyết liệt của quân dân ta trên toàn tuyến biên giới, ngày 5/3/1979, địch buộc phải rút lui. Nhưng Vị Xuyên lại là nơi đi trước, về sau. Mảnh đất có vị trí chiến lược này đã trở thành trận tuyến nóng bỏng, ác liệt kéo dài duy nhất biên giới phía Bắc trong suốt gần 10 năm sau đó,” người cựu chiến binh khẽ nén tiếng thở dài.

Lịch sử mãi khắc ghi, trong một chiến dịch xâm lấn Việt Nam với quy mô lớn nhất từ tháng 4/1984 đến 5/1989, lần lượt hàng chục vạn quân của 8 trong 10 đại quân khu từ bên kia biên giới phía Bắc đã tấn công toàn diện tuyến biên giới Hà Giang, tập trung là huyện Vị Xuyên.

Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, chín sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn đã trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên. Và “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử” đã trở thành phương châm sống, chiến đấu của những người lính Vị Xuyên. Trên “Đất mẹ” thiêng liêng, quân ta bám trụ từng điểm cao, từng mỏm đá, tấc đất.

Có những quả đồi diễn ra hàng chục trận đánh giành đi, giật lại giữa ta và địch. Không một hòn đá, không một mét đất nào ở Vị Xuyên không thấm máu người lính Việt Nam. Quả đồi Đài do đạn pháo dội vào mà bị phạt sâu hơn 1m, trắng xóa như vôi, nên còn có tên gọi là “Lò vôi thế kỷ.” Hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống, nhiều người bỏ lại một phần cơ thể nơi rừng sâu núi thẳm.

Biểu tượng hào hùng mà đau thương về tinh thần vệ quốc bất khuất của dân tộc Việt Nam có thể thấy từ Nhà Tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sĩ của toàn mặt trận Vị Xuyên – Hà Giang. Nhà Tưởng niệm nằm nghiêm trang, đẹp đẽ bên vách núi đá dựng đứng ở xã Thanh Thủy, là đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ Mặt trận Vị Xuyên ở điểm cao 468.

Từ đền thờ có thể nhìn sang các điểm cao 772, 685 và hướng tầm mắt tới điểm cao 1.509, điểm phân giới mốc biên giới Việt-Trung. Đến nơi linh thiêng miền biên ải đó, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.

45 năm đã trôi qua kể từ phong ba nơi đôi bờ biên giới. “Ngã ba tử thần” năm xưa thấm trộn máu xương của những người con nước Việt đã anh dũng hy sinh, nay đã trở thành Ngã ba Thanh Thủy thanh bình, với nhịp sống trên đường phát triển. Gần đó là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Thanh Thủy- nơi sinh sống của bà con dân tộc Tày với bản sắc văn hóa được lưu giữ và bảo tồn. Trong làng có những homestay để phục vụ, đón khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.

Cách không xa Làng Văn hóa là Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy – Thiên Bảo (Tianbao, tỉnh Vân Nam) thông thương với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là nơi dòng Lô giang chảy vào đất Việt, bên dòng sông là mốc 261 phân giới giữa 2 nước Việt – Trung.

Ngay trước Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy có một khóm tre già nhưng xanh mướt và tươi tốt đến lạ. Khóm tre có hơn 50 cây với độ cao vài chục mét, cây nào cũng to khỏe, đầy sức sống. Gần khóm tre già là cây gạo cổ thụ dáng cao bất khuất với lớp vỏ ngoài mốc meo từng trải, vững chãi mang hình bóng quê hương. Cả cây gạo và khóm tre đều mang bao vết tích của những trận pháo kích, những vết đạn ngang dọc, ăn sâu vào thân.

Theo lời Thượng úy Nguyễn Xuân Đệ, cựu chiến binh Sư đoàn 356, người tham gia nhiều trận đánh ác liệt tại mặt trận nóng bỏng Vị Xuyên, thì ròng rã suốt những năm tháng chiến tranh biên giới phía Bắc, cây gạo và khóm tre đều hứng chịu bão tố dữ dội từ bên kia biên thùy. Song thật kỳ lạ là khóm tre vẫn hiên ngang đứng đó mà không hề lay chuyển. Còn cây gạo cao cứ mỗi độ tháng 3 về lại bừng nở sắc đỏ ngập trời. Hoa gạo đỏ thẫm mang vẻ đẹp bình dị, mãnh liệt, gợi nhắc những ký ức từ lâu.

Tháng Hai, trời biên cương xanh ngắt một màu. Nhiều câu chuyện đã thuộc về lịch sử. Màu xanh đã phủ lên “Lò vôi thế kỷ” cũng như các quả đồi, cánh rừng, hố đạn nơi biên thùy phía Bắc năm xưa. Nhưng những chứng tích của cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc vẫn hiện hữu.

Cây gạo cổ thụ, khóm tre già trước Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy; Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên; Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ Mặt trận Vị Xuyên; Điểm cao 468; Điểm cao 1.509 và đâu đó nơi các thung khe, sườn núi dọc biên giới Hà Giang, 45 năm qua vẫn còn trên 1.000 hài cốt liệt sĩ chưa tìm thấy, chưa được quy tập…

Những chứng tích hào hùng mà bi thương đó luôn nhắc nhở về chủ quyền biên giới, về cương vực lãnh thổ ngàn đời cha ông để lại; nhắc nhở mỗi người dân nước Việt về: Hòa bình, Độc lập, Tự do, Tự cường!

Hạnh Quỳnh

Nguồn

Cùng chủ đề

Tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng nay 18/10, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Quảng Trị phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2024. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Hồ Đại Nam dự hội nghị.Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban...

PC Quảng Trị chú trọng bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Trong công tác quản lý vận hành lưới điện thì bảo vệ hành lang an toàn lưới điện là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Vì thế, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân tự giác không xâm phạm hành lang an toàn thì công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng để hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn gây gián đoạn đến quá trình cung cấp...

Tổng kết triển lãm “Da cam – Lương tri và Công lý” – Quảng Trị 2024

Sáng nay 29/8, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam, Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh cùng các đơn vị liên quan tổ chức lễ tổng kết triển lãm “Da cam – Lương tri và Công lý” – Quảng Trị 2024. Đại tá Phạm Xuân Hưng, Phó Chủ...

Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quà cho gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 (1947 - 2024), hôm nay 19/7, đoàn cán bộ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Đại tá Nguyễn Ngọc Huân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ quốc...

Tấm gương nỗ lực trong phát triển kinh tế, cống hiến cho xã hội

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả với Tổ quốc, trở về quê hương, cựu chiến binh (CCB) Phạm Xuân Hạnh ở Khóm 1, thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tiếp tục nhiệm vụ mới là phát triển kinh tế gia đình. Với quyết tâm cao cộng sự cần cù chịu khó, người CCB này đã thành công trong phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, xây dựng cuộc sống gia đình ấm...

Cùng tác giả

UBND tỉnh giải quyết vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đối với Công ty Cổ phần Lâm sản Quảng Trị

(Cổng TTĐT) Ngày 27/10/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Vĩnh Linh, Công ty Cổ phần Lâm sản Quảng Trị và các sở, ngành liên quan về giải quyết các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với Công ty Cổ phần Lâm sản Quảng Trị bị ảnh hưởng do dự án thành phần đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ...

Chuyên gia nhận định khả năng bão Kong-rey vào Biển Đông sau Trami

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng kiểm tra tình hình ứng phó bão số 6 tại huyện Đakrông

(Cổng TTĐT) Ngày 27/10/2024, đồng chí Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có chuyến kiểm tra tình hình ứng phó bão số 6 tại huyện Đakrông. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan. Theo dự báo từ các cơ quan khí tượng thủy văn, bão số 6 (Trà Mi) nằm trên vùng ven biển Thừa...

Nghĩa tình và lẽ sống

Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi lại biết bao kỷ niệm và dành nhiều cảm xúc của mình về những miền đất ông đã đi qua và mỗi con người được ông ngưỡng mộ trong Bút ký “Đời như tiểu thuyết” phát hành vào đầu tháng 10-2024.Trưa ngày 24/10/2024,...

Người dân đổ xô ra ven sông Hiếu bắt dế trong mưa lũ

Mặc dù đang bị ảnh hưởng của cơn bão số 6, gây mưa lớn, ngập cục bộ một số khu vực ven sông Hiếu đoạn qua thôn Ba Thung, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, nhưng nhiều người dân địa phương vẫn đổ xô ra khu vực này để tìm bắt dế.Rất đông người dân ra khu vực ven sông Hiếu tại cầu Cam Tuyền thuộc thôn Ba Thung, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ để tìm bắt dế...

Cùng chuyên mục

Nghĩa tình và lẽ sống

Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi lại biết bao kỷ niệm và dành nhiều cảm xúc của mình về những miền đất ông đã đi qua và mỗi con người được ông ngưỡng mộ trong Bút ký “Đời như tiểu thuyết” phát hành vào đầu tháng 10-2024.Trưa ngày 24/10/2024,...

Lắng lòng với “Bốn mùa thương nhớ”

Mấy hôm trước ở Sài Gòn, khi ngồi lại với nhau mừng Nguyễn Linh Giang, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh ra mắt sách mới “Bốn mùa thương nhớ” - NXB Thanh Niên, 2024 (là cuốn sách thứ tư của anh)- những nhà báo quê Quảng Trị, Quảng Bình chúng tôi: Bùi Phan Thảo, Nguyễn Linh Giang, Trần Yên, Nguyễn Hồng... nói với nhau những câu chuyện quê nhà, về tuổi thơ và những kỷ niệm...

Chinh phục vinh quang thể thao

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê đất đỏ Hương Nam, Kim Thạch, Vĩnh Linh, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (sinh năm 2006) đã vượt qua nhiều khó khăn để theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp. Bén duyên với bộ môn điền kinh từ khi còn rất nhỏ, cô khẳng định năng khiếu của mình trong màu áo của Đội tuyển Điền kinh TP. Đà Nẵng khi thi đấu đạt thành tích...

Khi thơ đã sang sông…

Nhà thơ Võ Văn Luyến, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị vừa cho ra mắt thêm một đứa con tinh thần “Từ độ qua sông”* với gần 120 thi phẩm, hầu hết được sáng tác trong thời gian gần đây, chất chứa những trăn trở, chiêm nghiệm, suy nghiệm và có thể cả linh nghiệm, mở rộng thêm những chiều kích trong tư duy nghệ thuật. Tác phẩm...

Như tìm thấy mình

Nhân đọc tập thơ: “Thôi đành rong rêu” của nhà thơ Nguyễn Văn TrìnhTrước khi chuyển công tác vào Bà Rịa - Vũng Tàu, tôi làm việc tại Quảng Trị gần mười lăm năm. Ở mảnh đất giàu nghĩa tình này, tôi thân quen hầu hết giới văn nghệ sĩ và báo chí. Nhưng với nhà thơ Nguyễn Văn Trình, tôi chưa một lần gặp mặt, chỉ đọc thơ anh trên tạp chí Cửa Việt và báo Quảng Trị.Mới...

Bế mạc, trao giải Giải bóng chuyền hơi nam nữ Khối Thi đua các cơ quan Đảng năm 2024

Sáng nay 5/10, Ban Tổ chức Giải bóng chuyền hơi nam nữ Khối Thi đua các cơ quan Đảng năm 2024 tổ chức lễ bế mạc, trao giải. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Trưởng Khối Thi đua các cơ quan Đảng, Trưởng Ban Tổ chức giải Trương Đức Minh Tứ tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng...

Có một dòng Thạch Hãn “chảy” trên Cửu đỉnh

Sông Thạch Hãn (hay còn gọi là sông Ba Lòng, sông Quảng Trị) là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Đây là con sông gắn liền với lịch sử tỉnh Quảng Trị. Tại vùng hạ nguồn, sông Thạch Hãn nối với sông Bến Hải qua sông Cánh Hòm, và nối với sông Ô Lâu qua sông Vĩnh Định. Bên cạnh lịch sử hào hùng, sông Thạch Hãn còn được nhiều người dân trên cả nước biết đến qua...

5 gương mặt văn chương làng Mai Xá

Với nhiều người dân Quảng Trị, làng Mai Xá là một địa danh quen thuộc, một trong 65 ngôi làng cổ thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hóa xưa, nay thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.Không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống cách mạng, làng Mai Xá, trong tập sách này mang nghĩa rộng hơn là các làng thuộc xã Gio Mai cũng là vùng đất sinh nhiều anh...

Tích cực chuẩn bị cho Giải Bóng chuyền hơi nam nữ Khối thi đua các cơ quan đảng

Sáng ngày 23/9/2024, Ban tổ chức Giải Bóng chuyền hơi nam nữ Khối thi đua các cơ quan Đảng năm 2024 tổ chức họp và làm thủ tục chuyên môn tại trụ sở Báo Quảng Trị, với sự tham gia của đội ngũ trọng tài Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các trưởng đoàn, huấn luyện viên (HLV) của 8 đội bóng chuyền hơi thuộc 9 cơ quan đảng. Hiện các đội bóng đang tích cực...

Người phụ nữ Vân Kiều níu giữ nghề truyền thống

Từ nhiều đời trước, đồng bào Vân Kiều sống dưới dãy Trường Sơn hùng vĩ đã có thói quen hút thuốc lá bằng tẩu (ống điếu). Vì thế, tẩu thuốc trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống của họ và là một nét văn hóa đặc trưng. Ngày nay, với cuộc sống hiện đại thì những chiếc tẩu thuốc của đồng bào Vân Kiều đang dần ít đi. Người biết làm tẩu chỉ còn đếm trên đầu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất