Powered by Techcity

Trồng rừng ngập mặn cải thiện môi trường sinh thái


Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm phát huy tác dụng chắn sóng, bảo vệ đê điều, chống triều cường, xói lở đất, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở một số vùng ven biển phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trồng rừng ngập mặn cải thiện môi trường sinh thái

Khi bình minh, khung cảnh ở cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong trở nên yên bình, trong lành – Ảnh: N.B

Quảng Trị có vùng bãi ngang và cửa lạch khá rộng lớn phân bổ trải dài theo đường bờ biển khoảng 75 km. Hằng năm, những vùng đất ven biển này thường gánh chịu sự tác động tiêu cực do thiên tai gây ra. Người dân sinh sống ở nơi đây luôn nơm nớp lo âu tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, nước lũ dâng cao cuốn trôi đê điều, tàn phá ruộng đồng, ao hồ, làng mạc. Để giúp người dân nơi đây an tâm sinh sống, tỉnh Quảng Trị đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều tuyến đê biển kiên cố, quy mô và chỉ đạo địa phương đẩy mạnh việc trồng rừng ngập mặn nhằm bảo vệ đê điều, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khi hậu.

Khoảng 10 năm trở lại đây, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan đã tăng cường công tác trồng rừng ngập mặn ở các xã thuộc vùng bãi ngang, cửa lạch trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính riêng từ năm 2015- 2021, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã triển khai hai dự án trồng rừng ngập mặn quy mô đó là:

Dự án Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền với sinh kế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Bến Hải, sông Thạch Hãn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự án Xây dựng mô hình rừng ngập mặn tỉnh Quảng Trị. Dự án Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền với sinh kế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Bến Hải, sông Thạch Hãn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện từ năm 2015-2020.

Mục tiêu của dự án là trồng và phát triển rừng ngập mặn tại khu vực bãi bồi giúp ổn định vùng bãi, sử dụng đa mục tiêu, nâng cao hiệu quả kinh tế biển; tạo và phục hồi các đai rừng ngập mặn để bảo vệ cho sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái ven biển; nâng cao tác dụng chắn sóng bảo vệ đê sông, mở rộng đất đai, bảo vệ sản xuất vùng bãi bồi ngoài đê.

Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về giá trị và tầm quan trọng của trồng rừng bảo vệ, rừng phòng hộ, đặc biệt là tại các vùng xung yếu như đê, kè sông, ven biển ngập triều hướng tới tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển. Dự án này được triển khai trên địa bàn các xã Triệu Độ, Triệu Phước, Triệu An (Triệu Phong) và xã Gio Mai, Trung Hải ( Gio Linh) với tổng diện tích 60,01ha rừng ngập mặn (cây bần chua).

Trồng rừng ngập mặn cải thiện môi trường sinh thái

Rừng bần chua ở thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong vào mùa đơm hoa – Ảnh: N.B

Dự án Xây dựng mô hình rừng ngập mặn tỉnh Quảng Trị, được triển khai từ năm 2017-2021 trên địa bàn xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong. Mục tiêu của dự án là trồng mới 1 ha rừng ngập mặn (cây bần chua) nhằm bảo vệ đê, giảm thiểu thiên tai, sạt lở, xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất vùng bãi bồi ngoài đê. Qua đó nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của trồng rừng cho người dân vùng ven biển.

Sau nhiều năm triển khai dự án trồng rừng ngập mặn, đến nay đã phát huy tác dụng, đem lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho người dân. Bây giờ, dạo quanh một vòng từ xã Triệu Độ đến các xã Triệu Phước, Triệu An rồi ra Gio Mai, Trung Hải sẽ thấy những cánh rừng ngập mặn xanh mướt chạy bao quanh bảo vệ đê điều, ruộng đồng, ao hồ, làng mạc để người dân an tâm sinh sống. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn ở các địa phương trên còn tạo ra hệ sinh thái đa dạng khiến không khí trong lành và môi trường sống lý tưởng cho thủy hải sản, các loài chim sinh sống.

Cù lao Bắc Phước là một vùng đất nằm về phía Bắc của xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, nó được bao quanh bởi hai nhánh sông Hiếu, Thạch Hãn, có tổng diện tích khoảng 4 km2 , với khoảng 330 hộ dân, hơn 1.500 nhân khẩu. Quay ngược lại ba thập niên về trước, cù lao Bắc Phước gắn liền với những bãi sình lầy ngập mặn, người dân nơi đây phải oằn mình gánh chịu sự khắc nghiệt của thiên tai.

Mùa nắng, người dân Bắc Phước phải đối diện với sương muối, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất. Mùa mưa bão, dòng nước lũ từ thượng nguồn ồ ạt đổ về kết hợp với sóng biển, triều cường dâng cao khiến cù lao chìm trong biển nước. Sau mỗi trận lũ, người dân Bắc Phước lại phải huy động nhân công để đắp, vá đê biển, làm lại đường giao thông. Điệp khúc ấy cứ lặp đi, lặp lại từ mùa bão lũ năm này sang năm khác và đất đai giữa cù lao cứ thế trôi dần ra biển cả mênh mông.

Năm 2006, tuyến đê biển ở thôn Bắc Phước được xây dựng hoàn thành với tổng chiều dài 7,8 km và lập tức phát huy được tác dụng chắn sóng, ngăn mặn giữ ngọt, chống lại triều cường, xói lở đất, bảo vệ làng mạc. Để bảo vệ đê biển trước sự tàn phá của thiên nhiên, từ năm 2010-2021, các cơ quan chức năng đã liên tiếp cho trồng cây bần chua bao quanh lấy cù lao Bắc Phước nhằm tạo ra bức tường xanh ngăn sóng dữ.

Đê biển kết hợp với rừng bần chua đã hạn chế gần như tối đa sự tác động của sóng biển, nước lũ, triều cường, tăng cường khả năng lắng đọng phù sa, ngăn mặn giữ ngọt, cải thiện môi trường sinh thái và giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Nhờ đó mà việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở Bắc Phước ngày càng thuận lợi, gần 120 ha đất sản xuất nông nghiệp và trên 150 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng rừng ngập mặn cải thiện môi trường sinh thái

Hoàng hôn ở rừng bần chua cù lao Bắc Phước – Ảnh: N.B

Từ những năm 2015-2017, khi rừng bần chua ở Bắc Phước bắt đầu vươn lên cao giữa những đầm nuôi thủy sản ven biển, lá và tán cây che chắn được gió Đông từ biển thổi vào thì đàn cò tìm về trú ngụ, sinh sống nơi đây ngày một nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống rễ của những cây bần chua là môi trường sống rất lý tưởng của các loài tôm, cá nhỏ. Và mỗi khi thủy triều rút xuống, trong lớp lớp rễ cây bần chua đan xen vào nhau luôn sót lại nhiều sinh vật, phù du, tôm, cá nhỏ. Đó là nguồn thức ăn dồi dào mà thiên nhiên ban tặng cho đàn cò trắng nơi đây.

Dần dần về sau này, đàn cò làm tổ, sinh sản nhanh nên số lượng đã tăng lên hàng nghìn con và luôn được UBND xã Triệu Phước, Ban cán sự thôn, người dân Bắc Phước cùng nhau chung tay bảo vệ. Thời gian gần đây, ở rừng ngập mặn, ngoài đàn cò trắng hàng nghìn con thì còn có rất nhiều loài chim khác cũng tìm về trú ngụ, sinh sống dài lâu như: vạc, cu gáy, diệc, sáo… tạo nên một quần thể sinh học đa dạng, phong phú.

Bên cạnh đó, những năm trở lại đây, rừng ngập mặn ở các xã Triệu Độ, Triệu An (huyện Triệu Phong) và xã Gio Mai, Trung Hải (huyện Gio Linh) cũng đã phát huy tích cực hiệu quả chắn sóng, bồi lắng phù sa, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đem đến cuộc sống ấm no cho nhiều người dân vùng bãi ngang, cửa lạch…

Nhơn Bốn



Nguồn: https://baoquangtri.vn/trong-rung-ngap-man-cai-thien-moi-truong-sinh-thai-189475.htm

Cùng chủ đề

Huyện Triệu Phong đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhì và Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Tối 15/11, huyện Triệu Phong long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào...

Nỗ lực thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã phát triển chăn nuôi, cho con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và dần thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.Bà Nguyễn Thị Hương (vợ CCB Nguyễn Xuân Lai) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu...

Họp báo về kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng huyện Hải Lăng

Chiều nay 14/11, huyện Hải Lăng tổ chức họp báo về kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Hải Lăng. Lãnh đạo các đơn vị liên quan; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí trung ương, báo ngành và địa phương tham dự.Tại buổi họp báo, lãnh đạo huyện Hải Lăng khái quát chặng đường phát triển của huyện từ sau ngày Hải Lăng hoàn toàn giải phóng 19/3/1975 đến nay; những thành tựu nổi bật và...

Họp báo kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng huyện Hải Lăng

Chiều nay 14/11, huyện Hải Lăng tổ chức họp báo kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Hải Lăng. Đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan, lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí trung ương, báo ngành và địa phương đến dự.Tại buổi họp báo, lãnh đạo huyện Hải Lăng đã khái quát chặng đường phát triển của huyện từ sau ngày Hải Lăng hoàn toàn giải phóng 19/3/1975 đến nay; những thành tựu nổi...

Giải quyết vướng mắc giải phóng mặt bằng các dự án ở huyện Gio Linh và Khu đô thị Nam Cửa Việt giai đoạn...

Sáng nay 14/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và huyện Gio Linh để giải quyết những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện, tình hình triển khai Dự án Khu đô thị Nam Cửa Việt giai đoạn 1.Phó Chủ tịch...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển mưa rét vào đầu tuần

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn lực của trung ương, địa phương.Hồ Văn Sống (thứ 2 từ trái sang) ở thôn...

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thành lập các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản...

Tích cực nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, vận hành lưới điện

Những năm qua Công ty Điện lc Quảng Tr (PC Quảng Trị) đã tích cực nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực tự động hóa công tác vận hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng lưới điện, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ khách hàng, góp phần nâng cao hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty.Một số hình ảnh mất an toàn lưới điện...

Góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện, đường xã giúp huyện Hải Lăng khai thác các tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt giúp huyện hoàn thành tiêu chí về giao thông, góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm...

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

HÀ SỸ ĐỒNG, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng TrịPhát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng xác định:“Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng...

Nỗ lực thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã phát triển chăn nuôi, cho con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và dần thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.Bà Nguyễn Thị Hương (vợ CCB Nguyễn Xuân Lai) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu...

Biến rác thải thành tài nguyên

Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu, sản xuất thành công hơn 300 tấn thức ăn hỗn hợp vi sinh, hơn 50 tấn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Đây là sản phẩm mà anh Vương dày công thực...

Quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch OCOP

Mới đây, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh vừa tổ chức hội thảo tham vấn cộng đồng đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê tại Quảng Trị và công bố sản phẩm du lịch Khe Sanh coffee tour. Mô hình được đánh giá là hướng đi mới, nhiều tiềm năng phát triển để trở thành sản...

Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2024; Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024”; Thông tư số 8/2024/TTBTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản...

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Đông Hà

Công tác đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng đất được đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cấp lần đầu; cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thực hiện các quyền của người sử dụng đất và tăng cường công tác quản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất