Powered by Techcity

Trương Quang Đệ, người trí thức Việt ra đi từ Làng Mai *

Tôi mượn một câu của PGS.T.S Bùi Mạnh Hùng – người “đồng hương” của tác giả cuốn sách – trong bài viết về một tác phẩm trước đây của thầy Trương Quang Đệ làm nhan đề vì nó đúng với hai “phẩm chất” của cuốn sách thầy Đệ vừa gửi đến bạn đọc trước thêm Xuân mới. Hơn nữa, thật khó tìm một cái “tít” phù hợp cho một cuốn sách ôm chứa rất nhiều trí thức và kinh nghiệm sống – không chỉ của Việt Nam mà của nhân loại, lại được thể hiện với bút pháp tự do, không bị trói buộc bởi thể loại nào.

Trong “Lời nói đầu”, tác giả viết: “Cách đây 3 năm, NXB Văn hoá-văn nghệ TP. Hồ Chí Minh cho ra mắt cuốn “Bâng khuâng cảm xúc về thời cuộc” (cuốn I)… đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả […] nhiều bạn đọc mong muốn tiếp xúc với những bài viết mới…”. Nhờ thế mà chúng ta được đọc cuốn II, cùng nhan đề, còn dày dặn và phong phú hơn cuốn trước. Cuốn sách dày trên 300 trang, gồm 64 đề mục, vô cùng phong phú về đề tài – từ triết học, toán học, văn học, ca nhạc, phim ảnh… cho đến chuyện tâm linh và cấu trúc vũ trụ – khó có thể điểm hết trong một trang báo, nên tôi chọn những bài viết mà chỉ một người con của “làng Mai” mới thể hiện được cụ thể và giàu cảm xúc như thế.

Trương Quang Đệ, người trí thức Việt ra đi từ Làng Mai *

Chân dung thầy Trương Quang Đệ – Ảnh: ST

Trước hết, đó là hai bài viết nhắc đến thân phụ tác giả – ông Trương Quang Phiên, từng là Chủ tịch tỉnh Quảng Trị từ năm 1948; các bài viết không chỉ là kỷ niệm riêng quý giá mà còn giúp thế hệ hậu sinh hiểu thêm về những tháng năm Quảng Trị bắt đầu cuộc kháng chiến lần thứ nhất từ hơn 70 năm trước.

Bài “Kể chuyện ngày xưa” cho chúng ta biết một sự kiện ở Quảng Trị đầu năm 1947, khi mặt trận vỡ, Pháp từ Huế tiến ra Đông Hà, tàu chiến chuẩn bị đổ quân vào Cửa Việt. Câu chuyện tác giả nghe nhà thơ Lương An kể lại. (thời đầu chống Pháp, nhà thơ Lương An là Trưởng văn phòng Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Trị). Có một công việc cấp bách phải giải quyết là số phận gần 300 phạm nhân đang bị giam trong nhà lao.

Trong khi không it người lo lắng nếu số phạm nhân này rơi vào tay giặc thì rất nguy hiểm, nên “Cần phải làm gọn thôi!” thì ông Phiên (lúc đó là Phó Chủ tịch tỉnh) “cả gan” đề nghị phóng thích, “nếu ai trong bọn họ làm gì phản dân hại nước thì các anh đem tôi ra xử tội”. Ông dám nói thế, vì đã hỏi kỹ cán bộ phụ trách trại giam, biết số phạm nhân không có tội gì rõ ràng – ví như chỉ là lái xe, đầu bếp … trong các gia đình có quan hệ với Pháp, lúc chúng còn chiếm Quảng Trị. Thật may mắn là Chủ tịch tỉnh lúc đó đồng tình với ý kiến của ông Phiên nên đã cứu được không ít sinh mạng. Quả nhiên, sau khi được thả, có một số người “tình nguyện ở lại nhận nhiệm vụ giúp cơ quan tỉnh di chuyển đồ đạc. Ông Phiên chọn 10 người nguyên là dân đào vàng vào việc khuân vác đồ đạc và chọn 3 người dân tìm trầm vào việc tìm kiếm các con đường rừng thuận tiện”.

Sự kiện thoạt nghe như “thiếu cảnh giác” này gợi chúng ta nghĩ đến chính sách đại đoàn kết dân tộc, thể hiện tính nhân văn cao đẹp của Chính phủ cụ Hồ thời kỳ đầu sau Cách mạng Tháng 8 qua việc mời cựu hoàng Bảo Đại làm “Cố vấn” Chính phủ và trợ cấp cho hoàng gia thời gian họ còn ở lại Huế.

Câu chuyện thứ hai xảy ra năm 1948, khi ông Phiên vừa nhận chức Chủ tịch tỉnh vài tháng. Lúc đó tác giả còn ở với ông tại chiến khu Ba Lòng nên biết rõ sự việc. Một ngày, đội cảnh vệ dẫn “6 cụ già, dáng thanh cao, nho nhã, ăn bận theo lối cổ” đến gặp Chủ tịch. Đó là 6 vị quan to Triều Nguyễn, những Thượng thư, Tham tri, Tuần vũ, Án sát không chịu theo giặc, sống ở quê cũng không yên, nghe tiếng Chủ tịch là người khoan dung độ lượng, nên tìm đến nương náu vùng kháng chiến và sẵn sàng nhận công việc được giao phó. Trong điều kiện những ngày đầu kháng chiến ở chiến khu rất khó khăn, ông Phiên đã sắp xếp “để các cụ ở tạm nhà khách của tỉnh, cũng là một túp lều tranh khuất trong một lùm cây rậm…

Những ngày sau đó ông Phiên và toàn bộ nhân sự của Ủy ban tỉnh dốc sức tìm mọi cách đảm bảo cho các vị khách đặc biệt này một cuộc sống không đến nỗi quá gian khổ…”. Các cụ rất phấn khởi được giao một công việc thích hợp là phân loại, đánh giá tài liệu chữ Hán, chữ Pháp mà tỉnh đang lưu giữ.

Nhưng “Cuộc sống vui vẻ trôi chảy được khoảng hai tuần thì các cụ nhất loạt bị bệnh sốt rét quật ngã”. Khi người y sĩ giàu kinh nghiệm với ít thuốc hiếm hoi không cứu vãn được tình thế, sau một đêm gần như thức trắng đắn đo, suy tính, ông Phiên đành phải viết lá thư gửi “Ngài Nguyễn Hoài” – cựu Đốc học Quảng Trị, hiện là Tỉnh trưởng Quảng Trị (đã bị Pháp tái chiếm) mà ông từng biết là một người tốt, đề nghị ông ta giúp đỡ để Ủy ban kháng chiến có thể chuyển các cụ vào điều trị tại bệnh viện tỉnh trong vùng bị tạm chiếm.

Ba hôm sau, theo thỏa thuận hai bên “hai chiếc thuyền chở các vị thượng quan cũ xuôi dòng từ Ba Lòng về thị xã. Đi theo các cụ có 4 vệ sĩ và 1 y tá […] Dân chúng quanh bến tò mò muốn biết các cụ là ai mà bên này bên kia rầm rộ đưa đón như vậy…” Có thể nói, đây là một cảnh hiếm có và chưa mấy người biết. Bà con càng ngạc nhiên khi “đến bữa ăn trưa, các cụ từ chối mâm cơm thịnh soạn toàn món ngon của quân ông Hoài chuẩn bị. Các cụ tỉnh bơ ngồi quanh một chiếc bàn nhỏ, lấy mo cơm nắm muối vừng mang sẵn từ chiến khu về và ung dung ăn một cách ngon lành…”.

Các bài viết trong cuốn sách gắn với Quảng Trị còn có câu chuyện về “Bài thơ khóc con” cũng của ông Trương Quang Phiên – lúc đó, năm 1947, ông Phiên đang ở chiến khu, không biết con gái ông đau ốm và qua đời khi mới 16 tuổi; nhưng buổi trưa, sau ngày chị mất, bỗng có một con bướm lượn mãi quanh ông… Vì thế mà bài thơ được khắc vào bia dựng trước mộ chị có câu: “Khí thiêng hồn bướm lượn quanh người”… Tác giả nhắc lại bài thơ của thân phụ, “một đệ tử trung kiên của chủ nghĩa duy vật” để bàn về vấn đề khoa học tâm linh đang được giới nghiên cứu vật lý hiện đại quan tâm: mối liên hệ giữa vật chất và ý thức…

Cuốn sách còn hai bài viết về hai người con của Quảng Trị đã có không ít cống hiến về văn học và giáo dục nhưng nhiều người chưa biết: Đó là nhà văn Nguyễn Khắc Thứ và thầy Trần Văn Hối – từng là Trưởng khoa Văn Đại học sư phạm Huế suốt 15 năm – cùng thời gian ông Trương Quang Đệ làm Trưởng khoa Ngoại ngữ cũng ở ngôi trường này.

Nhân ngày Xuân, xin dành phần cuối bài báo này cho “Thơ Xuân ngày xưa”. Đó là câu chuyện tác giả nhớ lại hồi “năm 41-42 thế kỷ trước, 4 vị thân sĩ Quảng Trị họp mặt mừng Xuân làm thơ xướng họa…”. Cụ Bích Hồ – Hoàng Hữu Dực, thân phụ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường làm “bài xướng” như sau:

“Xuân qua xuân lại ngó đã lanh / Bốn mốt năm nay tính tuổi mình / Bạn với làng thì nên múa bút / Chơi cùng khách rượu thử nghiêng bình / Thân tuy chen chúc đường xe ngựa / Lòng chẳng ân cần chốn lợi danh / Trót nợ áo cơm chưa chút trả / Phải đem tấc đỏ hẹn ngày xanh.”

Không thể dẫn hết 3 “bài họa”, các cụ cũng chẳng cần chi “lợi danh” nữa, nhưng xin phép nêu tên tác giả đã họa thơ theo cách gọi “ngày xưa” (tên hiệu kèm tên tục): Đó là cụ Hàm Quang – Hoàng Hữu Cảnh (thân phụ iệt sĩ Hoàng Hữu Quế); cụ Hồ Ngọc Thâm (thân phụ giáo sư Hồ Ngọc Đại) và người thứ ba là cụ Tiên Việt Giạ Nhân – Trương Quang Phiên.

Trong mảng lớn của cuốn sách – có thể gọi là “Nhàn đàm” về văn học nghệ thuật, với vốn kiến thức Đông-Tây-Kim-Cổ uyên bác, tác giả không chỉ giúp bạn đọc hiểu thêm rất nhiều tác phẩm thuộc loại kinh điển, mà còn “dẫn dụ” chúng ta sống lại những ngày tháng… lãng mạn thuở thanh xuân. Tôi rất ngạc nhiên khi đọc chùm bài về các ca khúc “ngày xưa” mà mình cũng yêu thích, đến mức tôi đã nhẩm hát khi đưa mắt theo từng dòng chữ. “Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối / Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu…”

Nhưng thôi, để các bạn còn tìm sách đọc; để chứng tỏ tôi không “trạng” kiểu Vĩnh Hoàng khi nói rằng người con “làng Mai” lên tuổi 90 vẫn thông tuệ và tràn sức sống thanh xuân…

Nguyễn Khắc Phê

Nguồn

Cùng chủ đề

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở VH, TT&DL

Sáng nay 27/11, Ban Văn hóa - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) để nghe báo cáo nội dung 3 tờ trình chuẩn bị cho kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc.Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu...

Nỗ lực thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã phát triển chăn nuôi, cho con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và dần thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.Bà Nguyễn Thị Hương (vợ CCB Nguyễn Xuân Lai) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu...

Thu nhập khá từ nghề làm mắm

Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm ra, ai cũng tấm tắc ngợi khen. “Như một duyên nợ, tôi bắt đầu làm mắm từ 7 năm trước và gắn bó với nghề cho đến hôm nay. Công việc này không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá mà còn tạo cho tôi niềm vui, sự...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Huda nâng tầm trải nghiệm của người dân với nhiều hoạt động bùng nổ hè 2024

Mùa hè 2024 là một dịp đầy ý nghĩa với Huda. Không chỉ tiếp tục thổi nguồn năng lượng tích cực, trẻ trung và tươi mới cho mảnh đất miền Trung thân yêu, Huda còn ra mắt sản phẩm mới với hương vị độc đáo. Bên cạnh đó, tận dụng thế mạnh về chất lượng được bảo chứng tại miền Trung trong hơn 3 thập kỷ, Huda chính thức giới thiệu các dòng sản phẩm của mình vào thị...

Cùng tác giả

Thống nhất đề xuất HĐND tỉnh ban hành giá dịch vụ y tế mới

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Quỹ Thiện Tâm – Báo Quảng Trị: Trao 130 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường THPT Chu Văn An

Sáng nay 28/11, tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Báo Quảng Trị tổ chức trao 130 suất học bổng cho các em học sinh Trường THPT Chu Văn An có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên học tập tốt.Lãnh đạo Báo Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong trao học bổng cho học sinh Trường THPT Chu Văn An - Ảnh: Lê TrườngTrường THPT...

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở Y tế

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS ở Lâm Đồng

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Báo Quảng Trị – Quỹ Thiện Tâm: Trao 130 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường THPT Chu Văn An

Sáng nay 28/11, tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Báo Quảng Trị tổ chức trao 130 suất học bổng cho các em học sinh Trường THPT Chu Văn An có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên học tập tốt.Lãnh đạo Báo Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong trao học bổng cho học sinh Trường THPT Chu Văn An - Ảnh: Lê TrườngTrường THPT...

Cùng chuyên mục

Miên man Xuân Lợi

Không, không phải vì tên tập thơ mà tôi đặt tên bài viết này như vậy. Nhưng cũng đúng là vậy, chính vì câu thơ “nghiêng phía miên man” đã như một ký hiệu cho tôi nhận ra tâm hồn và cảm xúc của tác giả tập thơ. Xuân Lợi như không viết thơ mà anh mượn câu từ cho những rung động của hồn mình chảy thành vần điệu. Mà tâm hồn Xuân Lợi lại rất dễ rung...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất